Mục 2 Chương 2 Thông tư 38/2009/TT-BXD hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
Mục 2. BẢO TRÌ, CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG LẠI NHÀ BIỆT THỰ; HỒ SƠ QUẢN LÝ NHÀ BIỆT THỰ
1. Việc bảo trì nhà biệt thự được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; đối với nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử-văn hoá thì việc bảo trì phải tuân thủ các quy định về sửa chữa, tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
2. Chủ sở hữu, đơn vị quản lý nhà biệt thự có trách nhiệm bảo trì nhà biệt thự. Trong trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu muốn thực hiện việc bảo trì phần sở hữu riêng thì phải được chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản.
Đối với nhà biệt thự có nhiều chủ sở hữu thì chủ sở hữu có trách nhiệm thực hiện bảo trì đối với phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà biệt thự đó cho người đại diện các chủ sở hữu trong nhà biệt thự với mức đóng góp theo thoả thuận giữa các chủ sở hữu; trường hợp không có thoả thuận thì kinh phí được phân bổ tương ứng với diện tích sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
3. Việc bảo trì nhà biệt thự (bao gồm biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 và biệt thự nhóm 3) phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Thông tư này, pháp luật về quản lý quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về nhà ở.
Trường hợp thực hiện việc bảo trì đối với biệt thự nhóm 1 mà có thay đổi về màu sắc, vật liệu thì phải được ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sau khi có ý kiến góp ý của cơ quan quản lý về xây dựng - kiến trúc và cơ quan quản lý về văn hoá cấp tỉnh.
4. Việc bảo trì nhà biệt thự phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.
Điều 10. Cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự
Việc cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự (bao gồm các biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 và biệt thự nhóm 3) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch và quản lý kiến trúc. Riêng đối với biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2 ngoài việc thực hiện quy định trên đây, khi cải tạo, xây dựng lại phải đảm bảo các quy định sau:
1. Đối với biệt thự nhóm 1:
a) Khi cải tạo không làm thay đổi công năng, tính chất sử dụng ban đầu của nhà biệt thự;
b) Không thực hiện việc phá dỡ nhà biệt thự (trừ trường hợp thuộc diện hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng). Trường hợp phải phá dỡ thì khi xây dựng lại phải đảm bảo giữ đúng kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và tuân thủ quy hoạch (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao) của biệt thự cũ;
c) Đối với nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử – văn hoá thì việc cải tạo, xây dựng lại phải đảm bảo các nguyên tắc của pháp luật về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;
d) Không được tạo thêm kết cấu bằng bất kỳ loại vật liệu nào nhằm tăng diện tích hoặc xây dựng cơi nới, chiếm dụng không gian;
đ) Không được dùng vật liệu khác biệt về tính chất để thay thế vật liệu vốn có của nhà biệt thự. Trường hợp sử dụng màu sắc, chất liệu khác biệt hoặc thay đổi công năng nhà biệt thự thì phải được ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sau khi có ý kiến góp ý của cơ quan quản lý về xây dựng - kiến trúc và cơ quan quản lý về văn hoá cấp tỉnh.
2. Đối với biệt thự nhóm 2:
a) Khi cải tạo phải đảm bảo giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc bên ngoài;
b) Chỉ thực hiện việc phá dỡ khi biệt thự thuộc diện hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc khi được ủy ban nhân dân cấp quận chấp thuận sau khi có ý kiến góp ý của cơ quan quản lý về xây dựng - kiến trúc cấp quận; khi xây dựng lại phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và tuân thủ quy hoạch (đúng mật độ xây dựng, số tầng và độ cao).
Điều 11. Hồ sơ quản lý nhà biệt thự
1. Chủ sở hữu nhà biệt thự hoặc đơn vị quản lý nhà biệt thự hoặc người đang sử dụng nhà biệt thự trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ nhà biệt thự và nộp một bản cho cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh (đối với biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2) hoặc cơ quan quản lý nhà cấp quận (đối với biệt thự nhóm 3).
Đối với nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá thì ngoài việc phải nộp hồ sơ nhà biệt thự theo quy định nêu trên còn phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quản lý về bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá của địa phương, nơi có nhà biệt thự đó.
2. Hồ sơ về nhà biệt thự được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Nhà ở và kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ mặt ngoài của nhà biệt thự.
3. Cơ quan quản lý hồ sơ nhà biệt thự có trách nhiệm cung cấp tài liệu nhà biệt thự cho các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.
Thông tư 38/2009/TT-BXD hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- Điều 4. Nguyên tắc chung
- Điều 5. Trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 6. Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà biệt thự
- Điều 7. Trách nhiệm của người sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà biệt thự
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà biệt thự