Chương 1 Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông là việc tổ chức hướng dẫn phương tiện thủy đi lại trong các tình huống bất lợi nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông.
2. Chống va trôi là thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình.
3. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.
4. Cứu nạn là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
2. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi khi thi công, sửa chữa công trình trên đường thủy nội địa, khai thác tài nguyên, trục vớt, thanh thải vật chướng ngại có ảnh hưởng đến hoạt động an toàn giao thông đường thủy.
3. Điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi đột xuất, khi xuất hiện một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm:
a) Có sự cố, tai nạn giao thông đường thủy;
b) Qua khu vực khan cạn kích thước đường thủy không đảm bảo cấp kỹ thuật quy định;
c) Trong các trường hợp phòng chống bão lũ, thiên tai; hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập hoặc bảo đảm an ninh quốc phòng;
d) Theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tùy theo điều kiện hạn chế của đường thủy nội địa, công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi được tổ chức bằng các biện pháp phù hợp theo quy định sau:
1. Bằng báo hiệu đường thủy nội địa khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≤ 200 mét;
2. Bằng 1 trạm điều tiết khống chế khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế > 200 mét và < 500 mét;
3. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế khi:
a) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≥ 500 mét;
b) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với tĩnh không hạn chế của các công trình vượt sông ≤ 2/3 tĩnh không công trình theo quy định.
4. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế và bố trí thêm 1 trạm điều tiết khống chế trung tâm trong trường hợp thi công các hạng mục công trình nằm trong luồng chạy tàu có thời gian thi công kéo dài hơn 5 ngày.
Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 40/2010/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 89 đến số 90
- Ngày hiệu lực: 14/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
- Điều 4. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
- Điều 5. Nội dung công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
- Điều 6. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
- Điều 7. Nội dung công tác chống va trôi
- Điều 8. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
- Điều 9. Phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện