Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41-TTGD

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 1962

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 41-TTGD NGÀY 06-09-1962 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN VIỆC CÔNG NHẬN GIÁO VIÊN CHƯA TOÀN CẤP LÊN TOÀN CẤP

Tại Thông tư số 3437/PCB ngày 24-8-1956 Bộ đã quy định tiêu chuẩn và thể thức công nhận giáo viên lên dạy cấp trên. Đến nay nhiều giáo viên qua quá trình giảng dạy tốt đã được công nhận giáo viên toàn cấp. Nhưng do yêu cầu phát triển các cấp học phổ thông ngày càng lớn, khả năng đào tạo của các Trường sư phạm có hạn, các địa phương đã tiếp tục đề bạt khá đông giáo viên lên dạy kế cấp trên và hiện nay một số lớn giáo viên chưa được xét công nhận toàn cấp.

Thực hiện chủ trương không ngừng nâng cao chất lượng của ngành. Bộ quy định thống nhất các tiêu chuẩn công nhận giáo viên lên dạy cấp trên và thể thức tiến hành như sau :

I- ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XÉT CÔNG NHẬN

1- Giáo viên cấp 1 toàn cấp :

- Đã học hết chương trình lớp 7 phổ thông hay bổ túc văn hoá đã tốt nghiệp, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

- Đã dạy lớp 3, 4 được 3 năm trong đó có dạy lớp 4 ít nhất 1 năm. Nếu đã dạy lớp 1, 2 từ 2 năm trở lên, sau đó đưa lên dạy 3,4 thì thời gian dạy 3, 4 phải được 2 năm trong đó có dạy lớp 4 ít nhất 1 năm.

2- Giáo viên cấp 2 toàn cấp :

- Đã tốt nghiệp lớp 10 phổ thông, hoặc tốt nghiệplớp 9 phổ thông theo hệ phổ thông 9 năm. Nếu học Bổ túc văn hoá thì phải tốt nghiệp lớp 10 phần khoa học xã hội đối với giáo viên dạy xã hội hoặc phần khoa học tự nhiên đối với giáo viên dạy tự nhiên.

- Đã dạy cấp 2 ít nhất được 2 năm, trong đó ít nhất có 1 năm dạy đến lớp 7.

Riêng đối với giáo viên tốt nghiệp lớp sư phạm Trung cấp 1 năm (năm học 1959 - 1960) điều kiện để xét là phải qua lớp bồi dưỡng hè đạt yêu cầu và dạy cấp 2 được 2 năm.

Đối với giáo viên cấp 2 tốt nghiệp sư phạm trung cấp hàm thụ thì điều kiện để xét công nhận là đã dạy 2 năm ở cấp 2.

3- Giáo viên cấp 3 toàn cấp :

Đã tốt nghiệp Đại học sư phạm hàm thụ và đã dạy cấp 3 hai năm.

Riêng đối với giáo viên có bằng tú tài toàn phần, bằng cử nhân, đã ở trong ngành lâu từ thâm niên 3 trở lên, đã dạy 2 năm ở cấp 3 cũng được xét công nhận, (thâm niên tính đến ngày 1-5-1960).

II- TỔ CHỨC CÔNG NHẬN GIÁO VIÊN TOÀN CẤP

- Đối với việc công nhận giáo viên cấp 1 toàn cấp :

- Ở mỗi huyện sẽ thành lập một Hội đồng gồm trưởng hoặc Phó Phòng giáo dục huyện, 1 hay 2 giáo viên trường sư phạm cấp 1. Hiệu trưởng cấp 1 hoặc 1 hay 2 giáo viên phổ thông cấp 1 toàn cấp chọn trong số giáo viên dạy giỏi và có nhiều kinh nghiệm trong huyện, 1 đại diện Công đoàn giáo dục Huyện.

Hội đồng này sẽ do Ty cử và được Uỷ ban hành chính Tỉnh duyệt.

Hội đồng sẽ căn cứ vào nhận xét của Hội đồng nhà trường, vào kết quả giảng dạy qua các hồ sơ đi kiểm tra của Huyện, của Ty mà xét công nhận.

- Nếu không có hồ sơ Hội đồng sẽ không xét.

Biên bản của Hội đồng gửi về Ty để xét và trình Uỷ ban hành chính Tỉnh duyệt và ra quyết định công nhận.

- Đối với việc công nhận giáo viên cấp 2 và cấp 3 toàn cấp :

- Ở mỗi khu, thành, tỉnh sẽ thành lập một Hội đồng gồmChánh hoặc Phó Giám đốc Sở, trưởng hoặc phó Ty, đại diện Công đoàn giáo dục Khu, Thành, Tỉnh, Hiệu trưởng , Hiệu phó hoặc giáo viên Trường sư phạm cấp II giỏi về chuyên môn, Hiệu trưởng, hiệu phó trường phổ thông cấp 2, 3 hoặc giáo viên phổ thông cấp 2, 3 toàn cấp (tuỳ đối tượng xét công nhận) dạy giỏi và có nhiều kinh nghiệm.

Hội đồng này do Uỷ ban hành chính Khu, Thành, Tỉnh chỉ định.

Riêng khu Tự trị Việt Bắc, việc công nhận giáo viên cấp 3 sẽ do Hội đồng ở Khu xét, việc công nhận giáo viên cấp 2 sẽ do Hội đồng ở Tỉnh xét.

- Hội đồng sẽ căn cứ vào nhận xét của Hội đồng Nhà trường, vào kết quả giảng dạy qua các hồ sơ kiểm tra của Ty mà xét công nhận. Không có hồ sơ Hội đồng sẽ không xét.

Biên bản của Hội đồng sẽ trình Uỷ ban Hành chính Khu, Thành, Tỉnh duyệt và ra quyết định công nhận.

Đối với giáo viên cấp I tốt nghiệp hàm thụ Sư phạm trung cấp hay cấp II tốt nghiệp hàm thu Đại học Sư phạm, vẫn tiép tục dạy ở cấp mình đang dạy thì chưa xét công nhận giáo viên toàn cấp của cấp trên. Đứng về chính sách lương đối với các giáo viên này, Bộ sẽ có quy định sau. Giáo viên chưa toàn cấp được điều động về công tác ở Phòng, Huyện, Ty, Sở hay Bộ, đủ điều kiẹn về văn hoá và thâm niên đã nêu trên cũng không xét công nhận là giáo viên toàn cấp vì thực tée anh chị em không tham gia giảng dạy, nhưng về quyền lợi vật chất sẽ được xét để xếp vào một mức lương của cán bộ nghiên cứu tương đương với giáo viên toàn cấp nếu có khả năng.

Đối với giáo viên và cán bộ công tác ở phòng Huyện, ty, Sở hay Bộ tốt nghiệp hàm thụ Sư phạm trung cấp và Đại học Sư phạm cũng không xét công nhận giáo viên toàn cấp. Sau khi tốt nghiệp, qua một thời gian công tác, nếu xét có nhiều tiến bộ, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn thì thủ trưởng cơ quan có thể giao nhiệm vụ mới và trên cơ sở âý sẽ xét để xếp lại lương cho thoả đáng.

Nếu được điều động về trường làm giáo viên thì sẽ theo sự phân công và khả năng giảng dạy mà xét công nhận.

Thông tư này bắt đầu thi hành từ niên khoá 1962-1963 và áp dụng cho cả giáo viên quốc lập và dân lập.

Nguyễn Văn Huyên

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 41-TTGD năm 1962 hướng dẫn việc công nhận giáo viên chưa toàn cấp lên toàn cấp do Bộ Giáo dục ban hành

  • Số hiệu: 41-TTGD
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/09/1962
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
  • Người ký: Nguyễn Văn Huyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 41
  • Ngày hiệu lực: 05/09/1962
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản