Chương 1 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan.
Người bán bao gồm người bán hàng hóa, người cung cấp dịch vụ.
2. Hoa hồng mua hàng là khoản tiền mà người mua trả cho đại lý đại diện của mình để mua hàng hóa nhập khẩu với mức giá hợp lý nhất.
3. Hoa hồng bán hàng là khoản tiền được trả cho đại lý đại diện cho người bán để bán hàng hóa xuất khẩu cho người mua.
4. Phí môi giới là khoản tiền người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu.
6. Phương tiện trung gian là đĩa mềm, đĩa CD, đĩa DVD, băng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm. Để sử dụng, phần mềm được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu. Phương tiện trung gian không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.
7. Hàng hóa có trị giá được coi là “xấp xỉ” với nhau nếu sự chênh lệch giữa chúng do các yếu tố khách quan sau đây tác động đến:
a) Bản chất của hàng hóa, tính chất của ngành sản xuất ra hàng hóa;
b) Tính thời vụ của hàng hóa;
c) Sự khác biệt không đáng kể về mặt thương mại.
Trong khi xem xét tính xấp xỉ của hai trị giá phải đưa chúng về cùng điều kiện mua bán.
8. Hàng hóa xuất khẩu giống hệt là những hàng hóa xuất khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
a) Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa;
b) Chất lượng sản phẩm;
c) Nhãn hiệu sản phẩm;
d) Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền.
9. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
a) Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
b) Chất lượng sản phẩm;
c) Nhãn hiệu sản phẩm;
d) Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền.
Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản giống nhau mọi phương diện nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.
10. Hàng hóa xuất khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
a) Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
b) Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
c) Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
d) Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia;
đ) Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền.
11. Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
a) Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
b) Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
c) Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
d) Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia;
đ) Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Những hàng hóa nhập khẩu không được coi là tương tự, nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán.
12. Ngày xuất khẩu là ngày phát hành vận đơn. Trường hợp không có vận đơn, ngày xuất khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa.
13. Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là những hàng hóa có cùng xuất xứ, nằm trong cùng một nhóm hoặc một tập hợp nhóm hàng hóa do cùng một ngành hay một lĩnh vực cụ thể sản xuất ra. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa cùng chủng loại.
Ví dụ: Chủng loại thép xây dựng như thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U, I, V) do ngành sản xuất thép sản xuất ra, là những hàng hóa cùng chủng loại.
a) Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá khấu trừ “hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nước vào Việt Nam, không phân biệt xuất xứ;
b) Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá tính toán “hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” phải là những hàng hóa nhập khẩu có cùng xuất xứ với hàng hóa đang xác định trị giá hải quan.
14. Số liệu khách quan, định lượng được là số liệu cụ thể của các khoản điều chỉnh cộng, khoản điều chỉnh trừ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan được thể hiện trong thỏa thuận hoặc chứng từ, tài liệu của các bên tham gia giao dịch.
1. Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, việc nộp các chứng từ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tham vấn để trao đổi, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan liên quan đến trị giá khai báo; yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan trong trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
2. Khi kiểm tra việc khai báo và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định trị giá khai báo theo quy định tại Thông tư này để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá khai báo;
3. Cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan căn cứ nguyên tắc, các phương pháp xác định trị giá hải quan, cơ sở dữ liệu trị giá, các tài liệu, chứng từ có liên quan quy định tại Thông tư này trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Thông tư này;
b) Trường hợp quy định tại
Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 39/2015/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/03/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 501 đến số 502
- Ngày hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan
- Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
- Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
- Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch
- Điều 7. Mối quan hệ đặc biệt
- Điều 8. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
- Điều 10. Phương pháp trị giá khấu trừ
- Điều 11. Phương pháp trị giá tính toán
- Điều 12. Phương pháp suy luận
- Điều 13. Các khoản điều chỉnh cộng
- Điều 15. Các khoản điều chỉnh trừ
- Điều 16. Phân bổ các khoản điều chỉnh
- Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều 18. Đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan
- Điều 22. Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, sửa đổi; nguyên tắc sử dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu
- Điều 25. Nguồn thông tin, xây dựng, bổ sung, sửa đổi mức giá tham chiếu kèm theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá