Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38 TC/TCCB | Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 1990 |
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 281/HĐBT ngày 7 tháng 8 năm 1990 về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Để việc thực hiện Nghị định nói trên của Hội đồng Bộ trưởng được thống nhất trong cả nước, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
I. VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP:
Tại Điều 2 của Nghị định số 281/HĐBT đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn chung cho toàn bộ hệ thống thu thuế Nhà nước.
Căn cứ vào vị trí của bộ máy thu thuế ở từng cấp, bộ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy thu thuế các cấp như sau:
a. Về chức năng nhiệm vụ chung:
Tổng cục Thuế Nhà nước là bộ máy cao nhất trong hệ thống thu thuế Nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu:
- Giúp Bộ Tài chính nghiên cứu soạn thảo các văn bản về thuế để Bộ Tài chính trình Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước ban hành hoặc Bộ Tài chính trực tiếp ban hành theo ủy quyền của Hội đồng Bộ trưởng.
- Chỉ đạo hệ thống Thuế Nhà nước quản lý công tác thu thuế và thu khác thống nhất trong cả nước theo đúng các quy định tại các văn bản về thuế và thu của Nhà nước.
b. Nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của Tổng cục Thuế Nhà nước.
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính soạn thảo các Luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác về thuế và thu khác để Bộ trưởng Bộ Tài chính trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc tự ban hành theo ủy quyền của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Soan thảo trình Bộ Tài chính ban hành hoặc tự ban hành theo sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính các văn bản về nghiệp vụ quản lý thu thuế và thu khác. Hướng dẫn cơ quan thuế cấp dưới và các đối tượng nộp thuế thực hiện thống nhất.
3. Hướng dẫn việc lập kế hoạch và tổng hợp kế hoạch thu thuế và thu khác trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét và trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
- Giao chỉ tiêu thu thuế và thu khác cho cơ quan thuế cấp dưới. Hướng dẫn cơ quan thuế cấp giao mức thuế phải nộp cho các đối tượng nộp thuế.
4. Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc cơ quan thuế cấp dưới trong việc tổ chức công tác thu thuế và thu khác trên địa bàn bảo đảm thu nộp đầy đủ kịp thời một khoản thu vào ngân sách Nhà nước.
5. Tổ chức công tác thanh tra việc chấp hành các quy định về thuế và thu khác của Nhà nước trong bộ máy thuế và đối với các đối tượng nộp thuế. Xử lý các vi phạm chính sách, chế độ thuế trong nội bộ ngành, giải quyết các khiếu tố theo thẩm quyền được Luật thuế quy định.
6. Tổ chức công tác thông tin, báo cáo, thống kê, phân tích tình hình và kết quả thu thuế phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo, điều hành của các cơ quan cấp trên.
7. Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ kinh phí chi tiêu và ấn chỉ của toàn hệ thống thu thuế theo đúng các quy định của Nhà nước và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ chức công tác tuyên truyền thi đua, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thuế cả nước.
8. Được quyền yêu cầu các Bộ, Ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh cùng cấp các tài liệu, số liệu các bản kế hoạch kinh tế - xã hội - tài chính có liên quan đến việc lập kế hoạch và quản lý thu thuế và thu khác.
9. Ra lệnh thu các khoản phải thu, ra lệnh phạt tiền nếu các đối tượng nộp thuế chưa nộp, nộp chậm hay nộp thiếu hoặc vi phạm các điều khoản của Luật, pháp lệnh và các văn bản khác về thuế. Lập biên bản kiến nghị với cơ quan chính quyền các cấp xử lý hanh chính đối với các đơn vị cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp Luật, chính sách chế độ thuế. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng thì lập hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
c. Cơ cấu bộ máy Tổng cục Thuế gồm có các phòng nghiệp vụ va phòng chức năng sau đây để giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nhà nước chỉ đạo, điều hành bộ máy thu thuế trong cả nước.
1. Phòng Chính sách, chế độ (bao gồm cả công tác tuyên truyền)
2. Phòng Thanh tra và xử lý tố tụng về thuế.
3. Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê (Bao gồm cả nhiệm vụ quản lý ấn chỉ).
4. Phòng Thuế nông nghiệp.
5. Phòng Thuế doanh thu và tiêu thụ đặc biệt.
6. Phòng Thuế lợi tức, thuế thu nhập và thuế vốn.
7. Phòng Thuế xuất nhập khẩu và xí nghiệp có vốn đầu Tổng cục Thuếư nước ngoài.
8. Phòng Thu thuế khác và các loại lệ phí.
9. Phòng Tổ chức, đào tạo và thi đua.
10. Phòng Hành chính - Quản trị.
11. Phòng Tài chính - Kế toán.
Để giúp Tổng cục Thuế chỉ đạo công tác thu thuế ở các tỉnh phía Nam, Tổng cục Thuế có 1 bộ phận đại diện của Tổng cục Thuế đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, do Tổng cục trưởng trực tiếp chỉ đạo.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể và biên chế của các phòng và bộ phận thường trú ở phía Nam do Tổng cụ trưởng Tổng cục Thuế quy định trên cơ sở số biên chế chung của Tổng cục đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính duyệt.
d. Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc bộ máy hành chính Nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
a. Về chức năng nhiệm vụ chính: Cục Thuế Nhà nước là cơ quan chuyên môn thuộc Tổng cục Thuế Nhà nước, được đặt tại tất cả các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND cùng cấp để quản lý công tác thu thuế và thu khác trên địa bàn.
b. Những nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của Cục Thuế Nhà nước:
1. Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện thống nhất các chính sách, chế độ, thể lệ, nguyên tắc về quản lý, thu thuế trên địa bàn theo đúng các Luật, Pháp lệnh, các văn bản quy định của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và các hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế cấp trên: tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế cho các đối tượng nộp thuế, các ngành, các cấp và toàn dân hiểu để chấp hành.
2. Lập kế hoạch thu thuế và thu khác trên địa bàn (tháng, quý, năm) báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách địa phương.
Phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế và thu khác cho các chi cục thuế trực thuộc.
3. Tổ chức thu thuế đối với các đối tượng do Cục trực tiếp quản lý thu thuế; thực hiện các nghiệp vụ thu thuế theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính hay Tổng cục Thuế: tính thuế, lập sổ thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác..., đôn đốc các đối tượng nộp thuế đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu vào Kho bạc Nhà nước; xem xét và đề nghị xét miễn thuế, giảm thuế và thực hiện thanh, quyết toán kết quả thu nộp thuế đến từng đối tượng nộp thuế.
4. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên các Chi cục thuế trong việc tổ chức công tác thu thuế, thực hiện Luật, Pháp lệnh, kế hoạch thu thuế và thu khác; tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về các biện pháp tổ chức thu thuế.
5. Thực hiện công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, chế độ thuế, kỷ luật thu nộp thuế của các đối tượng nộp thuê và trong nội bộ ngành thuế ở địa phương. Kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế toán, chứng từ.. có liên quan đến sổ thuế phải nộp; xử lý các vi phạm về thuế, các khiếu nại theo thẩm quyền được Luật thuế quy định.
6. Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ cần thiết cho việc tính toán các khoản thuế và thu khác (kể cả kế hoạch kinh tế - tài chính của các Bộ, ngành cơ sở).
Tham gia cùng với các cơ quan chức năng xét duyệt đăng ký kinh doanh và đăng ký n kinh doanh và đăng ký nộp thuế, trực tiếp quản lý hồ sơ đăng ký kinh doanh va các tài liệu có liên quan đến việc tính thuế của các đối tượng do Cục trực tiếp quản lý thu thuế.
7. Tổ chức công tác kế toán thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng tịch thu, tạm giữ đầy đủ, kịp thời, chính xác; hướng dẫn các Chi cục thuế thực hiện các quy định về kế toán thu; Lập các báo cáo về tình hình và kết quả thu thuế phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, ủy ban Nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan.
8. Quản lý biên chế, cán bộ kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phương theo đúng các quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp của Tổng cục Thuế . Tổ chức bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Tổ chức công tác thi đua và tuyên truyền về công tác ở địa phương.
c. Cục Thuế là tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước có Tổng cục Thuếư cách pháp nhân công quyền cơ con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
d. Cơ cấu bộ máy của Cục Thuế Nhà nước như sau:
+ Đối với Cục Thuế đặt tại thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh: Cơ cấu bộ máy gồm các phong sau đây:
- Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê
- Phòng Thanh tra và xử lý tố tụng về thuế
- Phòng thuế trước bạ và thu khác
- Phòng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế các đơn vị có vốn đầu Tổng cục Thuếư nước ngoài.
- Phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành công nghiệp - xây dựng và giao thông.
- Phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành lưu thông - phân phối - dịch vụ.
- Phòng nghiệp vụ thuế nông nghiệp
- Phòng nghiệp vụ thuế khu vực ngoài quốc doanh (đối với các hoạt động công thương nghiệp Tổng cục Thuếư nhân cá thể, hợp tác xã...)
- Phòng tổ chức cán bộ, đào tạo và thi đua tuyên truyền.
- Phòng hành chính - quản trị
- Phòng Tài vụ
+ Đối với Cục thuế đặt tại các tỉnh đồng bằng, trung du và khu 4 cũ, cơ cấu bộ máy gồm các phòng:
+ Phòng kế hoạch - thống kê - kế toán và ấn chỉ
+ Phòng thanh tra và xử lý tố tụng về thuế
+ Phòng thuế nông nghiệp
+ Phòng thuế trước bạ và thu khác (kể cả thu thuế đối với XN có vốn đầu Tổng cục Thuếư nước ngoài).
+ Phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành công nghiệp - xây dựng - giao thông.
+ Phòng thuế khu vực ngoài quốc doanh
+ Phòng thuế khu vực kinh tế quốc doanh các ngành công nghiệp - xây dựng - giao thông
+ Phòng thuế khu vực quốc doanh các ngành lưu thông - phân phối - dịch vụ.
+ Phòng tổ chức cán bộ, đào tạo và thi đua tuyên truyền
+ Phòng hành chính - quản trị
+ Phong Tài vụ
+ Đối với các Cục thuế thuộc các tỉnh miền núi, tây nguyên: Cơ cấu bộ máy các phòng sau đây:
- Phòng Kế hoạch - Thống kê - Kế toán và ấn chỉ
- Phòng Thanh tra và xử lý tố tụng về thuế
- Phòng thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
- Phòng nghiệp vụ nông nghiệp
+ Phòng tổ chức cán bộ, đào tạo và thi đua tuyên truyền
+ Phòng hành chính - quản trị - Tài vụ
Ngoài các phòng nói trên, ở các tỉnh có nguồn thu lớn, ổn định về thuế tiêu thụ đặc biệt, có thể thành lập phòng (hoặc tổ) thuế tiêu thụ đặc biệt
a. Chức năng nhiệm vụ chính: Chi cục thuế Nhà nước đặt tại các quận, huyện và cấp tương đương là bộ máy chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục thuế đồng thời chịu sự chỉ đạo song tùng của UBDN cùng cấp, có chức năng trực tiếp tổ chức công tác thu thuế trên địa bàn theo đúng pháp luật, và sự hướng dẫn của cơ quan thuế cấp trên.
b. Nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của Chi cục thuế Nhà nước:
1. Lập kế hoạch thu thuế hàng năm, quý, tháng trên địa bàn huyện.
2. Tham gia cùng với các cơ quan chức năng xét duyệt đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế trực tiếp quản lý hồ sơ đăng ký kinh doanh của các đối tượng nộp thuế do Chi cục quản lý thu thuế.
3. Tổ chức các biện pháp thu thuế; tính thuế, lập sổ thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác đến từng đối tượng nộp thuế; Đôn đốc thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu vào Kho bạc Nhà nước; xem xét và đề nghị xét miễn giảm thuế và các khoản thu khác thuộc thẩm quyền theo quy định của Nhà nước; thực hiện thanh quyết toán kết quả thu thuế đến từng hộ nộp thuế.
4. Tổ chức công tác kiểm tra, chống khai man lậu thuế, kiểm tra và xử lý các vi phạm chính sách, chế độ thuế, vi phạm kỷ luật trong nội bộ ngành, giải quyết các đơn vị khiếu nại theo thẩm quyền được Luật thuế quy định và theo sự quyền của cơ quan thuế cấp trên.
5. Tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin, báo cáo tình hình, kết quả thu nộp thuế theo chế độ quy định.
6. Quản lý kinh phí chi tiêu, trang phục, ấn chỉ của bộ máy thuế ở huyện.
c. Chi cục thuế Nhà nước là tổ chức thuộc bộ máy hành chính Nhà nước có Tổng cục Thuếư cách pháp nhân công quyền có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
d. Cơ cấu bộ máy của các Chi cục Thuế Nhà nước:
+ Đối với các quận, huyện nội thành Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, cơ cấu bộ máy của Chi cục thuế như sau:
- Tổ kế hoạch - tổng hợp
- Tổ kế toán - Thống kê - ấn chỉ
- Tổ kiểm tra và xử lý tố tụng về thuế
- Tổ hành chính - quản trị - tài vụ và tổ chức
- Đội thu thuế khu vực kinh tế quốc doanh
- Đội thu thuế hộ cố định, phường, xã
- Tổ thu thuế nông nghiệp
- Đội thu thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Đối với chi cục thuế thuộc các huyện đồng bằng trung du, cơ cấu bộ máy gồm có:
- Tổ kế hoạch, kế toán, thông kê va ấn chỉ
- Tổ kiểm tra và xử lý tố tụng về thuế
- Tổ hành chính - quản trị - tài vụ và tổ chức
- Tổ tu thuế tập thể và cá thể
- Tổ thuế nông nghiệp
- Các trạm thuế miền
- Tổ thu thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Ở các huyện miền núi, cơ cấu bộ máy của Chi cục thuế gồm có:
- Tổ kế hoạch, kế toán, thông kê - ấn chỉ
- Tổ kiểm tra và xử lý tố tụng về thuế
- Tổ hành chính - quản trị - tài vụ và tổ chức
- Tổ tu thuế XNQD và hợp tác xã
- Tổ thuế nông nghiệp
- Các trạm thuế miền
- Tổ thu thuế tiêu thụ đặc biệt
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nhà nước ban hành quy chế cụ thể cho các phong trong Tổng cục, các cục, chi cục để thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Thông Tổng cục Thuếư này.
Hàng năm, Tổng cục Thuế tổng hợp xây dựng kế hoạch biên chế tiền lương của hệ thống thuế từ Trung ương đến quận, huyện, báo cáo Bộ Tài chính để trình Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt.
Căn cứ kế hoạch biên chế - tiền lương được duyệt, Tổng cục Thuế phân bổ chỉ tiêu kế hoạch biên chế - tiền lương các Cục thuế. Các Cục thuế phân bổ chỉ tiêu biên chế tiền lương cho các Chi cục Thuế.
- Để bảo đảm triển khai công tác thu thuế được bình thường, trong khi chờ xác định lại định mức biên chế hợp lý của bộ máy thuế, tạm thời vẫn giữ nguyên số biên chế hiện có tính đến ngày 31/7/1990 của các tổ chức thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp hiện nay.
- Đối với biên chế cán bộ thuế nông nghiệp ở các Chi cục thuế và cán bộ chuyên trách thuế nông nghiệp ở xã, tạm thời vẫn áp dụng theo Thông tư số 04/TC/TCCB ngày 03/3/1989 của Bộ Tài chính (điểm b, mục 1 phần IV).
Lương của cán bộ là đội trưởng, đội phó, trạm trưởng, trạm phó, tổ trưởng, tổ phó các đội, tổ thuế thuộc Chi cục thuế áp dụng theo quy định tại công văn số 06/LĐ/CNV ngày 21/1/1986 của Bộ Lao động (nay là Bộ lao động - Thương binh và xã hội).
Việc xét duyệt kinh phí được quy định như sau:
- Bộ Tài chính xét duyệt và cấp kinh phí cho toàn bộ hệ thống thu thuế Nhà nước và trực tiếp cấp cho Tổng cục Thuế.
- Tổng cục Thuế xét duyệt và cấp kinh phí cho các Cục thuế.
- Cục thuế xét duyệt và cấp kinh phí cho các Chi cục thuế.
5. Về công tác quản lý cán bộ:
a. Cán bộ hệ thống thu thuế gồm các viên chức lãnh đạo, nhân viên thuế, kiểm soát viên thuế, thanh tra viên thuế.
Viên chức thuế phải là người có thẩm quyền chất chính trị, kiến thức pháp luật, hiểu biết chính sách của Nhà nước về kinh tế - tài chính, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính tổ chức và kỷ luật.
Trong khi chờ ban hành chức danh - tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức ngành thuế, cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm Ủy ban nhân dân rà soát lại đội ngũ cán bộ thuế hiện có, bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ thuế theo hướng đổi mới hệ thống thuế ở nước ta.
b. Việc phân cấp quản lý cán bộ:
Cán bộ thuộc cơ quan thuế nào thì cơ quan thuế đó có trách nhiệm tổ chức quản lý theo đúng các quy định về công tác quản lý cán bộ của Nhà nước và của Bộ.
Việc phân cấp ra quyết định bổ nhiệm, điều động, khen thưởng kỷ luật, cho cán bộ nghỉ hưu, nghỉ mất sức tạm thời quy định như sau:
+ Đối với các cán bộ là Phó Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Phó cục trưởng và cán bộ có mức lương từ 463đ trở lên (tương đương chuyên viên 3 cũ) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý;
+ Đối với các cán bộ là, Trưởng phòng của Cục, Trưởng, Phó phòng Tổng cục, Chi cục trưởng và các cán bộ có mức lương từ 425đ đến dưới 463đ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nhà nước quản lý.
+ Các cán bộ là Phó trưởng Cục, Phó Chi cục trưởng và các cán bộ có mức lương từ 359đ đến dưới 425đ do Cục trưởng quản lý.
+ Đối với các tổ trưởng, đội trưởng, đội phó, trạm trưởng trạm phó thuế do Chi cục trưởng thuế quyết định việc đề bạt, điều động, khen thưởng, kỷ luật.
III. VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN THUẾ NHÀ NƯỚC VỚI UBND VÀ CƠ QUAN TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG:
Tại các điểm 2, 3 điều 3 và tại điều 8 của Nghị định số 281.HĐBT đã ghi rõ mối quan hệ lãnh đạo giữa Bộ Tài chính và UBND đối với các cơ quan thuế đặt tại địa phương và mối quan hệ giữa cơ quan thuế Nhà nước với cơ quan tài chính địa phương, Bộ Tài chính hướng dẫn rõ thêm những điểm ghi trong các điều trên như sau:
1. Mối quan hệ về công tác chuyên môn nghiệp vụ:
- Trong các luật thuế, pháp lệnh thuế cũng như Nghị định số 281/HĐBT đã xác định rõ: những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thuế như việc tính thuế, xác định mức thuế, ban hành các biên lai, ấn chỉ, biểu mẫu kê khai, tính thuế v.v... do cơ quan thuế thực hiện và chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế cấp trên và Bộ Tài chính.
Ủy ban Nhân dân các cấp là cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý Nhà nước ở địa phương, do đó có chức năng giám sát cơ quan thuế đóng trên địa bàn trong việc thực hiện các luật, các pháp lệnh và các quy định khác về thuế của Nhà nước ở địa phương.
Những biện pháp thu thuế: Khi cần sử dụng tới lực lượng ở địa phương như Viện kiểm sát, Công an, Tòa án ... thì UBND phải là người chỉ đạo, điều hòa phối hợp hoạt động.
Do đó cơ quan thuế ở địa phương phải báo cáo xin ý kiến UBND cùng cấp về:
- Việc lập kế hoạch thu thuế và thu khác trên địa bàn.
- Kế hoạch biện pháp thu thuế.
- Các chỉ tiêu thu thuế của các thành phần kinh tế trên địa bàn.
- Báo cáo kết quả thu thuế hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Những hộ kinh doanh chấp hành tốt, không chấp hành tốt chỉ tiêu nộp thuế.
- Cụ thể hóa các văn bản quy định của Nhà nước về quản lý thu thuế trên địa bàn để UBND xem xét quyết định.
Cơ quan tài chính địa phương là bộ máy của UBND địa phương, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý công việc tài chính tại địa phương, do đó những vấn đề cơ quan thuế cần báo cáo, xin ý kiến UBND cùng cấp đồng thời cũng cần báo cáo cơ quan tài chính biết để đảm bảo sự thống nhất.
- Những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của UBND địa phương về thuế như miễn giảm thuế nông nghiệp theo chế độ hiện hành thì cơ quan thuế phải xem xét trình ra UBND việc miễn giảm thuế.
Ủy ban Nhân dân các cấp không chỉ đạo, điều hành cơ quan thuế đặt tại địa phương thực hiện những vấn đề về thuế sai khác với các quy định của Nhà nước.
Trong những trường hợp cần thiết UBND các cấp có thể thành lập Ban chỉ đạo công tác thu thuế để giúp UBND thực hiện các nhiệm vụ quản lý thu thuế theo luật định.
2. Mối quan hệ trong công tác tổ chức - cán bộ:
- Để thực hiện đúng những điểm quy định trong Nghị định số 281/HĐBT, UBND các cấp không quyết định cơ cấu bộ máy của của cơ quan thuế ở đại phương.
Cơ cấu bộ máy của cơ quan thuế các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
- Vì hệ thống tổ chức thuế Nhà nước là hệ thống dọc nên các vấn đề biên chế, cán bộ của cơ quan thuế các cấp phải được thực hiện theo đúng quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Về biên chế cơ quan thuế do cơ quan thuế tính toán đề nghị cơ quan thuế cấp trên quyết định. UBND các cấp nếu không nhất trí thì có ý kiến để cơ quan thuế cấp trên hoặc Bộ Tài chính quyết định.
- Việc bổ nhiệm cán bộ cấp trưởng Chi cục thuế, Cục thuế cần có sự thỏa thuận của UBND huyện, tỉnh. Nếu ý kiến khác nhau thì Bộ Tài chính xem xét và quyết định.
- Đối với cấp phó (Chi cục Phó, cục phó), trưởng phó phòng thuộc Cục thuế, việc bổ nhiệm, nâng bậc lương trước khi cơ quan thuế quyết định hoặc báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên và Bộ Tài chính quyết định phải có ý kiến của cơ quan tổ chức - cán bộ thuộc UBND cùng cấp.
Thông tư này hướng dẫn rõ thêm những điều khoản của Nghị định số 281/HĐBT để giúp cho việc triển khai hệ thống thuế Nhà nước có những căn cứ triển khai thực hiện.
Sau khi hệ thống thuế Nhà nước được triển khai, cơ quan thuế các cấp sẽ rút kinh nghiệp, đề xuất với Bộ ý kiến hoàn thiện tổ chức bộ máy thuế Nhà nước để đáp ứng được tốt các nhiệm vụ quản lý thu thuế và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan thuế với Ủy ban Nhân dân, Sở Tài chính các cấp và các cơ quan khác.
Khi thực hiện Thông Tổng cục Thuế này có gì vướng mắc, cơ quan thuế các cấp, uỷ ban Nhân dân, cơ quan tài chính địa phương cần báo cho Bộ Tài chính kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Quyết định 1370/QĐ-TCT năm 2011 về Kế hoạch cải cách hệ thống thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 2Quyết định 688/QĐ-TCT năm 2013 về Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 1588/QĐ-TCT năm 2014 về phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong đơn vị thuộc hệ thống Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 1Nghị định 281-HĐBT năm 1990 về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính
- 2Quyết định 1370/QĐ-TCT năm 2011 về Kế hoạch cải cách hệ thống thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 688/QĐ-TCT năm 2013 về Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế ban hành
- 4Quyết định 1588/QĐ-TCT năm 2014 về phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong đơn vị thuộc hệ thống Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
Thông tư 38 TC/TCCB năm 1990 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 281/HĐBT về thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính
- Số hiệu: 38TC/TCCB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/08/1990
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Hoàng Quy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/08/1990
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra