Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
c. Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
2. Sửa đổi, bổ sung
1. Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 (mười lăm) tuổi.
Trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 (mười bốn) tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề.
3. Sửa đổi, bổ sung
Điều 12. Kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo
1. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, gồm: kiểm tra đầu khóa học, kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học.
a) Kiểm tra đầu khóa học thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
b) Kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định và được quy định trong chương trình đào tạo.
Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu, có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người đánh giá.
Học viên có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, thì phải tự ôn tập nội dung kiến thức và thực hành nghề đã học để dự kiểm tra lại. Số lần kiểm tra lại tối đa là 2 lần. Nếu kiểm tra lại lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, thì phải học lại (nếu học viên có nhu cầu).
3. Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu.
Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bỏ nội dung kiểm tra kết thúc chương trình đào tạo và quy định kiểm tra kết thúc khóa học tại Phụ lục 3 Mẫu định dạng (Kế hoạch đào tạo) ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Sửa đổi, bổ sung
Điều 14. Chế độ báo cáo
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên 6 tháng đầu năm trước ngày 30 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 31 tháng 12 về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có) theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục số 6A ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các tổ chức khác, cá nhân mở lớp đào tạo nghề gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 12 về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục số 6B ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên trên địa bàn 6 tháng đầu năm trước ngày 30 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 31 tháng 12 về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên trên địa bàn 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo liền kề về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo thường xuyên trên địa bàn; các bộ, ngành tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo thường xuyên đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc (nếu có) 6 tháng đầu năm trước ngày 31 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo liền kề về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Ngoài chế độ báo cáo được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân; Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các hoạt động đào tạo thường xuyên và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
6. Sửa đổi, bổ sung
Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có cơ sở đào tạo thường xuyên trực thuộc và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Các Bộ, ngành có cơ sở đào tạo thường xuyên trực thuộc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện đào tạo thường xuyên và tổng hợp báo cáo theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở đào tạo thường xuyên trên địa bàn, các cơ quan chuyên môn của địa phương tổ chức thực hiện đào tạo thường xuyên và tổng hợp báo cáo theo quy định.
7. Sửa đổi, bổ sung
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn, chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý về đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo thường xuyên theo quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở đào tạo thường xuyên trên địa bàn.
3. Thực hiện chế độ báo cáo theo trách nhiệm quy định tại Khoản 6 và 7 Điều 14 của Thông tư này.
Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 34/2018/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/12/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 473 đến số 474
- Ngày hiệu lực: 08/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp như sau:
- Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên như sau:
- Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng như sau:
- Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học như sau:
- Điều 7. Hiệu lực thi hành