Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2023/TT-BGTVT | Hà Nội ngày 13 tháng 12 năm 2023 |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUA BIÊN GIỚI
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới;
Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh ký ngày 16 tháng 12 năm 1998;
Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia ký ngày 10 tháng 12 năm 2009;
Để thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ ký ngày 13 tháng 10 năm 2017;
Để thực hiện Hiệp định về tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26 tháng 11 năm 1999, được sửa đổi ngày 30 tháng 4 năm 2004;
Để thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ ký ngày 17 tháng 01 năm 2013;
Để thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 22 tháng 11 năm 1994;
Để thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 23 tháng 4 năm 2009;
Để thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới.
Thông tư này quy định về phương tiện vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, danh sách cửa khẩu và tuyến đường vận tải thực hiện hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng đường bộ qua biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ và từ viết tắt
Trong Thông tư này, các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên ký kết là nước ký kết điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.
2. Vận tải quá cảnh là hoạt động vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của một Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình nằm ngoài lãnh thổ Bên ký kết đó.
3. Vận tải liên quốc gia là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, có điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không cùng nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết.
4. Nước chủ nhà là quốc gia nơi thực hiện hoạt động vận tải.
5. Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN là viết tắt của Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia và Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ.
6. Hiệp định GMS là viết tắt của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
7. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
8. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào là viết tắt của Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
9. Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia là viết tắt của Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
10. Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam là viết tắt của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.
Điều 4. Quy định chung về vận tải đường bộ qua biên giới
1. Phương tiện vận tải không được phép vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia.
2. Phương tiện vận tải được cấp phép khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân thủ quy định pháp luật của nước đó.
Điều 5. Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải bao gồm:
a) Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách;
b) Phương tiện vận tải hàng hóa là xe cơ giới đường bộ được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa và phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các Bên ký kết công nhận Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải đường bộ qua biên giới được cấp bởi các Bên ký kết kia.
3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Brunei: BRU;
b) Vương quốc Campuchia: KH;
c) Cộng hòa Indonesia: RI;
d) Liên bang Malaysia: MAL;
đ) Cộng hòa Philippines: RP;
e) Cộng hòa Singapore: SGP;
g) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;
h) Liên bang Myanmar: MYA;
i) Vương quốc Thái Lan: T;
k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
4. Phạm vi hoạt động của phương tiện vận tải
a) Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hàng hóa theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
5. Phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận ASEAN;
d) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
e) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập;
g) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
h) Chứng từ quá cảnh hải quan cho hàng hóa đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
6. Các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Điều 6. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe nội địa được các Bên công nhận theo Hiệp định về công nhận giấy phép lái xe nội địa được ký kết bởi các nước thành viên ASEAN tại Kua-la Lăm-pơ vào ngày 09 tháng 7 năm 1985.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Điều 7. Danh sách cửa khẩu, tuyến đường vận tải hàng hóa
Danh sách các cặp cửa khẩu, tuyến đường vận tải hàng hóa ASEAN thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Danh sách cửa khẩu, tuyến đường vận tải hành khách
Danh sách các cặp cửa khẩu, tuyến đường vận tải hành khách ASEAN thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH GMS
Điều 9. Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải bao gồm:
a) Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách;
b) Phương tiện vận tải hàng hóa là xe ô tô tải, xe đầu kéo, rơ moóc và sơ mi rơ moóc, được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa.
2. Các Bên ký kết công nhận Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải đường bộ qua biên giới được cấp bởi các Bên ký kết kia.
3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia của quốc gia nơi xe đăng ký. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Campuchia: KH;
b) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: CHN;
c) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;
d) Liên bang Myanmar: MYA;
đ) Vương quốc Thái Lan: T;
e) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
4. Phạm vi hoạt động của phương tiện
Phương tiện vận tải thực hiện vận tải hàng hóa và hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này.
5. Phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận GMS và sổ theo dõi tạm nhập phương tiện vận tải (sau đây gọi là sổ TAD);
d) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
e) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
6. Các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Điều 10. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu như sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe, đã được các Bên công nhận tại Hiệp định GMS. Tại thời điểm nhập cảnh vào Nước chủ nhà, giấy phép lái xe phải còn thời hạn ít nhất là hai tháng.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Danh sách các cặp cửa khẩu thực hiện Hiệp định GMS được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Danh sách tuyến đường
Danh sách các tuyến đường thực hiện Hiệp định GMS được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào kính trước của phương tiện ký hiệu phân biệt quốc gia riêng biệt và phù hiệu CLV- CBT được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Campuchia: KH;
b) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;
c) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN;
2. Phạm vi hoạt động của phương tiện
Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia thực hiện vận tải hàng hóa và hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
3. Phương tiện vận chuyển hành khách không theo lịch trình qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
e) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
4. Phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
e) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
5. Phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Phiếu gửi hàng hoặc chứng từ hải quan;
đ) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
e) Giấy tờ khai báo hải quan quá cảnh và nội địa trong trường hợp quá cảnh;
g) Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới;
h) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
6. Phương tiện phi thương mại qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
c) Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia;
d) Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập.
7. Các giấy tờ quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
8. Mỗi Bên ký kết sẽ công nhận tất cả các giấy tờ quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này được cấp bởi các Bên ký kết kia.
Điều 14. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng
Điều 15. Danh sách cửa khẩu và tuyến đường
1. Danh sách các cặp cửa khẩu cho vận tải liên quốc gia thực hiện Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh sách các cặp cửa khẩu và tuyến đường cho vận tải quá cảnh thực hiện Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải bao gồm:
a) Phương tiện vận tải đường bộ là xe ô tô chở hàng, xe rơ moóc, xe đầu kéo, xe sơ mi rơ moóc dùng để vận chuyển hàng hoá; xe ô tô chở khách dùng để vận chuyển người và hành lý trong vận tải hành khách, được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết;
b) Xe công vụ là xe của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan của Đảng và đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội các cấp đi công tác.
2. Chủ phương tiện vận tải hoặc cơ quan quản lý xe công vụ của một Bên ký kết hoạt động trên lãnh thổ của Bên ký kết kia phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với người thứ ba của cơ quan bảo hiểm nước đến.
3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia nơi phương tiện được đăng ký. Ký hiệu phân biệt được gắn phía trước và phía sau phương tiện ở vị trí dễ thấy. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: CHN;
b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
4. Phạm vi hoạt động của phương tiện
a) Phương tiện vận tải hành khách định kỳ (theo tuyến cố định) khởi hành từ bến xe đầu tuyến và kết thúc tại bến xe cuối tuyến theo phương án khai thác tuyến vận tải hành khách định kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được cơ quan quản lý tuyến thông báo khai thác tuyến theo quy định tại Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới;
b) Phương tiện vận tải hành khách không định kỳ (theo hợp đồng và vận tải khách du lịch) được hoạt động qua các cặp cửa khẩu và tuyến đường được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này;
c) Phương tiện vận tải hàng hóa được hoạt động qua các cặp cửa khẩu và tuyến đường được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này.
d) Xe công vụ của một Bên ký kết khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải hoạt động theo tuyến đường, cửa khẩu mà Bên ký kết kia chỉ định, đồng thời phải tuân thủ các quy định về quản lý phương tiện nhập cảnh của nước đến.
5. Phương tiện vận tải hành khách phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy phép vận tải;
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d) Danh sách hành khách đối với xe vận chuyển hành khách định kỳ theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với xe vận chuyển hành khách không định kỳ theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;
e) Hợp đồng vận chuyển hành khách (nếu là phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng) hoặc lộ trình du lịch mà công ty du lịch nước chủ nhà xác nhận (nếu là phương tiện vận chuyển hành khách du lịch);
g) Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.
6. Phương tiện vận tải hàng hoá phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy phép vận tải;
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d) Phiếu gửi hàng;
đ) Tờ khai hải quan đối với hàng hoá;
e) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;
g) Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.
7. Xe công vụ phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy phép vận tải;
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;
đ) Các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.
8. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm hoặc phương tiện vận tải có kích thước và trọng lượng của hàng hóa vượt quá quy định, trước khi được cấp giấy phép đặc biệt loại D của Bên ký kết kia phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền của hai Bên ký kết cấp phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm theo quy định.
9. Các giấy tờ quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Điều 17. Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Điều 18. Cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu
1. Cơ quan quản lý vận tải tại cửa khẩu là Trạm Quản lý vận tải cửa khẩu được thành lập theo quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ Việt - Trung.
2. Trạm Quản lý vận tải cửa khẩu thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra Giấy phép vận tải của phương tiện, Ký hiệu phân biệt quốc gia, các giấy tờ có liên quan đến vận tải; đóng dấu của Trạm vào Giấy phép vận tải tại nơi quy định trên Giấy phép vận tải. Đối với Giấy phép vận tải loại A, E cấp cho phương tiện vận tải hành khách định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm thì không thực hiện đóng dấu trên Giấy phép vận tải;
b) Kiểm tra các phương tiện vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm của Việt Nam và Trung Quốc, duy trì trật tự thị trường vận tải tại cửa khẩu;
c) Thống kê số liệu, cập nhật và báo cáo về hoạt động vận tải đường bộ Việt - Trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng khác tại cửa khẩu thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
1. Danh sách các cặp cửa khẩu thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các phương tiện vận tải phải xuất và nhập cảnh tại cùng một cửa khẩu (không bao gồm phương tiện vận tải khách du lịch hoặc theo hợp đồng).
Điều 20. Danh sách tuyến đường
Các tuyến đường vận tải thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải gồm ô tô, ô tô đầu kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc được kéo theo ô tô và các phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ; có hệ thống tay lái nằm phía bên trái theo chiều xe chạy và được phân loại như sau:
a) Phương tiện thương mại là phương tiện tham gia vào vận chuyển hành khách và hàng hoá có thu tiền hoặc phương tiện chuyên chở người hoặc hàng hoá phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Phương tiện phi thương mại là phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động không vì mục đích kinh doanh, gồm: xe của các cơ quan, tổ chức đi công tác, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo (gọi chung là xe công vụ) và xe của cá nhân đi việc riêng (là xe chở người dưới 09 chỗ và xe pick-up).
2. Hai Bên ký kết công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ đối với phương tiện vận tải sử dụng cho vận tải qua biên giới được cấp bởi một Bên ký kết.
3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia và phù hiệu liên vận giữa Việt Nam và Lào của quốc gia nơi xe đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;
b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
4. Phương tiện thương mại phải có niên hạn sử dụng phù hợp với quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.
5. Phương tiện qua lại biên giới phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba phù hợp với luật pháp và các quy định của nước chủ nhà.
6. Phạm vi hoạt động của phương tiện
Các phương tiện vận tải được phép hoạt động qua lại các cặp cửa khẩu quy định tại Điều 23 của Thông tư này, trừ phương tiện vận tải khách du lịch chỉ được thực hiện qua các cặp cửa khẩu quốc tế quy định tại Điều 23 Thông tư này.
7. Phương tiện phi thương mại phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận;
d) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
8. Phương tiện vận tải hành khách phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch).
9. Phương tiện vận tải hàng hoá phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Vận đơn;
c) Tờ khai hải quan đối với hàng hoá;
d) Giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật.
10. Ngoài Giấy phép liên vận, phương tiện vận tải chuyên chở hàng nguy hiểm, hàng có trọng tải hoặc kích thước vượt quá quy định khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết đó cấp Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm theo quy định.
11. Các giấy tờ quy định tại khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Điều 22. Quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu như sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ đối tượng được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển;
c) Trong trường hợp hộ chiếu của lái xe và Giấy đăng ký phương tiện không do cùng một Bên ký kết cấp thì phải có thêm bản sao Hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên của lái xe với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng minh thư ngoại giao.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Danh sách các cặp cửa khẩu thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào được quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 24. Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải là xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc lưu thông trên đường bộ, có Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp.
2. Phương tiện thương mại là những phương tiện tham gia vận chuyển người và hàng hoá có thu tiền, bao gồm:
a) Xe chở khách có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe);
b) Xe taxi có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái) và có ký hiệu “Taxi” trên nóc xe;
c) Xe tải, rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
3. Phương tiện phi thương mại là xe ô tô chở người có không quá 09 chỗ ngồi (kể cả người lái xe) và ô tô chở hàng hóa không thu tiền, bao gồm:
a) Phương tiện của các cơ quan, tổ chức đi công vụ;
b) Phương tiện cá nhân;
c) Phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đó và không tham gia vận chuyển người hoặc hàng hóa có thu tiền;
d) Phương tiện cứu hỏa, phương tiện cứu thương, phương tiện cứu hộ, phương tiện thực hiện sứ mệnh nhân đạo.
4. Hai Bên ký kết công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ đối với phương tiện vận tải sử dụng cho vận tải qua biên giới được cấp bởi một Bên ký kết.
5. Phương tiện vận tải khi đi vào Bên ký kết kia phải tuân thủ quy định về bảo hiểm phương tiện cơ giới bắt buộc đối với phương tiện cơ giới theo quy định của Bên ký kết đó.
6. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia và phù hiệu liên vận của quốc gia nơi xe đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia cho phương tiện đó. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Campuchia: KH;
b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
7. Các phương tiện vận tải quá cảnh và phương tiện vận tải qua lại biên giới khi tham gia giao thông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Chiều dài tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chiều rộng tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Độ cao giới hạn tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Phần nhô ra tối đa ở phía sau xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Trọng tải xe tối đa cho phép phải tuân thủ theo các quy định luật pháp của Nước chủ nhà.
9. Phạm vi hoạt động của phương tiện
Các phương tiện được phép hoạt động qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
10. Phương tiện thương mại vận tải hành khách phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận;
d) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng với vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách hành khách phải có xác nhận của bến xe (đối với phía Campuchia nếu chưa có bến xe thì xác nhận của nơi đón trả khách). Danh sách hành khách không áp dụng đối với vận tải hành khách bằng xe taxi;
đ) Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch);
e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
11. Phương tiện thương mại vận tải hàng hoá phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận;
d) Phiếu gửi hàng;
đ) Tờ khai hải quan đối với hàng hoá;
e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
12. Phương tiện phi thương mại phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận;
d) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
13. Các giấy tờ quy định tại khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Điều 25. Quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia được quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đăng ký kinh doanh vận tải;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ 06 tháng;
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 05 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;
i) Mẫu đề cương báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục XIX của Thông tư này; Báo cáo kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tình hình tổ chức quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế của địa phương
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ 06 tháng;
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 10 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo tình hình tổ chức quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế trên phạm vi toàn quốc
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ 06 tháng;
g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 15 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm;
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức quản lý hoạt động đối với các phương tiện qua lại biên giới đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam;
b) Thông báo danh sách phương tiện được cấp Giấy phép vận tải, Giấy phép liên vận cho các nước theo quy định tại Điều ước quốc tế và các cơ quan có liên quan để phối hợp quản lý;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam trên địa bàn địa phương và theo thẩm quyền;
b) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN, Hiệp định GMS, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Lào, Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia, Bản ghi nhớ vận tải đường bộ Campuchia - Lào - Việt Nam trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư:
a) Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 29/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 26/2021/TT- BGTVT ngày 29 tháng 11năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
b) Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
c) Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia; Thông tư số 47/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia;
d) Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ; Thông tư số 20/2020/TT-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2013/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ;
đ) Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng; Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng;
e) Thông tư số 05/2022/TT-BGTVT ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại thu hồi giấy phép của các Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Bãi bỏ Điều 1, Điều 3, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 16, Điều 18, Điều 21 và Điều 23 của Thông tư số 05/2023/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái; Bãi bỏ Điều 1, Điều 2 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNG HÓA THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ TẠO THUẬN LỢI CHO HÀNG HÓA QUÁ CẢNH, HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO VẬN TẢI LIÊN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Kích thước, phần nhô ra phía sau và trọng tải tối đa của phương tiện:
LOẠI PHƯƠNG TIỆN | TRỌNG TẢI TỐI ĐA (tấn) |
| 21.0 T |
| 25.0 T |
| 32.0 T |
| 36.0 T |
| 38.0 T |
Khí thải (khói): 50% (Opacity hoặc Bosch) hoặc 50 HSU.
3. Các yêu cầu khác có liên quan:
Hiệu suất phanh: 50% trọng lượng trục.
Độ trượt ngang: cộng (+) hoặc trừ (-) 5 m/km.
DANH SÁCH CÁC CỬA KHẨU, TUYẾN ĐƯỜNG VẬN TẢI HÀNG HÓA ASEAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Danh sách cửa khẩu
Quốc gia | Cửa khẩu |
Brunei Darussalam | Sungai Tujuh Kuala Lurah Puni Labu |
Campuchia | Poi Pet Bavet Trapeing Kreal Cảng quốc tế Sihanoukville |
Indonesia | Entikong, West Kalimantan |
Lào | Cửa khẩu Nampaow, tỉnh Bolikhamsay Cửa khẩu quốc tế Cầu Friendship 1, thủ đô Vientiane Cửa khẩu quốc tế Cầu Friendship 2, tỉnh Savannakhet Cửa khẩu quốc tế Cầu Friendship 4, tỉnh Bokeo Cửa khẩu quốc tế Nongnokkien, tỉnh Champasack Cửa khẩu Daensavanh, tỉnh Savannakhet |
Malaysia | Bukit Kayu Hitam Tanjong Kupang Tebedu Sungai Tujuh Johor Bahru |
Myanmar | Myawaddy Tachileik |
Philippines | Không có |
Singapore | Cửa khẩu Woodlands Cửa khẩu Tuas Khu thương mại tự do Keppel Khu thương mại tự do Pasir Panjang Khu thương mại tự do Jurong Khu thương mại tự do Sembawang Khu thương mại tự do Changi |
Thái Lan | Cửa khẩu Mae Sai Cửa khẩu Mae Sot Cửa khẩu Aranyaprathet Cửa khẩu Nong Kai Cửa khẩu Sa Dao Cửa khẩu Mook Da Harn Cửa khẩu Chiang Kong |
Việt Nam | Cửa khẩu Cầu Treo Cửa khẩu Lao Bảo Cửa khẩu Mộc Bài |
2. Danh sách tuyến đường
Quốc gia | Tuyến đường vận tải qua biên giới theo Mạng Đường bộ ASEAN (AH): Điểm xuất phát - Điểm đến |
Brunei Darussalam | AH150: Sungai Tujoh/Miri (Cửa khẩu Brunei Darussalam/Malaysia) - Kuala Lurah/Limbang (Cửa khẩu Brunei/Malaysia) |
AH150: Puni/Limbang (Cửa khẩu Brunei Darussalam/Malaysia) - Labu/Lawas (Cửa khẩu BruneiDarussalam/Malaysia) | |
Campuchia | AH1: Poi Pet (Biên giới Campuchia/Thái Lan) - Sisophon - Phnom Penh - Bavet (Biên giới Campuchia/Việt Nam) |
AH11: Trapeing Kreal (Biên giới Campuchia/Lào) – Stung Treng - Kampong Cham - Phnom Penh - cảng Sihanoukville | |
Indonesia | AH2: Merak –Jakarta - Surakarta - Surabaya - Denpasar AH150: Pontianak - Entikong/Tebedu (Biên giới Indonesia/Sarawak, Malaysia) AH25: Banda Aceh-Medan - Palembang - Bakahuni |
Lào | AH3: Boten (Biên giới Lào/Trung Quốc) - Luang Namtha - Houi Sai (Biên giới Lào/Thái Lan) |
AH12: Natrey (J.R.AH.3)- Oudomsay - Luang Phrabang - Vientiane | |
AH11: Vientiane (J.R.AH.12) - Ban Lao - Thakhek- Savannakhet- Pakse -Veunkhame (Biên giới Lào/Campuchia) | |
AH15: Namphao (Biên giới Lào/Việt Nam) - Ban Lao (J.R.AH.11) | |
AH16: Savannakhet(Biên giới Lào/Thái Lan) –Danesavanh (Biên giới Lào/Việt Nam) | |
Malaysia | AH2: Bukit Kayu Hitam (Biên giới Malaysia/Thái Lan) - Kuala Lumpur - Seremban - Senai Utara |
AH2 (Timur/Đông): Senai Utara -Cửa khẩu Johor | |
Bharu/Woodlands (Biên giới Malaysia/Singapore) | |
AH2 (Barat/Tây): Senai Utara -Cửa khẩu Tanjung Kupang/Tuas (Biên giới Malaysia/Singapore) | |
AH150: Entikong/Tebedu (Biên giới Indonesia/Malaysia) - Serian -Kuching | |
AH150: Serian - Sibu - Bintulu - Miri | |
AH150: Miri - Sg. Tujoh (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) | |
AH150: Kuala Lurah (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) - Limbang/Puni (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) | |
AH150: Lawas/Labu (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) - Kota Kinabalu | |
Myanmar | AH1: Tamu (Biên giới Myanmar/Ấn Độ) -Mandalay - Meiktila - Payagyi (bao gồm Payagyi-Yangon) - Myawadi (Biên giới Myanmar/Thái Lan) |
AH2: Meiktila - Loilem - Keng Tung - Tachileik (Biên giới Myanmar/Thái Lan) | |
AH3: Kyaington (Keng Tung) - Mongla | |
AH14: Muse (Biên giới Myanmar/Thái Lan) - Mandalay | |
Philippines | AH26: Thành phố Laoag - Manila -Matnog (dịch vụ phà) - San Isidro - Thành phố Tacloban - Liloan (dịch vụ phà) - Lipata - Thành phố Surigao - Thành phố Davao - Thành phố General Santos - Thành phố Zamboanga |
Singapore | AH2 (phía Đông): (Biên giới Malaysia/Singapore) Cửa khẩu Johor Bharu/ Woodlands - Đường cao tốc Bukit Timah - Đường cao tốc Pan Island - Nút giao Anak Bukit - Đường Clementi - Đường quốc lộ West Coast |
AH2 (phía Tây): (Biên giới Malaysia/Singapore) Cửa khẩu Tanjung Kupang/Tuas - Đường cao tốc Ayer Rajah - Nút giao cầu vượt University - Đường Clementi - Đường quốc lộ West Coast | |
Thái Lan | AH1: Mae Sot (Biên giới Thái Lan/Myanmar) - Tak - Bangkok- Hin Kong - Nakhon Nayok - Aranyaprathet - Khlong Luek (Biên giới Thái Lan/Campuchia) |
AH2: Mae Sai (Biên giới Thái Lan/Myanmar) - Chiang Rai - Lampang - Tak -Bangkok (Đường vành đai West Outer) - Nakhon Pathom - Pak Tho - Chumphon - Suratthani - Phattalung - Hat Yai - Sadao (Biên giới Thái Lan/Malaysia) | |
AH3: Chiang Rai - Chiang Khong (Biên giới Thái Lan/Lào) | |
AH12: Hin Kong - Saraburi - Nakhon Ratchasima - Khon Kaen - Nongkhai (Biên giới Thái Lan/Lào) | |
AH16: Tak - Phitsanulok - Khon Kaen - Kalasin - Somdet - Mukdahan (Biên giới Thái Lan/Lào) | |
AH19: Nakhon Ratchasima -Kabinburi - Laem Chabung East Outer Bangkok Ring Road (Tub Chang) - Bang Pa In | |
Việt Nam | AH1: Mộc Bài (Biên giới Việt Nam/Campuchia) - An Sương (TP.Hồ Chí Minh) |
AH1: Đông Hà - Đà Nẵng/Tiên Sa | |
AH15: Keo Nưa (Biên giới Việt Nam/Lào) - Bãi Vọt - Vinh - Cửa Lò | |
AH16: Lao Bảo (Biên giới Việt Nam/Lào) - Đông Hà | |
AH17: Đồng Nai - Vũng Tàu |
DANH SÁCH CÁC CỬA KHẨU, TUYẾN ĐƯỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ASEAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Quốc gia | Tuyến vận tải qua biên giới theo Mạng Đường bộ ASEAN (AH): Điểm xuất phát - Điểm đến | Cửa khẩu |
Brunei Darussalam | AH150: Sungai Tujoh/Miri (Cửa khẩu Brunei Darussalam/Malaysia) - Kuala Lurah/Limbang (Cửa khẩu Brunei Darussalam/Malaysia) | Sungai Tujoh Kuala Lurah |
AH150: Puni/Limbang (Cửa khẩu BruneiDarussalam/Malaysia) - Labu/Lawas (Cửa khẩu BruneiDarussalam/Malaysia) | Puni Labu | |
Campuchia | AH1: Poi Pet/Aranyaprathet (Biên giới Campuchia/Thái Lan) - Sisophon - Phnom Penh - Bavet/Mộc Bài (Biên giới Campuchia/Việt Nam) | Poi Pet Bavet |
AH11: Trapeing Kreal/Nong Nok Khien (Biên giới Campuchia/Lào) - Stung Treng - Kampong Cham - Phnom Penh - cảng Sihanoukville | Trapeing Kreal | |
Indonesia | AH150: Pontianak - Entikong/Tebedu (Biên giới Indonesia/ Sarawak Malaysia) | Entikong |
Lào | AH3: Boten/Mohan (Biên giới Lào/Trung Quốc) - Luang Namtha - Houi Sai/Chiang Khong (Biên giới Lào/Thái Lan) | Boten Hou Sai |
AH12: Natrey (J.R.AH.3) - Oudomsay - Luang Phrabang - Vientiane/Nongkhai (Biên giới Lào/Thái Lan) | Vientiane | |
AH11: Vientiane (J.R.AH.12) - BanLao - Thakhek - Savannakhet - Pakse - Nong Nok Khien/Trapeing Kreal (Biên giới Lào/Campuchia) | Nong Nok Khien | |
AH15: Namphao/Cầu Treo (Biên giới Lào/Việt Nam) - Ban Lao (J.R.AH.11) | Namphao | |
AH16: Savannakhet/Mukdahan (Biên giới Lào/Thái Lan) - Danesavanh/Lao Bảo (Biên giới Lào/Việt Nam) | Savannakhet Danesavanh | |
Malaysia | AH2: Bukit Kayu Hitam/Sadao (Biên giới Malaysia/Thái Lan) - Kuala Lumpur - Seremban - Senai Utara AH2 (Timur/Đông): Senai Utara - Cửa khẩu Johor Bharu/Woodlands (Biên giới Malaysia/Singapore) AH2 (Barat/Tây): Senai Utara - Cửa khẩu Tanjung Kupang/Tuas (Biên giới Malaysia/Singapore) | Phía Tây Malaysia Điểm phía Bắc: 1. Bukit Kayu Hitam, Kedah Điểm phía Nam: 1. Johor Bahru, Johor (Causeway) 2. Tanjung Kupang, Johor (2nd Link) |
AH 150: Entikong/Tebedu (Biên giới Indonesia/Malaysia) Serian - Sibu - Bintulu - Miri - Sg. Tujoh (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) | Phía Đông Malaysia 1. Entikong, Kalimantan Barat/Tebedu, Sarawak (Cửa khẩu Indonesia/Malaysia) 2. Miri/Sg. Tujoh (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) 3. Limbang/Kuala Lurah - Limbang/Puni (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) 4. Lawas/Labu (Cửa khẩu Malaysia/Brunei Darussalam) - Kota Kinabalu | |
Myanmar | AH1: Tamu-Mandalay - Meiktila- Yangon - Bago - Phayagyi - Thaton- Myawadi/Mae Sot (Biên giới Myanmar/Thái Lan) | Myawadi |
AH2: Meiktila - Loilem - Kyaingtong - Tachileik/Mae Sai (Biên giới Myanmar/Thái Lan) | Tachileik | |
Philippines | AH26: Thành phố Laoag - Manila - Matnog (dịch vụ phà) - San Isidro - Thành phố Tacloban - Liloan (dịch vụ phà) - Lipata - Thành phố Surigao - Thành phố Davao - Thành phố General Santos - Thành phố Zamboanga | Thành phố Zamboanga Thành phố Davao Thành phố General Santos |
Singapore | AH2 (Đông): (Biên giới Malaysia/Singapore) Cửa khẩu Johor Bahru/Woodlands - Đường cao tốc Bukit Timah - Đường cao tốc Pan Island- Nút giao Anak Bukit - Đường Clementi - Đường quốc lộ West Coast | Woodlands |
AH2 (Tây): (Biên giới Malaysia/Singapore) Cửa khẩu Tanjung Kupang/ Tuas - Đường cao tốc Ayer Rajah - Nút giao cầu vượt University - Đường Clementi - Đường quốc lộ West Coast | Tuas | |
Thái Lan | AH1: Mae Sot/Myawadi (Biên giới Thái Lan/Myanmar) - Tak - Bangkok- Hin Kong - Nakhon Nayok - Aranyaprathet/Poipet (Biên giới Thái Lan/Campuchia) | Mae Sot Aranyaprathet |
AH2: Mae Sai/Tachileik (Biên giới Thái Lan/Myanmar) - Chiang Rai - Lampang - Tak -Bangkok (Đường vành đai West Outer) - Nakhon Pathom - Pak Tho - Chumphon - Suratthani - Phattalung - Hat Yai - Sadao/Bukit Kayu Hitam (Biên giới Thái Lan/Malaysia) | Mae Sai Sadao | |
AH3: Chiang Rai - Chiang Khong/Houayxay (Biên giới Thái Lan/Lào) | Chiang Khong | |
AH12: Hin Kong - Saraburi – Nakhon Ratchasima - Khon Kaen - Nongkhai/Vientiane (Biên giới Thái Lan/Lào) | Nongkhai | |
AH16: Tak - Phitsanulok - Khon Kaen - Kalasin - Somdet - Mukdahan/Savannakhet (Biên giới Thái Lan/Lào) | Mukdahan | |
AH19: Nakhon Ratchasima - Kabinburi - Laem Chabung East Outer Bangkok Ring Road (Tub Chang) - Bang Pa In | Nongkhai | |
Việt Nam | AH1: Mộc Bài/Bavet (Biên giới Việt Nam/Campuchia) - An Sương (TP. Hồ Chí Minh) | Mộc Bài (Tây Ninh) |
AH1: Đông Hà - Đà Nẵng/Tiên Sa | Lao Bảo (Quảng Trị) | |
AH15: Cầu Treo/Namphao (Biên giới Việt Nam/Lào) - Bãi Vọt - Vinh - Cửa Lò | Cầu Treo (Hà Tĩnh) | |
AH16: Lao Bảo/Danesavanh (Biên giới Việt Nam/Lào) - Đông Hà | Lao Bảo (Quảng Trị) | |
AH17: Đồng Nai - Vũng Tàu | Mộc Bài (Tây Ninh) |
MẪU DANH SÁCH HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH (VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐỊNH KỲ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST)
(Sử dụng cho xe vận tải hành khách theo tuyến cố định tạm xuất-tái nhập
(For temporary export and re-import vehicle on scheduled passenger transport)
| Số(No.): |
|
Số đăng ký phương tiện (Registration No.):...............................................
Tên Công ty (Name of company):
..................................................................................................................
Địa chỉ (Address):
..........................................................................................................................................
Số điện thoại (Tel No.): ......................................,
Số fax/Fax No.:.............................................................
Tuyến vận tải (Route):
từ(from)............................. đến (to)............................ và ngược lại(and vice versa).
Bến đi (Departure terminal):..........................................;
Bến đến (Arrival terminal):................................................... .
Giờ khởi hành từ bến đi (Departure time):..............., ngày (date).........../........../ 20.............
1. Danh sách hành khách khởi hành từ bến xe(Passengers departing from the terminal):
Số TT (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số vé (Ticket No.) | (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số vé (Ticket No.) | (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số vé (Ticket No.) |
(1) | (2) | (3) | (1) | (2) | (3) | (1) | (2) | (3) |
1 |
|
| 17 |
|
| 33 |
|
|
2 |
|
| 18 |
|
| 34 |
|
|
3 |
|
| 19 |
|
| 35 |
|
|
4 |
|
| 20 |
|
| 36 |
|
|
5 |
|
| 21 |
|
| 37 |
|
|
6 |
|
| 22 |
|
| 38 |
|
|
7 |
|
| 23 |
|
| 39 |
|
|
8 |
|
| 24 |
|
| 40 |
|
|
9 |
|
| 25 |
|
| 41 |
|
|
10 |
|
| 26 |
|
| 42 |
|
|
11 |
|
| 27 |
|
| 43 |
|
|
12 |
|
| 28 |
|
| 44 |
|
|
13 |
|
| 29 |
|
| 45 |
|
|
14 |
|
| 30 |
|
| 46 |
|
|
15 |
|
| 31 |
|
| 47 |
|
|
16 |
|
| 32 |
|
| 48 |
|
|
Tổng cộng số hành khách khởi hành từ bến xe: …… người Total passengers departing from the terminal ………. persons | Xác nhận của Bến xe/ Terminal |
2. Danh sách hành khách mua vé dọc đường do lái xe khai báo(Other passengers declared by driver):
Số TT (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số vé(Ticke t No.) | (No.) | Họ tên hành khách (Passenge r’s full name) | Số vé(Ticke t No.) | (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số vé(Tic ket No.) |
(1) | (2) | (3) | (1) | (2) | (3) | (1) | (2) | (3) |
1 |
|
| 6 |
|
| 11 |
|
|
2 |
|
| 7 |
|
| 12 |
|
|
3 |
|
| 8 |
|
| 13 |
|
|
4 |
|
| 9 |
|
| 14 |
|
|
5 |
|
| 10 |
|
| 15 |
|
|
Tổng cộng khách chặng: ......... người Total of stage passengers …. persons | Lái xe ký tên xác nhận số lượng khách: (Name of Driver and signature) ............................ |
(Ghi chú: Danh sách này gồm 4 liên: Liên 1 (gốc) giao cơ quan Hải quan cửa khẩu; Liên 2 giao Chủ phương tiện; Liên 3 giao Bến xe; Liên 4 giao Biên phòng cửa khẩu)/(Note: List of passenger includes 04 copies; 01 copy for customs; 01 copy for carrier; 01 copy for the terminal; 01 copy for borderguard officer)./.
MẪU DANH SÁCH HÀNH KHÁCH HỢP ĐỒNG (VẬN TẢI HÀNH KHÁCH KHÔNG ĐỊNH KỲ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST)
(Sử dụng cho phương tiện vận tải khách du lịch và theo hợp đồng tạm xuất-tái nhập)
(For temporary export and re-import vehicle on tourist and non-scheduled passenger transport)
| Số (No.): |
|
Số đăng ký phương tiện (Registration number):...........................................................
Tên người vận chuyển (Carrier name):.......................................................................................
Địa chỉ (Address):..........................................................................................................................
Số điện thoại (Tel No.): ......................................; Số Fax/Fax No.: ...........................................
Phạm vi hoạt động của chuyến đi (Route of itinerary):..............................................................
.........................................................................................................................................................
Thời hạn chuyến đi (Duration of the journey):............................. ngày (date)
Từ ngày (From date).......... / ...... / 20......... đến ngày (to date)............/........./ 20.............
Danh sách hành khách (Passenger list):
Số TT (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số Hộ chiếu (Passport No.) | (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số Hộ chiếu (Passport No.) | (No.) | Họ tên hành khách (Passenger’s full name) | Số Hộ chiếu (Passport No.) |
(1) | (2) | (3) | (1) | (2) | (3) | (1) | (2) | (3) |
1 |
|
| 19 |
|
| 37 |
|
|
2 |
|
| 20 |
|
| 38 |
|
|
3 |
|
| 21 |
|
| 39 |
|
|
4 |
|
| 22 |
|
| 40 |
|
|
5 |
|
| 23 |
|
| 41 |
|
|
6 |
|
| 24 |
|
| 42 |
|
|
7 |
|
| 25 |
|
| 43 |
|
|
8 |
|
| 26 |
|
| 44 |
|
|
9 |
|
| 27 |
|
| 45 |
|
|
10 |
|
| 28 |
|
| 46 |
|
|
11 |
|
| 29 |
|
| 47 |
|
|
12 |
|
| 30 |
|
| 48 |
|
|
13 |
|
| 31 |
|
| 49 |
|
|
14 |
|
| 32 |
|
| 50 |
|
|
15 |
|
| 33 |
|
| 51 |
|
|
16 |
|
| 34 |
|
| 52 |
|
|
17 |
|
| 35 |
|
| 53 |
|
|
18 |
|
| 36 |
|
| 54 |
|
|
Tổng cộng số hành khách: ............................... người Total passengers departing from the terminal …………. persons | Xác nhận của người vận tải /Carrier |
(Ghi chú: Danh sách này gồm 3 liên: Liên 1 (gốc) giao cho cơ quan Hải quan cửa khẩu; Liên 2 giao cho Chủ phương tiện; Liên 3 giao cho Biên phòng cửa khẩu)/(Note: list of passenger includes 03 copies; 01 copy for customs; 01 copy for carrier; 01 copy for borderguard officer)./.
MẪU PHIẾU GỬI HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHIẾU GỬI HÀNG
INTERNATIONAL CONSIGNMENT NOTE
Liên số [1 (người gửi)] [2 (người nhận)] [3 (Người vận chuyển)]
Copy No. (1 consignor) (2 consignee) (3 carrier)
1. Người gửi (tên và địa chỉ) Consignor (name and address) | 15. Phiếu gửi hàng quốc tế (International consignment Note) | ||||||||||
2. Người nhận (tên và địa chỉ) (Consignee (name and address) | 16. Người vận chuyển Carrier (name and address) | ||||||||||
3. Nơi gửi hàng Place of taking in charge of the goods | 17. Người đại diện nhà vận chuyển Subcontracting actual carrier (name and address) | ||||||||||
4. Nơi nhận hàng Place of delivery of the goods | 18. Ghi chú của người vận chuyển Carrier’s remark | ||||||||||
5. Các tài liệu gửi kèm Attached documents | |||||||||||
6. Ký hiệu và số hiệu Marks and number | 7. Số kiện Number of packages | 8. Phương pháp đóng gói Method of packing | 9. Tính chất nguy hiểm của hàng hóa Dangerous nature of the goods | 10. Các thông tin khác: Other information - Giá trị hải quan Custom value - Khác (Others) | 11. Trọng lượng tổng Gross weight in kg | 12. Thể tích bằng m3 Volume in m3 | |||||
Cấp độ Nguy hiểm Class (ADR) | Số hiệu Nguy hiểm Number ADR | Ký tự (letter) ADR |
|
|
| ||||||
13. Chỉ dẫn của người nhận hàng - Đối với thủ tục Hải quan - Đối với các thủ tục khác - Được phép/không được phép sang hàng - Khác (others) | 19. Các thỏa thuận đặc biệt - Bảo hiểm hàng hóa được bố trí bởi người vận tải - Giai đoạn /ngày gần nhất thực hiện vận chuyển - Giá trị khai báo và/hoặc quan tâm đặc biệt trong giao hàng hóa: | ||||||||||
20. Được thanh toán bởi: | Người gửi | Loại tiền tệ | Người nhận | ||||||||
Giá vận chuyển Cắt giảm |
|
|
|
|
|
| |||||
14. Hướng dẫn về thanh toán các phí chuyên chở | Cân đối Các lệ phí phụ trội Khác (Others): |
|
|
|
|
|
| ||||
0 trả trước (prepaid) 0 thu tiền (collect) | Tổng (Total) |
|
|
|
|
|
| ||||
21. Làm tai vào 20... Done at....on …. | 14. Trả bằng tiền mặt khi giao hàng | ||||||||||
22. Người gửi ký tên và đóng dấu | 23. Người vận tải ký tên/đóng dấu | 24. Hàng nhận được | |||||||||
DANH SÁCH CÁC CẶP CỬA KHẨU THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GMS
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Quốc gia | Cặp cửa khẩu |
1 | Campuchia | Dong Kralor (Campuchia) - Veunekharn (Lào) Cham Yeam (Campuchia) - Hat Lek (Thái Lan) Poi pet (Campuchia) - Aranyaprathet (Thái Lan) Bavet (Campuchia) - Mộc Bài (Việt Nam) Prek Chak (Campuchia) -Hà Tiên (Việt Nam) |
2 | Myanma | Tachilek (Myanma) - Mae Sai (Thái Lan) Myawaddy (Myanma) - Mae Sot (Thái Lan) Muse (Myanma) - Ruili (Trung Quốc) |
3 | Lào | Veunekharn (Lào) - Dong Kralor (Campuchia) Houayxay (Lào) - Chiang Khong (Thái Lan) Thanaleng (Lào) - Nong Khai (Thái Lan) Wang Tao (Lào) - Chong Mek (Thái Lan) Savannakhet (Lào) - Mukdahan (Thái Lan) Boten (Lào) - Mohan (Trung Quốc) Nam Phao (Lào) - Cầu Treo (Việt Nam) Dansavanh (Lào) - Lao Bảo (Việt Nam) |
4 | Thái Lan | Hat Lek (Thái Lan) - Cham Yeam (Campuchia) Aranyaprathet (Thái Lan) - Poi pet (Campuchia) Chiang Khong (Thái Lan) - Houayxay (Lào) Nong Khai (Thái Lan) - Thanaleng (Lào) Chong Mek (Thái Lan) - Wang Tao (Lào) Mukdahan (Thái Lan) - Savannakhet (Lào) Mae Sai (Thái Lan) - Tachilek (Myanma) Mae Sot (Thái Lan) - Myawaddy (Myanma) |
5 | Trung Quốc | Mohan (Trung Quốc) - Boten (Lào) Ruili (Trung Quốc) - Muse (Myanma) Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam) Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) -Hữu Nghị (Việt Nam) |
6 | Việt Nam | Mộc Bài (Việt Nam) - Bavet (Campuchia) Hà Tiên (Việt Nam)- Prek Chak (Campuchia) Cầu Treo (Việt Nam) - Nam Phao (Lào) Lao Bảo (Việt Nam) - Dansavanh (Lào) Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) |
DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GMS
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Hành lang kinh tế Bắc-Nam (North-South Economic Corridor) gồm:
a) Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
(i) Cửa khẩu: Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam)
b) Nam Ninh - Hữu Nghị Quan - Hữu Nghị - Hà Nội
(i) Cửa khẩu: Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Hữu Nghị (Việt Nam)
c) Tuyến: Kunming - Yuxi - Yuanjiang - Mohei - Simao - Xiaomenyang - Mohan (Trung Quốc) - Boten - Houayxay (Lào) - Chiang Khong - Chiang Rai - Tak - Bangkok (Thái Lan)
(i) Cửa khẩu: Mohan (Trung Quốc) - Boten (Lào)
(ii) Cửa khẩu: Houayxay (Lào) - Chiang Khong (Thái Lan)
d) Tuyến: Kengtung - Tachilek (Myanma) - Mae Sai - Chiang Rai - Tak Bangkok (Thái Lan)
(i) Cửa khẩu: Tachilek (Myanma) - Mae Sai (Thái Lan)
đ) Tuyến: Kunming-Mile-Yinshao-Kaiyuan-Mengzi-Hekou (Trung Quốc) - Lao Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam)
(i) Cửa khẩu: Hekou (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam)
2. Hành lang kinh tế Đông -Tây (East-West Economic Corridor):
a) Tuyến: Mawlamyine - Myawaddy (Myanma) - Mae Sot - Phitsanulok - Khon Kaen - Kalasin - Mukdahan (Thái Lan) - Savannakhet - Dansavanh (Lào) - Lao Bảo - Đông Hà - Huế - Đà Nẵng (Việt Nam)
(i) Cửa khẩu: Myawaddy (Myanma) - Mae Sot (Thái Lan)
(ii) Cửa khẩu: Mukdahan (Thái Lan) - Savannakhet (Lào)
(iii) Cửa khẩu: Dansavanh (Lào) - Lao Bảo (Việt Nam)
3. Hành lang kinh tế phía Nam (Southern Economic Corridor):
a)Tuyến: Bangkok - Kabin Buri - Sra Kaeo - Aranyaprathet hoặc Bangkok - Laem Chabang - Phanom Sarakham - Kabin Buri - Sra Kaeo - Aranyaprathet (Thái Lan) - Poipet - Sisophon - Pursat - Phnom Penh - Neak Loueng - Bavet (Campuchia) - Mộc Bài - TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu (Việt Nam)
(i) Cửa khẩu: Aranyaprathet (Thái Lan) - Poi pet (Campuchia)
(ii) Cửa khẩu: Bavet (Campuchia) - Mộc Bài (Việt Nam)
b) Tuyến: Bangkok - Trat - Hat Lek (Thái Lan) - Cham Yeam - Koh Kong - Sre Ambil - Kampot - Lork - Prek Chak (Campuchia) - Hà Tiên - Cà Mau - Năm Căn (Việt Nam)
(i) Cửa khẩu: Hat Lek (Thái Lan) - Cham Yeam (Campuchia)
(ii) Cửa khẩu: Prek Chak (Campuchia) - Hà Tiên (Việt Nam)
4. Các Hành lang/Tuyến đường/Cửa khẩu khác:
a) Tuyến: Kunming - Chuxiong - Dali - Baoshan - Ruili (Trung Quốc) - Muse - Lashio (Myanma)
(i) Cửa khẩu: Ruili (Trung Quốc) - Muse (Myanma)
b) Tuyến: Vientiane - Ban Lao - Thakhek - Seno - Pakse (Lào) - Veunekharn (Lào) - Stung Treng - Kratie - Phnom Penh - Sihanoukville (Campuchia) (i) Cửa khẩu: Veunekharn (Lào)/Dong Kralor (Campuchia)
c) Tuyến: Nateuy - Oudomxai - Pakmong - Louang Phrabang -Vientiane - Thanaleng (Lào) - Nong Khai - Udon Thani - Khon Kaen - Bangkok (Thái Lan)
(i) Cửa khẩu: Thanaleng (Lào) - Nong Khai (Thái Lan)
d) Tuyến: Vientiane - Bolikharnxay (Lào) - Hà Tĩnh (Việt Nam)1
(i) Cửa khẩu: Nam Phao (Lào) - Cầu Treo (Việt Nam)
đ) Tuyến: Champassak (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)
(i) Cửa khẩu: Wang Tao (Lào) - Chong Mek (Thái Lan)
DANH SÁCH CÁC CẶP CỬA KHẨU CHO VẬN TẢI LIÊN QUAN QUỐC GIA THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Nước | Cặp cửa khẩu |
1 | Campuchia - Lào | 1) Trapeang Kriel - Nong Nokkhien |
2 | Campuchia - Việt Nam | 1) Oyadav (Andong Pich, Ratanakiri) - Lệ Thanh (Gia Lai) 2) Dak Dam (Mundulkiri) - Bu Prang (Đắk Nông) 3) Trapeang Sre (Snoul, Kratie) - Hoa Lư (Bình Phước) 4) Trapeang Phlong (Kampong Cham) - Xa Mát (Tây Ninh) 5) Bavet (Svay Rieng) - Mộc Bài (Tây Ninh) 6) Phnom Den (Takeo) - Tịnh Biên (An Giang) 7) Prek Chak (Lork, Kam Pot) - Hà Tiên (Kiên Giang) |
3 | Lào - Việt Nam | 1) Dane Savan - Lao Bảo 2) NamKan - Nậm Cắn 3) Phu Kuea - Bờ Y 4) Nam Phao - Cầu Treo 5) Na Phao - Cha Lo 6) Pan Hok - Tây Trang 7) Nam Souy- Na Mèo |
DANH SÁCH CÁC CẶP CỬA KHẨU VÀ TUYẾN ĐƯỜNG QUÁ CẢNH CHO VẬN TẢI QUÁ CẢNH THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
A - Campuchia
TT | Cửa khẩu | Tuyến quá cảnh |
1 | Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapeang Kriel (Stung Treng, Campuchia) - Sihaknoukville (Preah Sihanouk, Campuchia), Hà Tiên (Kiên Giang, Việt Nam)- Prek Chak (Kampot, Campuchia) | Stung Treng - Kratie-Kampong Cham - Kandal-Kampong Speu-Cảng Sihanoukville (NR7+NR6+NR61+NR5+NR51+NR4) |
2 | Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapeang Kriel (Stung Treng, Campuchia) - Trapeang Sre (Kratie, Campuchia) - Hoa Lư (Bình Phước, Việt Nam) | Stung Treng-Kratie |
3 | Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapeang Kriel (Stung Treng, Campuchia) - Bavet (Svay Rieng, Campuchia) - Mộc Bài (Tây Ninh, Việt Nam) | Stung Treng-Kratie-Kampong Cham- Prey Veng-Svay Rieng (NR7+NR11+NR1) |
B - Lào
TT | Cửa khẩu | Tuyến quá cảnh |
1 | Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapaeng kriel (Campuchia) - Dane Savan (Savannakhet, Lào) - Lao Bảo (Việt Nam) | Champasak - Saravan - Savannakhet |
2 | Dane Savan (Lào) - Lao Bảo (Việt Nam)- Phu Kuea (Lào)- Bờ Y (Việt Nam) | Savannakhet - Saravan - Champasak - Attapue |
3 | Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapaeng kriel (Campuchia) - Phu Kuea (Lào) - Bờ Y (Việt Nam) | Champasak - Attapue |
C- Việt Nam
TT | Cặp cửa khẩu | Tuyến quá cảnh |
1 | Lao Bảo (Việt Nam) - Dane Savan (Lào) Mộc Bài (Tây Ninh, Việt Nam) - Bavet (Svay Rieng, Campuchia) | Lao Bảo - Huế - Đà Nẵng - Nha Trang - Tp. Hồ Chí Minh - Kiên Giang |
2 | Bờ Y (Việt Nam) - Phu Kuea (Lào) Hoa Lư (Bình Phước, Việt Nam) - Trapeang Sre (Kratie, Campuchia) | Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Lâm Đồng - Bình Phước |
3 | Bờ Y (Việt Nam) - Phu Kuea (Lào) Mộc Bài (Tây Ninh, Việt Nam) - Bavet (Svay Rieng, Campuchia) | Kon Tum - Đắk Lắk - Đà Lạt - Tp. Hồ Chí Minh |
DANH SÁCH CÁC CẶP CỬA KHẨU THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Việt Nam | Trung Quốc |
1. Móng Cái (Quảng Ninh) | 1. Đông Hưng (Quảng Tây) |
2. Chi Ma (Lạng Sơn) | 2. Ái Điểm (Quảng Tây) |
3. Hữu Nghị (Lạng Sơn) | 3. Hữu Nghị Quan (Quảng Tây) |
4. Tà Lùng (Cao Bằng) | 4. Thủy Khẩu (Quảng Tây) |
5.Trà Lĩnh (Cao Bằng) | 5. Long Bang (Quảng Tây) |
6. Thanh Thủy (Hà Giang) | 6. Thiên Bảo (Vân Nam) |
7.Xín Mần (Hà Giang) | 7. Đô Long (Vân Nam) |
8. Lào Cai (Lào Cai) | 8. Hà Khẩu (Vân Nam) |
9. Ma Lù Thàng (Lai Châu) | 9. Kim Thủy Hà (Vân Nam) |
DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VẬN TẢI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
A. Các tuyến vận tải hàng hóa đường bộ Việt - Trung
I. Các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước
1. Cảng Phòng Thành (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) và ngược lại.
2. Thành phố Bằng Tường (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến thành phố Lạng Sơn và ngược lại.
3. Huyện Long Châu (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
4. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
5. Huyện Mông Tự (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
6. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại.
7. Bách Sắc - Trình Tây (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) và cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
8. Sa Pa - Cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) - Côn Minh.
9. Hà Giang - Cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) - Cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) - Văn Sơn.
10. Hà Giang - Cửa khẩu Xín Mần (Việt Nam) - Cửa khẩu Đô Long (Trung Quốc) - Văn Sơn.
11. Lai Châu - Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Cửa khẩu Kim Thủy Hà (Trung Quốc) - Kim Bình.
II. Các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước
1. Tuyến Côn Minh qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại.
2. Tuyến Nam Ninh qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến Hà Nội và ngược lại.
3. Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến Châu Văn Sơn và ngược lại.
4. Tuyến Nam Ninh qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến Hạ Long - Hải Phòng và ngược lại.
5. Tuyến Sùng Tả qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến Hà Nội - Hạ Long và ngược lại.
6. Tuyến Lai Châu qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) và Kim Thủy Hà (Trung Quốc) đến Mông Tự đi Côn Minh và ngược lại.
7. Tuyến Hà Nội qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Thâm Quyến - Quảng Đông và ngược lại.
8. Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến Châu Văn Sơn đi Côn Minh và ngược lại.
9. Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Quế Lâm và ngược lại.
10. Hà Nội - Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Quảng Châu.
11. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) - Côn Minh.
12. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng - Cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) - Bách Sắc - Quý Châu - Trùng Khánh.
13. Hà Nội - Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Nam Ninh - Thâm Quyến.
14. Hà Nội - Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Nam Ninh - Côn Minh.
15. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) - Bách Sắc - Quý Châu - Trùng Khánh.
16. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) - Cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) - Long Châu - Sùng Tả.
17. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng - Cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) - Cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) - Long Châu - Sùng Tả.
18. Hà Nội - Cửa khẩu Chi Ma (Việt Nam) - Cửa khẩu Ái Điểm (Trung Quốc) - Nam Ninh.
19. Hải Phòng - Hạ Long - Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) - Phòng Thành Cảng.
20. Hà Nội - Hạ Long - Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) - Phòng Thành Cảng.
B. Các tuyến vận tải hành khách đường bộ Việt - Trung
I. Các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước
1. Cảng Phòng Thành (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) và ngược lại.
2. Thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.
3. Thành phố Quế Lâm (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.
4. Thành phố Bắc Hải (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến thành phố Hạ Long và ngược lại.
5. Thành phố Bằng Tường (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến thành phố Lạng Sơn và ngược lại.
6. Huyện Long Châu (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
7. Thành phố Sùng Tả (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
8. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
9. Huyện Mông Tự (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến hai huyện Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) và ngược lại.
10. Thành phố Cá Cựu (Vân Nam) qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại.
11. Bách Sắc - Trình Tây (Quảng Tây) qua cặp cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) và cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) đến thị xã Cao Bằng và ngược lại.
12. Sa Pa - Cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) - Côn Minh.
13. Hà Giang - Cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) - Cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) - Văn Sơn.
14. Hà Giang - Cửa khẩu Xín Mần (Việt Nam) - Cửa khẩu Đô Long (Trung Quốc) - Văn Sơn.
15. Lai Châu - Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Cửa khẩu Kim Thủy Hà (Trung Quốc) - Kim Bình.
II. Các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước
1. Tuyến Côn Minh qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) đến Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại.
2. Tuyến Nam Ninh qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến Hà Nội và ngược lại.
3. Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến Châu Văn Sơn và ngược lại.
4. Tuyến Nam Ninh qua cặp cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đến Hạ Long - Hải Phòng và ngược lại.
5. Tuyến Sùng Tả qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đến Hà Nội - Hạ Long và ngược lại.
6. Tuyến Lai Châu qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) và Kim Thủy Hà (Trung Quốc) đến Mông Tự đi Côn Minh và ngược lại.
7. Tuyến Hà Nội qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Thâm Quyến - Quảng Đông và ngược lại.
8. Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến Châu Văn Sơn đi Côn Minh và ngược lại.
9. Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Quế Lâm và ngược lại.
10. Hà Nội - Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Quảng Châu.
11. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) - Côn Minh.
12. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng - Cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) - Bách Sắc - Quý Châu - Trùng Khánh.
13. Hà Nội - Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Nam Ninh - Thâm Quyến.
14. Hà Nội - Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Nam Ninh - Côn Minh.
15. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Cửa khẩu Long Bang (Trung Quốc) - Bách Sắc - Quý Châu - Trùng Khánh.
16. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) - Cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) - Long Châu - Sùng Tả.
17. Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng - Cửa khẩu Tà Lùng (Việt Nam) - Cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) - Long Châu - Sùng Tả.
18. Hà Nội - Cửa khẩu Chi Ma (Việt Nam) - Cửa khẩu Ái Điểm (Trung Quốc) - Nam Ninh.
19. Hải Phòng - Hạ Long - Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) - Phòng Thành Cảng.
20. Hà Nội - Hạ Long - Cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) - Phòng Thành Cảng.
DANH SÁCH CÁC CẶP CỬA KHẨU THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - LÀO
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Việt Nam | Lào |
1. Cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên) | 1. Cửa khẩu quốc tế Pang Hốc (Phong Xa Ly) |
2. Cửa khẩu Huổi Puốc (Điện Biên) | 2.Cửa khẩu Na Son (Luông Prabang) |
3. Cửa khẩu Chiềng Khương (Sơn La) | 3. Cửa khẩu Bản Đán (Hủa Phăn ) |
4. Cửa khẩu Loóng Sập (Sơn La) | 4. Cửa khẩu Pa Háng (Hủa Phăn ) |
5. Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Thanh Hoá) | 5. Cửa khẩu quốc tế Nậm Xôi (Hủa Phăn ) |
6. Cửa khẩu Tén Tần (Thanh Hóa) | 6. Cửa khẩu Xổm Vẳng (Hủa Phăn) |
7. Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Nghệ An) | 7. Cửa khẩu quốc tế Nặm Cắn (Xiêng Khoảng) |
8. Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) | 8. Cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (Bo Li Khăm Xay) |
9. Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình) | 9. Cửa khẩu quốc tế Na Phàu (Khăm Muộn) |
10. Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) | 10. Cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn (Sa Va Na Khet) |
11. Cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị ) | 11. Cửa khẩu quốc tế La Lay (Sa La Van) |
12. Cửa khẩu Hồng Vân (Thừa Thiên Huế ) | 12. Cửa khẩu Cu Tai (Sa La Van ) |
13. Cửa khẩu A Đớt (Thừa Thiên Huế) | 13. Cửa khẩu Tà Vàng (Sa La Van) |
14. Cửa khẩu quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) | 14. Cửa khẩu quốc tế Đắc Ta Oóc (Sê Kông) |
15. Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum ) | 15. Cửa khẩu quốc tế Phu Cưa (At Ta Pư ) |
CHIỀU DÀI TỐI ĐA CỦA XE THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHIỀU RỘNG TỐI ĐA CỦA XETHỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐỘ CAO GIỚI HẠN TỐI ĐA CỦA XE THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHẦN NHÔ RA TỐI ĐA Ở PHÍA SAU XETHỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH SÁCH CÁC CẶP CỬA KHẨU THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Việt Nam | Campuchia |
1. Lệ Thanh (Gia Lai) | 1. Oyadav (Andong Pich-Ratanakiri) |
2. Bu Prăng (Đắk Nông) | 2. Dak Dam (Mundulkiri) |
3. Hoa Lư (Bình Phước) | 3. Trapeang Sre (Snoul-Kratie) |
4. Xa Mát (Tây Ninh) | 4. Trapeing Phlong (Kampong Cham) |
5.Mộc Bài (Tây Ninh) | 5. Bavet (Svay Rieng) |
6. Bình Hiệp (Long An) | 6. Prey Vor (Svay Rieng) |
7.Dinh Bà (Đồng Tháp) | 7. Bontia Chak Cray (Prey Veng) |
8. Tịnh Biên (An Giang) | 8. Phnom Den (Takeo) |
9. Hà Tiên (Kiên Giang) | 9.Prek Chak (Lork-Kam Pot) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ...... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
............., ngày tháng năm |
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Thời gian từ ngày …/…/… đến ngày…/…/…)
Kính gửi: | - Cục Đường bộ Việt Nam; |
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................
2. Địa chỉ: ............................................................................................................
3. Số điện thoại:......................................................... Số Fax:.............................
4. Địa chỉ Email ...................................................................................................
5. Kết quả hoạt động vận tải hành khách giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia, khuôn khổ Hiệp định đa phương ASEAN, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng và giữa Campuchia, Lào và Việt Nam.
5.1. Kết quả hoạt động vận tải hành khách giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương ASEAN.
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách cố định.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
5.2. Kết quả hoạt động vận tải hành khách giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
5.3. Kết quả hoạt động vận tải hành khách giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương giữa Campuchia, Lào và Việt Nam
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
5.4. Kết quả hoạt động vận tải hành khách giữa Việt Nam và Trung Quốc
a) Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách định kỳ.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | HK |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách không định kỳ.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | HK |
|
|
5.5. Kết quả hoạt động vận tải hành khách giữa Việt Nam và Lào
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
5.6. Kết quả hoạt động vận tải hành khách giữa Việt Nam và Campuchia
a). Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số tuyến tham gia khai thác | tuyến |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
|
3.1 | Tháng …. Xe … Xe … … | chuyến chuyến chuyến |
|
|
3.2 | Tháng … Xe … Xe … … | chuyến chuyến chuyến |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
|
2.1 | Tháng …. Xe … Xe … … | chuyến chuyến chuyến |
|
|
2.2 | Tháng … Xe … Xe … … | chuyến chuyến chuyến |
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | hành khách |
|
|
c) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
|
2.1 | Tháng …. Xe … Xe … … | chuyến chuyến chuyến |
|
|
2.2 | Tháng … Xe … Xe … …… | chuyến chuyến chuyến |
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | hành khách |
|
|
6. Đề xuất, kiến nghị: ..................………………………………………………………………
...........................................................................................................................................
| Đại diện doanh nghiệp, HTX |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓAGIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ...... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……., ngày tháng năm |
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Thời gian từ ngày …/…/… đến ngày…/…/…)
Kính gửi: | - Cục Đường bộ Việt Nam; |
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................
2. Địa chỉ: ............................................................................................................
3. Số điện thoại:......................................................... Số Fax:.............................
4. Địa chỉ Email ...................................................................................................
5. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia, khuôn khổ Hiệp định đa phương với các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng và giữa Campuchia, Lào và Việt Nam.
5.1. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương ASEAN.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp giấy phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5.2. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp giấy phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5.3. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp giấy phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5.4. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp giấy phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5.5. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa Việt Nam và Lào
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp giấy phép | Xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5.6. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
2 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến xe |
|
|
3 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | tấn |
|
|
6. Đề xuất, kiến nghị............................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
| Đại diện doanh nghiệp, HTX |
BÁO CÁO CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Sở GTVT…………. Số: …........... /…........... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….........., ngày…... tháng….. năm….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Thời gian từ ngày …/…/… đến ngày…/…/…)
Kính gửi: Cục Đường bộ Việt Nam
Sở Giao thông vận tải……… báo cáo kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia, khuôn khổ Hiệp định đa phương với các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng và giữa Campuchia, Lào và Việt Nam như sau:
1. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương ASEAN.
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
3 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
4 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
5 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
6 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
5 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
c) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
2. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương Tiểu vùng Mê Công mở rộng
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
3 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
4 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
5 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
c) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
3. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
3 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
4 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
5 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
6 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
5 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
c) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
4. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc:
a) Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng Việt Nam | Số lượng Trung Quốc |
1 | Tổng số Giấy phép vận tải đã cấp | Giấy phép |
|
|
| Trong đó: - Loại A - Loại B - Loại F |
|
|
|
2 | Số chuyến xe qua lại cửa khẩu | Chuyến xe |
|
|
| Trong đó: - Xe vận tải hành khách định kỳ - Xe vận tải hành khách không định kỳ - Xe công vụ |
|
|
|
3 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng Việt Nam | Số lượng Trung Quốc |
1 | Tổng số giấy phép đã cấp | Giấy phép |
|
|
2 | Trong đó: - Loại C - Loại D - Loại G |
|
|
|
3 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Lào
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số tuyến tham gia khai thác | Tuyến |
|
|
3 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
4 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
5 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
6 | Số lượng cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào | Giấy phép |
|
|
7 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | Hành khách |
|
|
5 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
c) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | Chuyến xe |
|
|
4 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
|
5 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
d) Kết quả cấp Giấy phép liên vận phi thương mại
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số cơ quan, đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép | Đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | Xe |
|
|
3 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | Giấy phép |
|
|
6. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | đơn vị |
|
|
2 | Số tuyến tham gia khai thác | tuyến |
|
|
3 | Số phương tiện được cấp giấy phép | xe |
|
|
4 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
|
5 | Sản lượng khách vận chuyển | hành khách |
|
|
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | hành khách |
|
|
c) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp giấy phép | xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | hành khách |
|
|
d) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số đơn vị vận tải tham gia khai thác | đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
|
4 | Sản lượng hàng hóa vận chuyển | tấn |
|
|
e) Kết quả cấp Giấy phép liên vận phi thương mại
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Số cơ quan, đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép | đơn vị |
|
|
2 | Số phương tiện được cấp phép | xe |
|
|
3 | Số lượng cấp Giấy phép liên vận | giấy phép |
|
|
7. Những khó khăn, vướng mắc (nếu có), kiến nghị đề xuất liên quan đến việc thực hiện Hiệp định để tạo thuận lợi cho hoạt động liên vận giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia, khuôn khổ Hiệp định đa phương với các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng và giữa Campuchia, Lào và Việt Nam
...................................................................………………………………………..
…………………………………………………………………………..……………..
...............................................………………………………………………………
| Lãnh đạo Sở GTVT ……. |
BÁO CÁO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2023/TT-BGTVT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/…. | Hà Nội, ngày...tháng.... năm... |
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG ASEAN, TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM, KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC, LÀO, CAMPUCHIA
(Thời gian từ ngày …/…/… đến ngày…/…/…)
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải
Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia, khuôn khổ Hiệp định đa phương với các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng và giữa Campuchia, Lào và Việt Nam như sau:
1. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định đa phương ASEAN:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn
khổ Hiệp định đa phương Tiểu vùng Mê Công mở rộng:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………..
4. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
5. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Lào:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
6. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
7. Những khó khăn, vướng mắc (nếu có), kiến nghị đề xuất liên quan đến việc thực hiện Hiệp định để tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải liên vận giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ Hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia, khuôn khổ Hiệp định đa phương với các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng và giữa Campuchia, Lào và Việt Nam:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Thông tư 29/2009/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 23/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Campuchia - Lào - Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông tư 89/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 29/2009/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 88/2014/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam - Lào do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 39/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông tư 47/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 39/2015/TT-BGTVT về hướng dẫn Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 20/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn về thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Campuchia - Lào - Việt Nam về vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 29/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 23/2012/TT-BGTVT về hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Công văn 5147/TCĐBVN-VT năm 2021 triển khai một số nội dung liên quan đến công tác quản lý phương tiện, người lái, tổ chức vận tải và việc áp dụng "Luồng xanh" vận tải, giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode do Tổng Cục đường bộ Việt Nam ban hành
- 11Công văn 4979/TCĐBVN-VT năm 2021 về triển khai sử dụng phần mềm đăng ký cấp và quản lý, sử dụng Thẻ nhận diện phương tiện (kèm mã QRCode) ưu tiên hoạt động trên các “Luồng xanh” vận tải do Tổng cục đường bộ Việt Nam ban hành
- 12Thông tư 26/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 23/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Thông tư 05/2022/TT-BGTVT bãi bỏ quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép của Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14Thông tư 17/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Thông tư 29/2009/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 23/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Campuchia - Lào - Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông tư 89/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 29/2009/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 88/2014/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam - Lào do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 39/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông tư 47/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 39/2015/TT-BGTVT về hướng dẫn Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 20/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn về thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Campuchia - Lào - Việt Nam về vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 29/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 23/2012/TT-BGTVT về hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Thông tư 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Thông tư 26/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 23/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Thông tư 05/2022/TT-BGTVT bãi bỏ quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép của Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Thông tư 05/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc (1994).
- 2Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia
- 3Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Lào và Cam-pu-chia
- 4Luật điều ước quốc tế 2016
- 5Thông báo 28/2018/TB-LPQT về hiệu lực Nghị định thư số 9 về Hàng hóa nguy hiểm thuộc Hiệp định khung ASEAN về Tạo Điều kiện Thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (Protocol 9 on Dangerous Goods under the ASEAN Framework Agreement on Facilitation of Goods in Transit) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Công văn 5147/TCĐBVN-VT năm 2021 triển khai một số nội dung liên quan đến công tác quản lý phương tiện, người lái, tổ chức vận tải và việc áp dụng "Luồng xanh" vận tải, giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode do Tổng Cục đường bộ Việt Nam ban hành
- 7Công văn 4979/TCĐBVN-VT năm 2021 về triển khai sử dụng phần mềm đăng ký cấp và quản lý, sử dụng Thẻ nhận diện phương tiện (kèm mã QRCode) ưu tiên hoạt động trên các “Luồng xanh” vận tải do Tổng cục đường bộ Việt Nam ban hành
- 8Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới
- 9Thông báo 40/2021/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định khung ASEAN về Tạo thuận lợi vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện vận tải đường bộ (Framework Agreement on the Facilitation of Cross Border Transport of Passengers by Road Vehicles) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 10Thông tư 17/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Nghị định 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 12Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 37/2023/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/12/2023
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1349 đến số 1350
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra