Điều 5 Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 5. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước
Tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nhập khẩu lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương.
1. Hồ sơ đăng ký
a) Giấy đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước theo quy định tại mẫu 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách thử nghiệm viên/giám định viên/ chuyên gia đánh giá của đơn vị được lập theo quy định tại mẫu 2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Danh mục các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may được lập theo quy định tại mẫu 3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp): Các Chứng chỉ công nhận đáp ứng các yêu cầu quy định phù hợp với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận (kèm theo Quyết định và phụ lục nếu có) do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC), hoặc Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC) (hoạt động thử nghiệm hoặc giám định)/ Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), hoặc Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) (nếu có);
đ) Tài liệu về quản lý hệ thống chất lượng tương ứng cho tổ chức thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận;
e) Tài liệu hiệu chuẩn phương tiện đo (đối với tổ chức thử nghiệm) theo quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký
a) Không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký và có thông báo bằng văn bản nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;
b) Không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thành lập Hội đồng đánh giá năng lực thực tế của tổ chức đăng ký;
c) Không quá 60 (sáu mươi) ngày làm việc kể từ khi thành lập Hội đồng đánh giá, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện đánh giá năng lực của tổ chức đăng ký;
d) Không quá 05 (năm) ngày làm việc sau khi đánh giá và căn cứ vào Biên bản đánh giá năng lực thực tế đạt yêu cầu, Bộ Công Thương ban hành Quyết định chỉ định và ủy quyền cho tổ chức tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước đồng thời công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định và ủy quyền không quá 03 (ba) năm kể từ ngày ký.
3. Gia hạn thời gian tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước 03 (ba) tháng trước khi Quyết định chỉ định hết hiệu lực, tổ chức đã được Bộ Công Thương chỉ định và ủy quyền có nhu cầu gia hạn thời gian tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp chỉ gia hạn không thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động, tổ chức có văn bản đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước theo quy định tại mẫu 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này (ghi rõ yêu cầu gia hạn) kèm theo báo cáo hoạt động trong 03 (ba) năm gần nhất gửi Bộ Công Thương;
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công Thương kiểm tra hồ sơ và ban hành Quyết định gia hạn. Trường hợp từ chối, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Thời hạn hiệu lực của Quyết định gia hạn không quá 03 (ba) năm.
b) Trường hợp có nhu cầu thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động
Tổ chức lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động tương ứng với từng hoạt động thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
- Công văn đề nghị thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tương ứng với từng hoạt động thử nghiệm/ giám định/ chứng nhận (nội dung tương tự công văn đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước theo quy định tại mẫu 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Tài liệu hoặc hồ sơ kèm theo minh chứng cho nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
Trình tự kiểm tra, đánh giá và ban hành Quyết định chỉ định được tiến hành như quy định tại Khoản 2 Điều này.
Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 37/2015/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/10/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Quốc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1139 đến số 1140
- Ngày hiệu lực: 15/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu đối với tổ chức tham gia kiểm tra nhà nước
- Điều 5. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức tham gia hoạt động kiểm tra nhà nước
- Điều 6. Trình tự và thủ tục thừa nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
- Điều 7. Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
- Điều 8. Phương pháp thử
- Điều 9. Lấy mẫu
- Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm dệt may sản xuất trong nước
- Điều 11. Hình thức và hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu
- Điều 12. Trình tự, thủ tục kiểm tra
- Điều 13. Kết quả kiểm tra nhà nước
- Điều 14. Hình thức xử lý vi phạm