Chương 1 Thông tư 38/2011/TT-BKHCN quy định yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định các yêu cầu về bảo đảm an ninh nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đối phó với hành vi đánh cắp, chiếm đoạt bất hợp pháp hoặc phá hoại vật liệu hạt nhân trong quá trình sử dụng, lưu giữ, vận chuyển và phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đối phó với hành vi tiếp cận bất hợp pháp hoặc phá hoại cơ sở hạt nhân.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân tại Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu vực hạn chế ra vào là khu vực trong đó có cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân mà việc ra vào khu vực đó được kiểm soát nhằm bảo đảm an ninh.
2. Khu vực được bảo vệ là khu vực trong đó có vật liệu hạt nhân nhóm I, nhóm II hoặc khu vực trọng yếu, được bao quanh bởi rào cản vật lý; khu vực được bảo vệ nằm trong khu vực hạn chế ra vào.
3. Khu vực kiểm soát đặc biệt là khu vực trong đó có sử dụng hoặc lưu giữ vật liệu hạt nhân nhóm I; khu vực kiểm soát đặc biệt nằm trong khu vực được bảo vệ.
4. Khu vực trọng yếu là khu vực trong đó có vật liệu hạt nhân, hệ thống, thiết bị hoặc máy móc mà việc phá hoại chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới hậu quả phóng xạ; khu vực trọng yếu nằm trong khu vực được bảo vệ của cơ sở hạt nhân.
5. Rào cản vật lý là hàng rào, tường hoặc chướng ngại vật nhằm kiểm soát việc ra vào và trì hoãn việc xâm nhập.
6. Cơ sở hạt nhân là các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Năng lượng nguyên tử.
7. Mất an ninh cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân là khi xảy ra một trong các tình trạng sau:
a) Vật liệu hạt nhân bị lấy cắp, chiếm đoạt bất hợp pháp hoặc phá hoại trong quá trình sử dụng, lưu giữ, vận chuyển;
b) Cơ sở hạt nhân bị tiếp cận bất hợp pháp hoặc bị phá hoại;
c) Có cơ sở khẳng định đang hiện hữu nguy cơ dẫn đến tình trạng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
8. Hậu quả phóng xạ là hậu quả đối với con người và môi trường gây ra bởi các chất phóng xạ.
Điều 3. Phân nhóm vật liệu hạt nhân
Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh, vật liệu hạt nhân được phân thành các nhóm I, II, III quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và vật liệu hạt nhân không thuộc nhóm I, II và III.
Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân
1. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân phải tuân thủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Các yêu cầu và biện pháp bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân phải phù hợp với nhóm vật liệu hạt nhân và mức độ hậu quả phóng xạ khi bị phá hoại. Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ và vận chuyển vật liệu hạt nhân không thuộc các nhóm I, II hoặc III phải thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết để bảo đảm an ninh.
4. Các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm an ninh, thực hiện kiểm soát hạt nhân phải được xem xét ngay từ bước thiết kế để bảo đảm các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau mà không ảnh hưởng xấu đến nhau.
Điều 5. Kế hoạch bảo đảm an ninh
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ liên quan đến vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân phải xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh mô tả chi tiết các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp với quy định tại Thông tư này. Kế hoạch bảo đảm an ninh là một nội dung của báo cáo đánh giá an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ và là một nội dung của báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ được lập và gửi đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Thông tư 38/2011/TT-BKHCN quy định yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 38/2011/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 131 đến số 132
- Ngày hiệu lực: 15/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phân nhóm vật liệu hạt nhân
- Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân
- Điều 5. Kế hoạch bảo đảm an ninh
- Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng và lưu giữ vật liệu hạt nhân nhóm I
- Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng và lưu giữ vật liệu hạt nhân nhóm II
- Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng và lưu giữ vật liệu hạt nhân nhóm III
- Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở hạt nhân
- Điều 10. Xử lý sự cố mất an ninh vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng đối với vận chuyển vật liệu hạt nhân nhóm I
- Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng đối với vận chuyển vật liệu hạt nhân nhóm II
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng đối với vận chuyển vật liệu hạt nhân nhóm III
- Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển
- Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng