Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2002/TT-BVHTT | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2002 |
Căn cứ Điều 3 Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư số 05/TT-PC ngày 08/01/1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế Lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; quảng cáo, viết đặt biển hiệu, ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ; sau đây gọi tắt là Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ.
Căn cứ tình hình thực tiễn hiện nay, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn bổ sung một số quy định về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ như sau:
1. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng tại Thông tư này bao gồm:
a. Hoạt động vũ trường.
b. Hoạt động karaoke.
c. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát và nơi công cộng.
d. Hoạt động vui chơi giải trí nơi công cộng.
a. Các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá phải tuân thủ các quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ, Thông tư số 05/TT-PC ngày 08/01/1996 của Bộ Văn hoá - Thông tin và Thông tư này.
b. Chương trình biểu diễn các loại hình nghệ thuật phải có nội dung tốt, nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ cho mọi người, không vi phạm các quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ.
c. Chủ địa điểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động tại cơ sở kinh doanh, cơ sở dịch vụ do mình quản lý, liên đới chịu trách nhiệm nếu để khách hàng hát, múa, biểu diễn các hình thức nghệ thuật khác có nội dung vi phạm Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 7 Thông tư số 05/ TT-PC ngày 08/01/1996 của Bộ Văn hoá - Thông tin.
d. Người biểu diễn không được tự tiện thay đổi lời ca, lời thoại, nội dung bài hát, tiết mục đã được phép lưu hành. Người tham gia các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng phải thực hiện nội quy sinh hoạt và các quy định về nếp sống văn minh.
3. Điều kiện cấp phép và điều kiện hoạt động vũ trường:
a. Điều kiện cấp phép:
- Vũ trường phải có sàn khiêu vũ từ 80 m2 trở lên, bảo đảm các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
- Sàn khiêu vũ phải cách trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ngoài bán kính 200m, trừ các trường hợp đã được cấp phép trước ngày Thông tư này có hiệu lực.
- Người điều hành hoạt động trực tiếp tại sàn khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành về văn hoá, nghệ thuật trở lên.
- Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ bảo đảm chất lượng âm thanh.
b. Điều kiện hoạt động:
- Có nội quy hoạt động được niêm yết công khai ở nơi thuận tiện để mọi người dễ nhận biết và thực hiện.
- Không phát hành vé quá sức chứa theo thiết kế cho phép của sàn khiêu vũ.
- Các vũ trường sử dụng vũ công phải có hợp đồng lao động và quản lý hoạt động của vũ công theo nội dung của hợp đồng.
- Chủ vũ trường phải bảo đảm các điều kiện về an ninh trật tự quy định tại Điều 4 Nghị định 08/CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
- Bảo đảm âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của nhà nước Việt Nam về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép "TCVN 5949" được đo tại cửa sổ và cửa ra vào như sau:
+ Từ 6h đến dưới 18h không quá 60 đề-xi-ben.
+ Từ 18h đến dưới 22h không quá 55 đề-xi-ben.
+ Từ 22h đến 24h không quá 50 đề-xi-ben.
- ánh sáng trong phòng khiêu vũ với độ sáng trung bình trên 10 Lux tương đương 1 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20 m2.
- Các tác phẩm âm nhạc được sử dụng phải là các tác phẩm được phép lưu hành, có nội dung không vi phạm Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 của Bộ Văn hoá - Thông tin.
4. Điều kiện cấp phép và điều kiện hoạt động dịch vụ karaoke:
a. Điều kiện cấp phép:
- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ. Đối với các phòng karaoke đã được cấp phép hoạt động trước ngày ban hành Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ phải có diện tích sử dụng từ 14m2 trở lên, bảo đảm điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
- Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng karaoke bảo đảm chất lượng mầu sắc, âm thanh, hình ảnh.
b. Điều kiện hoạt động:
- Nhân viên phục vụ tại phòng karaoke phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo nội dung hợp đồng lao động.
- Không bán rượu tại nơi hoạt động karaoke.
- Chủ nhà hàng karaoke phải bảo đảm các điều kiện về an ninh trật tự quy định tại Điều 4 Nghị định 08/CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
- Bảo đảm âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của nhà nước Việt Nam về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép "TCVN 5949" được đo tại cửa sổ và cửa ra vào như sau:
+ Từ 6h đến dưới 18h không quá 60 đề-xi-ben.
+ Từ 18h đến dưới 22h không quá 55 đề-xi-ben.
+ Từ 22h đến 24h không quá 50 đề-xi-ben.
- Băng, đĩa karaoke sử dụng tại phòng karaoke phải dán nhãn kiểm soát của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Cục Điện ảnh. Nếu sử dụng đầu máy IC chips phải có danh mục bài hát đã được Sở Văn hoá - Thông tin cho phép sử dụng và đóng dấu đỏ từng trang.
a. Bảo đảm âm thanh vang ra ngoài khu vực tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật không vượt quá quy định của nhà nước Việt Nam về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép "TCVN 5949" như sau:
+ Từ 6h đến dưới 18h không quá 75 đề-xi-ben.
+ Từ 18h đến dưới 22h không quá 70 đề-xi-ben.
+ Từ 22h đến 24h không quá 50 đề-xi-ben.
b. Không được bán vé xem biểu diễn nghệ thuật không chuyên cho khách hàng.
c. Tuân thủ các quy định tại khoản 2, 5, 7, 8 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 của Bộ Văn hoá - Thông tin.
6. Hoạt động vui chơi giải trí nơi công cộng:
- Các trò chơi phải có nội dung lành mạnh, đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao thẩm mỹ của công chúng; khuyến khích các trò chơi dân gian phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc; không được tổ chức các trò chơi có tính chất cờ bạc.
- Chủ địa điểm tổ chức các hoạt động sinh hoạt, vui chơi giải trí tại nơi công cộng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định tại Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ.
a. Việc cấp giấy phép hành nghề karaoke, vũ trường phải căn cứ theo quy hoạch của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ, Nghị định 08/CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.
b. Thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng theo thẩm quyền.
c. Người nào vi phạm quy định tại Thông tư này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
d. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc cần báo cáo về Bộ Văn hoá - Thông tin để xem xét giải quyết.
Phạm Quang Nghị (Đã ký) |
- 1Thông tư 05/TT-PC-1996 hướng dẫn Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động Văn hóa và dịch vụ Văn hóa nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu kèm theo NĐ 87/CP-1995 do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành
- 2Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 3858/QĐ-BVHTTDL năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Quyết định 3858/QĐ-BVHTTDL năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 2Thông tư 05/TT-PC-1996 hướng dẫn Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động Văn hóa và dịch vụ Văn hóa nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu kèm theo NĐ 87/CP-1995 do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành
Thông tư 35/2002/TT-BVHTT bổ sung quy định về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 1995 do Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- Số hiệu: 35/2002/TT-BVHTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/12/2002
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
- Người ký: Phạm Quang Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 04/01/2003
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra