Điều 17 Thông tư 38/2016/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 17. Trình tự báo tin khi xảy ra tai nạn
1. Trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải báo ngay cho trực ban chạy tàu ga gần nhất hoặc điều độ chạy tàu.
2. Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Điều độ chạy tàu;
b) Trực ban chạy tàu ga bên;
c) Trưởng ga.
3. Trưởng ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Cơ quan công an nơi gần nhất phụ trách địa bàn nơi xảy ra tai nạn;
b) Ủy ban nhân dân nơi gần nhất (trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người và trong các trường hợp cần sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các cấp);
c) Đội Thanh tra - An toàn đường sắt khu vực;
d) Các đơn vị liên quan trong khu ga, đơn vị quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực (trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông trên, đường sắt quốc gia).
4. Điều độ chạy tàu, trực ban điều độ phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Lãnh đạo Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt, lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (đối với đường sắt quốc gia);
b) Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng và các đơn vị có liên quan khác, tổ chức lực lượng đến tham gia giải quyết tai nạn (đối với đường sắt chuyên dùng).
5. Lãnh đạo Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt báo ngay cho lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia để chỉ đạo, tổ chức giải quyết tai nạn, cứu hộ theo quy định, đồng thời báo ngay cho lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam để phối hợp.
6. Đối với những vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam phải báo ngay cho lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo; đồng thời phải báo ngay cho Cục Cảnh sát giao thông để triển khai thực hiện.
7. Trường hợp vụ tai nạn phải tổ chức cứu hộ có nguy cơ ách tắc chính tuyến nhiều giờ, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cập nhật quá trình giải quyết, các biện pháp giải quyết và báo cáo ngay cho lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư 38/2016/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 38/2016/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/12/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trương Quang Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 17 đến số 18
- Ngày hiệu lực: 01/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt
- Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân
- Điều 7. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra
- Điều 8. Trách nhiệm của trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 9. Trách nhiệm của trưởng ga khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia
- Điều 11. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng giải quyết tai nạn
- Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động giao thông đường sắt
- Điều 13. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
- Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua
- Điều 17. Trình tự báo tin khi xảy ra tai nạn
- Điều 18. Biện pháp báo tin
- Điều 19. Nội dung thông tin phải báo tin
- Điều 20. Xử lý tín báo về tai nạn
- Điều 22. Giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông trong trường hợp có người chết
- Điều 23. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ
- Điều 24. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp không phải xin cứu hộ
- Điều 25. Kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông
- Điều 26. Bồi thường thiệt hại