Chương 1 Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư này quy định chi tiết nguồn thu, nhiệm vụ chi; quy trình quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) và tổ chức quản lý các hoạt động tài chính khác của xã.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.
Điều 3. Phạm vi thu, chi ngân sách xã
1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giao chính quyền cấp xã quản lý, bao gồm: Thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã.
2. Thu ngân sách xã được hưởng bao gồm các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý:
a) Thu ngân sách xã gồm các khoản thu phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
b) Đối với khoản thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khóa sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chi ngân sách xã, bao gồm chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập theo quy định khi các tổ chức này được Nhà nước giao nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định.
Điều 4. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã
1. Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của xã; đồng thời phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của chính quyền cấp xã.
2. Phù hợp với việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; phân cấp nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là huyện).
3. Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trường hợp có phân cấp cho xã thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã không vượt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội quyết định. Riêng đối với các loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật ngân sách nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu ngân sách trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối với nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trên địa bàn theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
5. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
6. Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương và số bổ sung cân đối ngân sách (nếu có), trong đó có ngân sách xã.
Điều 5. Nguyên tắc cân đối ngân sách xã
1. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định; không được đi vay hoặc huy động, chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã.
2. Trường hợp quỹ ngân sách xã thiếu hụt tạm thời, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Điều 6. Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
1. Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.
2. Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.
4. Ngân sách xã phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
1. Rút kinh phí, chi tiêu như đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp trên và phải mở sổ sách để theo dõi riêng.
2. Thực hiện quyết toán như đơn vị trực thuộc với cơ quan, đơn vị giao dự toán; không tổng hợp vào quyết toán ngân sách xã.
Điều 8. Hoạt động tài chính khác của xã
1. Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, trừ khoản thu quy định tại
2. Ủy ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của Nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định.
3. Xã được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng để gửi các khoản tiền không thuộc phạm vi ngân sách xã.
4. Các khoản thu, chi tài chính khác của xã phải hạch toán kế toán, quyết toán rõ ràng, minh bạch chi tiết từng loại hoạt động.
Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Phạm vi thu, chi ngân sách xã
- Điều 4. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã
- Điều 5. Nguyên tắc cân đối ngân sách xã
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
- Điều 7. Nguyên tắc quản lý kinh phí ngân sách của cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện
- Điều 8. Hoạt động tài chính khác của xã
- Điều 11. Lập dự toán ngân sách xã
- Điều 12. Chấp hành dự toán ngân sách xã
- Điều 13. Kế toán và quyết toán ngân sách xã
- Điều 14. Kiểm tra, giám sát, công khai hoạt động ngân sách xã