Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4-BXD/KTQH | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1997 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 4-BXD/KTQH NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 36/CP NGÀY 24/4/1997 CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VIỆC LẬP, XÉT DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT, QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH VÀ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾT KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH THUỘC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
Căn cứ "Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao" được ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ;
Căn cứ "Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị" được ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ; "Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng" được ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ; Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng; Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao (gọi chung và viết tắt là KCN), quản lý xây dựng KCN theo quy hoạch và thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc các dự án đầu tư vào KCN, như sau:
I. LẬP, XÉT DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG KHU KCN THEO QUY HOẠCH
1. Lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết KCN:
1.1. Quy hoạch chi tiết KCN được duyệt là một trong những cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư và xây dựng KCN.
1.2. Quy hoạch chi tiết KCN phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các KCN, quy hoạch chung xây dựng đô thị, hoặc các KCN được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500-1/2.000 tuỳ thuộc vào quy mô KCN, trong đó phải phân chia và quy định cụ thể chức năng các khu đất dành để xây dựng các công trình công nghiệp khác nhau; trung tâm dịch vụ công cộng; khu cây xanh; dịch vụ kỹ thuật KCN; mạng lưới đường giao thông và các công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp năng lượng, cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc); quy định việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm an toàn phòng cống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
Những chỉ tiêu được sử dụng để lập quy hoạch chi tiết KCN phải tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy phạm và pháp luật của Nhà nước. Trường hợp sử dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài thì phải được Bộ xây dựng chấp thuận.
1.3. Hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết KCN gồm:
a/ Phần tài liệu viết:
- Tờ trình;
- Thuyết minh tổng hợp;
- Thuyết minh tóm tắt;
- Dự thảo Điều lệ quản lý xây dựng KCN theo quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục số 1);
b/ Phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí đất KCN, tỷ lệ 1/5.000-1/10.000;
- Bản đồ đánh giá hiện trạng và quỹ đất xây dựng, tỷ lệ 1/500-1/2.000;
- Sơ đồ cơ cấu quy hoạch (tối thiểu có 2 phương án để so sánh lựa chọn), tỷ lệ 1/5.000;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai, tỷ lệ 1/500-1/2.000, trong đó xác định ranh giới từng khu đất và lô đất theo tính chất, chức năng sử dụng đối với đất xây dựng các loại xí nghiệp công nghiệp, công trình dịch vụ công cộng, đường giao thông, khu cây xanh, công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng...; các yêu cầu về quản lý sử dụng đất (tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất,...), tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan;
- Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN, tỷ lệ 1/500-1/2.000 (có kèm theo các bản vẽ thiết kế chi tiết) gồm: hệ thống giao thông chính trong và ngoài KCN; san nền, thoát nước mưa; cấp năng lượng, cấp nước; thoát nước bẩn; thu gom và xử lý chất thải; thông tin...;
- Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/500-1/2.000;
- Bản đồ cắm mốc chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng các tuyến đường, tỷ lệ 1/500-1/2.000;
- Sơ đồ phân đợt đầu tư và xây dựng, tỷ lệ 1/500-1/2.000;
Đối với KCN có diện tích lớn hơn 200 ha thì quy hoạch thi tiết được lập trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000; đối với KCN có diện tích nhỏ hơn 200 ha, thì quy hoạch chi tiết được lập trên bản đồ tỷ lệ 1/500-1/1.000.
1.4. Tổ chức việc lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết KCN:
- Ban quản lý KCN cấp tỉnh nơi có KCN chịu trách nhiệm cung cấp yêu cầu, nội dung lập quy hoạch chi tiết KCN theo đề nghị của Công ty phát triển hạ tầng KCN.
- Công ty phát triển hạ tầng KCN là chủ đầu tư dự án xây dựng và kinh hoanh kết cấu hạ tầng của KCN chịu trách nhiệm tổ chức việc lập quy hoạch chi tiết KCN trình Ban quản lý KCN và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có KCN thông qua và trình Bộ xây dựng phê duyệt.
- Quy hoạch chi tiết KCN phải do một tổ chức chuyên môn của Việt Nam được Nhà nước công nhận lập. Trường hợp tổ chức tư vấn nước ngoài lập quy hoạch chi tiết KCN, thì phải được Bộ xây dựng cho phép và tổ chức tư vấn nước ngoài đó phải liên doanh với tổ chức chuyên môn của Việt Nam.
- Khi lập quy hoạch chi tiết KCN, tổ chức chuyên môn lập quy hoạch chi tiết phải làm việc với các cơ quan hữu quan để thoả thuận trước những vấn đề liên quan đến quy hoạch chi tiết KCN về giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ); an ninh quốc phòng; nguồn cấp năng lượng, cấp nước; nước thải, vệ sinh môi trường; phòng chống cháy nổ; bảo tồn, tôn tạo các di tích, kiến trúc, danh lam thắng cảnh.
2. Quản lý xây dựng KCN theo quy hoạch chi tiết được duyệt:
2.1. Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng và quản lý KCN (Ban quản lý KCN, doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp dịch vụ KCN, tổ chức tư vấn xây dựng, các tổ chức, cá nhân thầu xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan) phải tuân thủ quy hoạch chi tiết KCN được duyệt.
2.2. Trường hợp quy hoạch chi tiết khu công nghiệp được duyệt, nếu cần điều chỉnh một trong những nội dung sau, thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận:
a/ Vị trí, quy mô, tính chất, ranh giới của KCN;
b/ Tính chất ranh giới của từng khu chức năng trong KCN, gồm khu các xí nghiệp công nghiệp; khu trung tâm dịch vụ công cộng và khu cây xanh sử dụng chung;
c/ Những chỉ tiêu chính về quản lý sử dụng đất như: tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tỷ lệ cây xanh công cộng, tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan...
d/ Cao độ nền khống chế;
e/ Mạng lưới các công trình kỹ thuật hạ tầng chủ yếu:
- Các tuyến đường giao thông chính trong KCN, mặt cắt ngang đường chính, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, cốt khống chế tuyến đường, hành lang và cao độ các công trình kỹ thuật ngầm, các nút giao cắt các loại đường;
- Đặc trưng kỹ thuật của hệ thống cấp năng lượng, cấp thoát nước và công trình kỹ thuật đầu mối (đường kính, chiều dài, độ dốc, quy mô, công suất, cốt công trình v.v...); hướng thải nước mưa, nước bẩn; vị trí và diện tích các công trình kỹ thuật đầu mối (trạm xử lý nước bẩn, khu xử lý rác...);
- Những quy định về các khu bảo vệ và khoảng cách ly an toàn giữa các xí nghiệp công nghiệp với công trình thuỷ lợi, đê điều; công trình giao thông, (đường sắt, thuỷ, bộ, sân bay); tuyến điện cao áp;
f/ Những quy định về khoảng cách ly vệ sinh giữa các cụm xí nghiệp công nghiệp có tính chất khác nhau; giữa xí nghệp công nghiệp với khu dân cư, công trình cấp nước (nguồn, nhà máy), trạm bơm, trạm xử lý chất thải, bãi rác, nghĩa trang;
g/ Những quy định về phòng chống cháy nổ;
h/ Những quy định về bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh;
2.3- Ban quản lý KCN có quyền cho phép các chủ đầu tư điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy hoạch chi tiết KCN được duyệt, như sau;
- Diện tích khu đất cho dự án đầu tư mà không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất;
- Đường nội bộ trong các khu chức năng KCN;
- Tuyến nhánh cấp năng lượng, cấp nước, thông tin;
- Vị trí các cơ sở hạ tầng xã hội trong KCN như: công trình y tế, văn hoá, thương nghiệp, dịch vụ công cộng;
- Vị trí các khu cây xanh, công viên, mặt nước.
2.4. Giới thiệu, thoả thuận địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch.
Căn cứ vào quy hoạch chi tiết KCN được duyệt, Ban quản lý KCN cấp tỉnh có trách nhiệm giới thiệu, thoả thuận địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đơn xin thoả thuận địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch và chứng chỉ quy hoạch được lập theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.
II- THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT (TKKT) CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG KCN.
1.1- Cơ quan thẩm định:
- Bộ Xây dựng thẩm định, chấp thuận TKKT công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A;
- Sở xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm định TKKT các công trình xây dựng thuộc dự án nhóm B và trình UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định chấp thuận.
1.2- Nội dung hồ sơ TKKT trình thẩm định:
Chủ đầu tư nộp trực tiếp cho cơ quan thẩm định 03 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:
- Đơn trình thẩm định theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này; - Các văn bản xác định tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế theo mục 3.1.1 của Thông tư 01/BXD-CSXD ngày 15/4/1997;
- Tài liệu TKKT.
+ Thuyết minh tổng hợp thiết kế công trình xây dựng kèm theo các số liệu khảo sát về khí hậu, địa chất, môi trường, ... bản kê tiêu chuẩn nước ngoài dùng trong thiết kế đã được Bộ Xây dựng chấp thuận, bản kê chương trình phần mềm vi tính để thiết kế công trình;
+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình và bố trí dây truyền công nghệ; + Bản vẽ chính về kiến trúc của công trình: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt;
+ Bản vẽ kết cấu chính và nền móng công trình;
+ Bản vẽ bố trí mặt bằng, các mặt cắt dọc kèm theo các thông số chính của hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN hoặc một phần KCN theo tiến độ đầu tư khai thác KCN (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng);
+ Bảo sao Giấy phép đầu tư, Quyết định cho thuê đất, các văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
+ Báo cáo thẩm tra TKKT của tổ chức tư vấn.
1.3- Nội dung thẩm định TKKT được thực hiện theo Điều 84 của Nghị định số 12/CP của Chính phủ, gồm:
- Tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế;
- Sự tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế xây dựng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài được Bộ Xây dựng chấp thuận;
- Sự phù hợp của TKKT về kiến trúc, quy hoạch với quy hoạch chi tiết KCN và báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được duyệt;
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về an toàn công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;
Thời gian thẩm định là 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ TKKT trình thẩm định. Báo cáo về việc thẩm định TKKT và Quyết định chấp thuận TKKT được lập theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.
2- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư trong nước:
2.1- Cơ quan thẩm định:
- Bộ Xây dựng thẩm định, chấp thuận TKKT công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A;
- Sở Xây dựng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định TKKT công trình xây dựng thuộc dự án nhóm B và C và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định chấp thuận;
2.2- Hồ sơ TKKT trình thẩm định:
a) Phần tài liệu viết:
- Đơn trình thẩm định TKKT được lập theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này;
- Tóm tắt dự án đầu tư, bản sao văn bản phê duyệt dự án, quyết định chủ thuê đất.
- Các bản sao văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
- Báo cáo thẩm tra TKKT của tổ chức tư vấn;
- Danh mục các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng thiết kế mẫu được sử dụng, bản kê chương trình phần mền vi tính để thiết kế công trình;
- Thuyết minh tổng hợp TKKT, gồm:
+ Về kiến trúc: giải pháp và các thông số chính về kiến trúc công trình;
+ Về kết cấu: giải pháp và các thông số về kết cấu chịu lực chính, nền móng, có bản tính kết cấu chính kèm theo;
+ Về hệ thống công trình kỹ thuật: các giải pháp và thông số chính về cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông gió, chiếu sáng, âm thanh, thông tin, tín hiệu, báo cháy, chữa cháy, điều khiển tự động;
- Tài liệu khảo sát về địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn, khí tượng và động đất ở khu vực xây dựng;
b) Phần bản vẽ:
- Bản vẽ tổng mặt bằng bố trí dây chuyền công nghệ;
- Bản vẽ chính về kiến trúc công trình: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt;
- Bản vẽ kết cấu chính và nền móng công trình;
- Các bản chính về hệ thống kỹ thuật trong công trình: cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông gió, chiếu sáng, thông tin;
- Bản vẽ bố trí mặt bằng, các mặt cắt dọc kèm theo các thông số chính của hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN hoặc một phần KCN theo tiến độ đầu tư khai thác KCN (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng);
2.3- Nội dung thẩm định TKKT:
- Tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế;
- Sự phù hợp của TKKT với dự án đầu tư được duyệt;
- Sự phù hợp của TKKT về mặt kiến trúc, quy hoạch với quy hoạch chi tiết KCN được duyệt.
- Sự phù hợp của TKKT với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam.
- Đánh giá mức độ bền vững của công trình xây dựng, an toàn của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, ổn định đối với các công trình lân cận;
2.4- Thời gian thẩm định:
- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A không quá 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ TKKT trình thẩm định.
- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm B và C không quá 20 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ TKKT trình thẩm định;
- Báo cáo thẩm định TKKT và Quyết định chấp thuận TKKT được lập theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.
1/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký;
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH TẠI KCN.........................
(Ban hành kèm theo Quyết định số.... ngày.... tháng... năm...
của Uỷ ban nhân dân tỉnh..................)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi áp dụng:
1- Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN...... quy định việc sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm cảnh quan kiến trúc và bảo vệ môi trường trong xây dựng và khai thác sử dụng các công trình trong ranh giới lập quy hoạch chi tiết xây dựng KCN đã được phê duyệt tại Quyết định số... BXD/KTQH ngày... tháng... năm.... của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2- Căn cứ vào hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng KCN ...được duyệt và các quy định tại bản Điều lệ này, Ban quản lý KCN ........giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, hướng dẫn việc triển khai các dự án đầu tư, thoả thuận các giải pháp kiến trúc - quy hoạch cho các công trình xây dựng trong KCN theo đúng quy hoạch và pháp luật.
Điều 2: Phân vùng quản lý quy hoạch:
1- Ranh giới và phạm vi quy hoạch chi tiết xây dựng KCN .....
1.1- Phía Bắc giáp.........
1.2- Phía Nam giáp.......
1.3- Phía Tây giáp........
1.4- Phía Đông giáp.........
2- Tổng diện tích nằm trong ranh giới quy hoạch là.....ha, được phân thành các khu vực sau (xem sơ đồ).
Bảng 1
TT | Các khu | Diện tích (ha) | Tỷ lệ % | Ghi chú |
1 | Khu xây dựng các nhà máy | |||
2 | Khu xây dựng trung tâm điều hành | |||
3 | Khu xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật | |||
4 | Đất đường giao thông | |||
5 | Đất cây xanh | |||
6 | Đất mặt nước | |||
Tổng cộng | 100 |
Chương 2:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3: Khu xây dựng các nhà máy
1/ Khu xây dựng các nhà máy có diện tích là ............. ha, được chia thành các cụm ký hiệu từ C1..... Cn.
2/ Các chỉ tiêu chính để quản lý xây dựng khu các nhà máy được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2
|
|
| Diện tích chung (m2) | Diện tích sàn (m2) | Mật độ xây dựng (%) | Tầng cao trung bình | Hệ số sử dụng đất |
C1 | |||||||
Cn |
Điều 4: Khu xây dựng trung tâm điều hành
1/ Khu xây dựng trung tâm điều hành có diện tích là.... ha, gồm văn phòng điều hành, cơ quan quản lý KCN, nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm v.v....
2/ Các chỉ tiêu chủ yếu để quản lý xây dựng khu trung tâm điều hành được quy định tại Bảng 3.
Bảng 3
|
| Diện tích chung (m2) | Diện tích sàn (m2) | Mật độ xây dựng (%) | Tầng cao trung bình | Hệ số sử dụng đất |
1 | Văn phòng điều hành | |||||
2 | Cơ quan quản lý KCN | |||||
3 | Nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm | |||||
3/ Những quy định khác.
a) Nền đất xây dựng
- Độ dốc nền đất
- Cốt xây dựng thấp nhất
b) Yêu cầu về quy hoạch - kiến trúc
Các công trình được bố trí xây dựng tập trung thành một tổng thể không gian quy hoạch - kiến trúc thống nhất tạo bộ mặt trung tâm.
Điều 5: Khu xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
1/ Khu xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có diện tích là .... ha, gồm trạm biến áp, trạm xử lý nước thải...
2/ Các chỉ tiêu chủ yếu để quản lý xây dựng khu công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được quy định tại bảng 4.
Bảng 4
|
| Diện tích chung (m2) | Diện tích sàn (m2) | Mật độ xây dựng (%) | Tầng cao trung bình | Hệ số sử dụng đất |
1 | Trạm biến áp | |||||
2 | Trạm xử lý nước thải | |||||
3/ Những quy định khác
- Cốt nền xây dựng
- Yêu cầu về quy hoạch - kiến trúc
Điều 6: Đất cây xanh
1/ Đất cây xanh tập trung trên toàn KCN có diện tích.... ha, gồm các khu cây xanh tập trung và cây xanh phân tán dọc theo các tuyến giao thông.
2/ Các chỉ tiêu chủ yếu để quản lý xây dựng khu cây xanh được quy định tại bảng 5.
Bảng 5
|
|
|
| Quy mô (ha) | Mật độ xây dựng công trình (%) | Mật độ mặt nước (%) | Mật độ cây xanh thảm cỏ (%) |
3- Những quy định khác
a) Yêu cầu về kỹ thuật:
- Cấm thoát nước bẩn vào nước mặt.
- Phải kè bờ hồ, mương nước (nếu có) trong KCN để bảo đảm mỹ quan.
b) Yêu cầu về kiến trúc - cảnh quan.
Cây xanh ven đường, ven mặt nước phải được bố trí có tổ chức, bảo đảm cảnh quan KCN.
Điều 7: Đất đường giao thông.
1/ Đất dành làm đường giao thông có diện tích ....ha
2/ Các tuyến đường phải được xác định rõ theo các tiêu chí tại bảng 6.
Bảng 6
|
| Loại đường | Chiều dài | Mặt cắt | Khoảng cách ly hai bên tính từ chỉ giới đường đỏ (m) |
3- Những quy định khác:
- Cốt nền mặt đường
- Độ dốc dọc
- Độ dốc ngang
Điều 8: Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác
1- Về chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng xây dựng.
- Phải tuân thủ vị trí và các yêu cầu về hướng, tuyến, độ cao của các mạng lưới thoát nước mặt.
- Cao độ nền xây dựng tối thiểu
- Độ dốc địa hình tối thiểu
2/ Về cấp nước
- Khoảng cách ly tối thiểu đối với bể chứa, bể lọc
- Khoảng cách ly đối với đường ống cấp nước.
3/ Về cấp điện: Khoảng cách ly đối với công trình cấp điện.
4/ Về thoát nước bẩn và môi trường.
- Phải tuân thủ vị trí và các yêu cầu kỹ thuật về hướng, tuyến, cao độ trạm của hệ thống thoát nước bẩn.
- Khoảng cách ly đối với các công trình thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
- Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phải được xử lý cục bộ tuỳ theo tính chất, mức độ độc hại trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của KCN.
- Trạm xử lý nước thải bên trong các xí nghiệp, nhà máy phải tuân thủ quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị về khoảng cách ly và vệ sinh môi trường.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Điều 9: Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày.../.../199..
Điều 10: Mọi vi phạm các điều khoản của Điều lệ này tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại vật chất hoặc truy tố trước pháp luật hiện hành.
Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
MẪU SỐ 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: - Trưởng ban quản lý............
1- Họ và tên:...............................
Chức vụ:....................................
Đại diện cho (cơ quan, doanh nghiệp.........).........
Địa chỉ: Số nhà.... đường (phố)....... phường (xã)..............
Quận (huyện):.........tỉnh (thành phố)............... Nước......
Điện thoại:........................... FAX......................
2- Xin thoả thuận địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch để lập dự án đầu tư xây dựng công trình...................................
Tại địa điểm:...................................................
................................................................
Nguồn gốc và hiện trạng:........................................
................................................................
3- Ý định đầu tư:
Chức năng công trình:..........................................
................................................................
Quy mô xây dựng (tổng diện tích sản xây dựng m2 hoặc công suất nhà máy).........................................................
Sản phẩm .......................................................
Chiều cao dự kiến:...............................................
Nhu cầu sử dụng đất (m2).....................................
Nhu cầu sử dụng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị...............
+ Cấp điện:.....................KW
+ Cấp nước:...................m3/h
+ Chỗ đỗ xe ôtô:............. chiếc
+ Lối ra vào:..................
+ Chất thải và định lượng chất thải:.............................
Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước Việt Nam về quy hoạch xây dựng.
...ngày......tháng...năm 199........
Người làm đơn
(Ký và đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 2
MẪU SỐ 2
(ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày tháng năm 199 |
(Giấy màu vàng)
CHỨNG CHỈ QUY HOẠCH
Số......../CCQH
1- Cấp cho:....................................................
Địa chỉ: số nhà:.................... đường (phố):..............
Phường (xã):...................... quận (huyện):...............
Tỉnh, thành phố:.................Quốc tịch (của nhà đầu tư)....
2- Nội dung CCQH:
2.1- Tên lô đất................ tổng diện tích m2..........
Trong KCN..................... thuộc đô thị....................
Tỉnh (thành phố)...............................................
2.2- Quy hoạch và sử dụng đất đai (sơ đồ kèm theo).............
- Chức năng khu đất ...........................................
Loại công trình được xây dựng .................................
Cấm xây dựng các công trình....................................
- Chỉ giới đường đỏ, lồi ra....................................
- Cốt nền..................................(m) so với mặt biển
- Bề ngang tối thiểu..........................................
- Mật độ xây dựng:(DT xây dựng công trình/DT lô đất) x 100%...
- Hệ số sử dụng đất:(Tổng DT sàn công trình/DT lô đất)........
- Chiều cao tối đa:................(m) Tối thiểu.......... (m)
- Chỉ giới xây dựng (khoảng lùi):............................
- Yêu cầu kiến trúc: Màu sắc:.................................
Vật liệu:...............................
Mái:....................................
- Yêu cầu về xây xanh, môi trường:............................
- Chỗ đỗ xe:..................................................
2.3- Những điều cần lưu ý khác (nguồn điện, nguồn nước, đường thải nước, yêu cầu xử lý chất thải.....)..........................
3- Chú ý: CCQH này... là căn cứ để lập dự án và thiết kế công trình, không có giá trị làm chứng từ về quyền sử dụng đất và không thay thế các giấy phép khác. Thời hạn có giá trị của Chứng chỉ là.... năm kể từ ngày cấp.
(Cơ quan cấp CCQH
Ký tên, đóng dấu)
MẪU SỐ 1
(TÊN CHỦ ĐẦU TƯ) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày tháng năm 199 |
ĐƠN TRÌNH THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Công trình.....................................
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Xây dựng
(hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh....)
- Căn cứ "Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao" được ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số...BXD-KTQH ngày...7/1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ đối với việc lập quy hoạch chi tiết, quản lý xây dựng theo quy hoạch và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư vào KCN;
- Căn cứ giấy phép đầu tư (dự án đầu tư được duyệt) số... ngày... của
Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) là
Xin trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng (hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh......) hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình (và tổng dự toán) (hoặc hạng mục công trình).........
- Thuộc dự án
- Địa điểm xây dựng tại
- Danh mục hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật (và tổng dự toán) đợt................. gồm có:
+
+
+
Chủ đầu tư
(hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư)
Ký tên và đóng dấu
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU SỐ 2
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: / | ......., ngày tháng năm 199 |
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Công trình............................
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Xây dựng
(hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh....)
Căn cứ vào đơn và hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng............... thuộc dự án............... của chủ đầu tư là....................................................
Căn cứ các quy định về thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư vào KCN tại Thông tư số .../BXD-KTQH ngày.../7/1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ đối với việc lập quy hoạch chi tiết, quản lý xây dựng theo quy hoạch và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư vào KCN; dự án đầu tư được duyệt;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình..................... do...................... thực hiện và báo cáo thẩm tra TKKT do........................... thực hiện, đồng thời đối chiếu với các quy định hiện hành, cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật (là Văn phòng thẩm định thuộc Bộ Xây dựng, hoặc Sở Xây dựng tỉnh...............) thông báo kết quả thẩm định như sau:
1- Công nhận chủ đầu tư đã nộp các hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật theo quy định gồm:
- Hồ sơ pháp lý:................................................
- Tài liệu viết:................................................
- Bản vẽ:.......................................................
và các văn bản khác (nếu có) là:
2- Hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật đã đạt được các yêu cầu theo quy định như sau:
a) Về tư cách pháp nhân của tổ chức thiết kế
-
-
b) Về nội dung thiết kế quy hoạch và kiến trúc:
-
-
c) Về sự phù hợp với những yêu cầu của quy hoạch chi tiết KCN được duyệt.
-
-
d) Về sự tuân thủ Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế về an toàn công trình.
- Thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn xây dựng của........... phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng và Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.
- Đánh giá sự hợp lý của giải pháp thiết kế và các thông số kỹ thuật chính của kết cấu và hệ thống kỹ thuật; mức độ ổn định, an toàn các kết cấp chính và hệ thống kỹ thuật của công trình; ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
3- Những vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết:
-
-
-
4- Kết luận:
Chủ nhiệm Văn phòng thẩm định Bộ Xây dựng
(hoặc Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh....)
Ký và đóng dấu
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU SỐ 3
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: / | ......., ngày tháng năm 199 |
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG (CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH...........)
- Căn cứ "Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao" được ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số.... BXD-KTQH ngày ...7/1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ đối với việc lập quy hoạch chi tiết, quản lý xây dựng theo quy hoạch và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư vào KCN;
- Xét hồ sơ trình thẩm định thiết kế công trình...... của chủ đầu tư là....................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Chấp thuận thiết kế kỹ thuật công trình.................. có ký hiệu....................... do....................... thiết lập.
Gồm các hạng mục sau đây:
Trên lô đất:....................................................
Thuộc KCN:......................................................
Quận, huyện:.................... tỉnh, thành phố................
Theo Quyết định cho thuê đất (hoặc hợp đồng thuê đất) số....... của cơ quan:................... cấp ngày........................
Chủ đầu tư là:..................................................
Có địa chỉ tại:.................................................
Được phép đầu tư xây dựng theo Giấy phép đầu tư (theo dự án đầu tư được duyệt) số..............
Đã được thiết kế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn công trình (với tổng dự toán công trình là.............) theo kết quả thẩm định của............... tại văn bản số........... ngày..../.../199...
Điều 2: Công trình được tiến hành xây dựng theo thiết kế đã được thẩm định theo văn bản này kể từ ngày..... tháng....... năm..... với các điều kiện:
1- Mặt bằng công trình đã được đền bù, giải phóng và có văn bản bàn giao của địa phương.
2- Đã chuẩn bị điều kiện an toàn xây dựng để khởi công xây dựng công trình.
3- Đã có thông báo ngày khởi công cho UBND cấp tỉnh, và Ban quản lý...... trước khi khởi công xây dựng công trình.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, sau một năm công trình chưa được tiến hành xây dựng hoặc đã khởi công xây dựng nhưng để ngắt quãng trên một năm thì chủ đầu tư phải báo cáo lý do và xin gia hạn.
Ghi chú: Văn bản này do cơ quan thẩm định soạn để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Nơi nhận: Bộ trưởng Bộ Xây dựng
- (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh...)
-
- 1Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 2Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 4Nghị định 12-CP năm 1997 Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 5Công văn 7933/VPCP-KTN năm 2013 điều chỉnh trục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 1, tỉnh Đồng Nai do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 62/2013/QH13 tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện do Quốc hội ban hành
Thông tư 4-BXD/KTQH-1997 hướng dẫn Nghị định 36/CP-1997 đối với việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết, quản lý xây dựng theo quy hoạch và thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao do Bộ xây dựng ban hành
- Số hiệu: 4-BXD/KTQH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/07/1997
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Ngô Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra