BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 339/TT-KHTC | Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 1994 |
Trong vài năm gần đây, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) đã thống nhất với Bộ Tài chính, trích một khoản kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học hàng nămm hỗ trợ cho việc chống xuống cấp để thực hiện sửa chữa xây dựng nhỏ (SCXDN) cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan khoa học, công nghệ và môi trường. Nhờ đó, tình trạng xuống cấp giảm dần, từng bước khôi phục giá trị sử dụng của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, thiết thực góp phần hoàn thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN).
Để việc quản lý nguồn kinh phí này đi vào nề nếp và sử dụng có hiệu quả hơn, căn cứ quyết định số 92/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/3/1994 về tăng cường quản lý chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư và xây dựng, trên cơ sở những nội dung chủ yếu của Thông tư liên bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính số 02/TTLB ngày 28/3/1994 hướng dẫn về kế hoạch hoá và quản lý vốn sự nghiệp kinh tế và các sự nghiệp khác đầu tư cho các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, Bộ KHCNMT hướng dẫn thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, KINH PHÍ SCXDN:
1. Mục tiêu:
Mục tiêu chủ yếu của SCXDN nhằm giảm dần và khắc phục tình trạng xuống cấp các loại công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng của các cơ quan khoa học công nghệ và môi trường, từng bước khôi phục giá trị sử dụng, tạo điều kiện thích hợp cho việc khai thác đồng bộ, cải thiện môi trường, điều kiện lao động và làm việc ở các công trình này, góp phần triển khai có kết quả các hoạt động KHCN.
2. Nội dung chủ yếu của SCXDN:
- Sửa chữa, cải tạo các công trình kiến trúc chính như: nhà, xưởng dùng cho nghiên cứu thí nghiệm, làm việc, hội thảo, cơ sở sản xuất thử, thử nghiệm (xưởng, ao, hồ, sân vườn, chuồng trại), kho tàng... với các nội dung công việc chủ yếu như: chống thấm, dột, nóng, lún, nứt; sửa chữa hệ thống cửa bị mối, mọt, mục; sửa chữa bổ xung bàn, ghế, tủ hành chính, giá, kệ thí nghiệm; sửa chữa hệ thống thông gió, tủ hút; sửa chữa điện, nước trong các công trình này...
- Sửa chữa cơ sở hạ tầng: hệ thống điện, đường đi, hệ thống cấp, thoát nước..
- Sửa chữa công trình xử lý chất thải (rắn, khí, lỏng hoặcc các dạng khác). làm sạch môi trường, điều kiện lao động và làm việc.
Xây dựng nhỏ thêm công trình kỹ thuật phụ trợ (công trình này mới phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng), nhằm tạo điều kiện khai thác vận hành đồng bộ toàn công trình: cơ sở hạ tầng, tuường ngăn, hàng rào, kho, ga ra...
3. Kinh phí SCXDN:
Gồm toàn bộ chi phí mua vật tư, nhiên liệu, năng lượng, trả công lao đông và một số chi phí khác nhằm khôi phục giá trị sử dụng hoặc khai thác đồng bộ hệ thống công trình kiến trúc....đã có..
Không sử dụng kinh phí SCXDN từ nguồn kinh phí của Nhà nước để:
- Sửa chữa làm thay đổi cơ bản cấp công trình kiến trúc... hiện có hoặc làm thay đổi kết cấu, mở rộng công suất thiết kế.
- Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thường xuyên.
- Sửa chữa công trình kiến trúc thuê, mượn ... của cơ quan khác và thời gian được quyền sử dụng nhỏ hơn 5 năm.
- Sửa chữa các công trình, hạng mục công trình không thuộc danh mục được duyệt về SCXDN hoặc đang được sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoặc quy hoạch XDCB.
Sửa chữa máy móc, trangg thiết bị hiện có, tăng cường trang thiết bị.
Đối với công trình kiiến trúc đã hết niên hạn sử dụng hoặc còn niên hạn sử dụng nhưng giá trị còn lại dưới 30% (đã hao mòn hữu hình trên 70%), phải thanh lý hoặc dùng vốn đầu tư XDCB để sửa chữa lớn hoặc xây dựng lại..
II.. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ, NGUÔN VỐN ĐẦU TƯ SCXDN
1. Đối tượng đầu tư:
Bao gồm các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Bộ KHCNMT, cấc ccơ quan tiêu cchuẩn, đo lường, chất lượng, môi trường, cơ quan thông tin KHCN trung ương và một số sở KHCNMT, có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau:
1.1. Các cơ quan NCPT thuôc hai trung tâm khoa học Quốc gia.
1.2. Các cơ quan NCPT chủ trì các hướng khoa học ưu tiên, công nghệ mũi nhọn.
1.3. Một số cơ quan NCPT chuyên ngành, chuyên đề đặt taị một số Bộ và tại một số trường đại học chủ trì các hoạt động nghiên cứu và triển khai một số nhiệm vụ quan trọng thuộc các hướng khoa học, công nghệ ưu tiên khác có tính liên ngành và có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân.
1.4. Một số cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, môi trường, cơ quan thông tin KHCN.
1.5. Một số sở KHCNMT cần được hỗ trợ do có nhiều khó khăn hoặc có nhu cầu đặc biệt hay đột xuất.
2. Nguyên tắc đầu tư:
- Trước mắt chỉ tập trung ưu tiên cho các công trình có tính cấp bách như cấc phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất thử - thử nghiệm và một số Sở KHCNMT bị thiên tai, mới chia, tách tỉnh.
- Tập trung dứt điểm cho từng hạng mục dự án, từng đối tượng đầu tư để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Thời gian thực hiện dự án không quá 2-3 năm
Do kinh phí có hạnn nên các hoạt động đầu tư này chỉ mang tính hỗ trợ là chủ yếu, vì thế trong quá trình đầu tư cần phải xem xét kỹ các nguồn vốn có thể huy động của các đôí tượng đầu tư để quyết định mức hỗ trợ.
3. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách Nhà nước trích từ kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
- Vốn trích từ Quỹ phát triển KHCN tập trung của các Bộ, tỉnh, thành phố.
- Vốn tự có hoặc coi như tự có của cơ sở.
III. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG, DUYỆT, TRIỂN KHAI VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ SCXDN:
1. xây dựng, duyệt dự án SCXDN:
Các cơ quan NCPT, cơ quan tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, môi trường, cơ quan thông tin KHCN, Sở KHCNMT thuộc các đối tượng đầu tư nêu ở trên (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) nếu có nhu cầu cần phải xây dựng dự án SCXDN (mẫu thuyết minh dự án được đính kèm theo Thông tư này):
- Dự án XDSCN qui mô nhỏ hoặc vừa là dự án có kỹ thuật đơn giản và có nhu cầu tổng thể về SCXDN với tổng kinh phí đến 500 triệu đồng. Nếu nhu cầu tổng về SCXDN dưới 20 triệu đồng thì không phải xây dựng dự án mà chỉ lập dự toán để Bộ, tỉnh, thành phố xét duyệt.
- Dự án SCXDN qui mô lớn là dự án có kỹ thuật phức tạp và có nhu cầu tổng thể về SCXDN với tổng kinh phí lớn hơn 500 triệu đồng.
Việc xây dựng dự án cần căn cứ vào tổng thể hệ thống công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng hiện có (mức độ hư hỏng, xuống cấp, xác định giá trị, giá trị còn lại, giá trị sử dụng, vai trò và phạm vi sử dụng đối với các hoạt động KHCN) trên một địa điểm cụ thể, xây dựng các phương án sửa chữa, lựa chọn các giải pháp công nghệ sửa chữa, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và dự báo hiệu quả đạt được sau khi hoàn thành SCXDN.
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ KHCNMT về phương hướng, mục tiêu phát triển tiềm lực KHCN cho từng giai đoạn kế hoạch để duyệt dự án.
- Hội đồng xét duyệt dự án cấp Bộ gồm các thành viên chính (Vụ XDCB, Vụ kế hoạch, Vụ Kế toán Tài chính, Vụ quản lý KHKT) do Vụ ql KHKT làm thường trực Hội đồng, có sự tham gia của đại diện Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính... dưới sự điều khiển của Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ xét duyệt các dự án thuộc phạm vi KHCN.
- Hội đồng xét duyệt dự án địa phương gồm các thành viên chính (UBKH tỉnh, thành phố, Sở Tài chính, Sở xây dựng, Sở KHCNMT) do Sở KHCNMT làm thường trực Hội đồng, có sự tham gia ( hoặc có ý kiến thoả thuận trước, đối với các tỉnh, thành phố ở xa, điều kiện đi lại khó khăn) của Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính... dưới sự điều khiển của Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xét duyệt các dự án thuộc phạm vi KHCN.
Nội dung xét duyệt phải cụ thể về mục tiêu, nội dung, khối lượng, tổng kinh phí... (trong đó phải phân định cụ thể và rõ ràng các nguồn kinh phí Nhà nước, Bộ, tỉnh, thành phố và tự có).
Việc xét duyệt dự án SCXDN có qui mô lớn do Bộ, tỉnh, thành phố đề nghị. Tuỳ theo qui mô và tính chất phức tạp, Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính... sẽ thoả thuận để Bộ, tỉnh, thành phố xét duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
Dự án được duyệt gửi đến Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính... để làm cơ sở xem xét chủ trương đầu tư trong các kỳ kế hoạch.
2.1. Lập kế hoạch SCXDN hàng năm:
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCNMT của Bộ KHCNMT về phương hướng phát triển tiềm lực KHCN, Bộ, tỉnh, thành phố hướng dẫn chủ đầu tư lập kế hoạch SCXDN, (trong đó cần báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm trước) bao gồm nội dung, khối lượng, kinh phí... và đăng ký trong kế hoạch đầu tư của Bộ, tỉnh, thành phố theo thứ tự ưu tiên để thảo luận với Bộ KHCNMT trước hoặc cùng với các kế hoạch KHCN khác.
2.2. Lập, duyệt thiết kế, dự toán SCXDN hàng năm:
Trên cơ sở thông báo chỉ tiêu kế hoạch SCXDN hàng năm của Bộ KHCCNMT, Bộ, tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu cụ thể cho chủ đầu tư và đôn đốc chủ đầu tư lập thiết kế, dự toán chi tiết theo nội dung và kinh phí được giao, đồng thời phối hợp với Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính... tiến hành xem xét thiết kế và dự toán hàng năm để Thủ trưởng Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ( hoặc cơ quan được uỷ quyền) xét duyệt.
Việc xét duyệt phải cụ thể về nội dung công việc, khối lượng, đơn giá, tổng chi phí (trong đó phải phân định cụ thể và rõ ràng các nguồn kinh phí Nhà nước, Bộ, tỉnh, thành phố và tự có), thời gian và địa điểm thực hiện.
Khi lập, duyệt thiết kế, dự toán có thể vận dụng định mức vật tư, lao động và đơn giá XDCB... tại khu vực xây dựng ở thời điểm lập dự toán.
Nội dung dự toán chi tiết bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí nhân công, chi phí máy thi công (nếu có).
+ Chi phí khác: Chi phí chung, lợi nhuận định mức (không tính cho trường hợp tự làm), khảo sát thiết kế.
Chú ý tận dụng thu hồi: thanh lý nguyên vật liệu, công trình kiến trúc cũ... để bổ sung cho kinh phí SCXDN.
Dự toán, thiết kế chi tiết đã được duyệt sẽ gửi đến Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính... làm căn cứ để xem xét hỗ trợ, cấp phát kinh phí, kiểm tra và thanh quyết toán.
2.3. Cấp phát và triển khai thực hiện
- Căn cứ thiết kế, dự toán được duyệt hàng năm, sau khi soát xét, đối chiếu với dự án được duyệt và chỉ tiêu kinh phí của Bộ KHCNMT thông báo, các cơ quan Tài chính sẽ cấp phát trực tiếp cho từng hạng mục hoặc toàn bộ dự án thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đồng thời thoong bá cho Bộ,Tỉnh/Thành phố biết để tham gia kiểm tra.
- Các chủ đầu tư sau khi nhận được chỉ tiêu kinh phí, cần chủ động (lựa chọn B hoặc tổ chức đấu thầu đối với công trình có giá trị lớn, ký hợp đồng) để triển khai các nội dung SCXDN được duyệt. Kinh phí SCXDN được quyết toán theo loại 10 khoản 01 của mục lục ngân sách Nhà nước. Để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ dự án, các chủ đầu tư nhất thiết phải mở sổ sách kế toán theo dõi, hạch toán từng hạng mục và toàn bộ dự án.
2.4. Nghiệm thu, bàn giao, báo cáo :
Việc kiểm tra giám sát chất lượng, nghiệm thu phải được tiến hành ngay từ đầu, trong từng khâu chủ yếu, từng hạng mục và toàn bộ dự án. Tuỳ theo tính phức tạp của SCXDN , phải thành lập Hội đồng nghiệm thu để đánh giá, nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ dự án :
- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở: Khi hạng mục hoặc toàn bộ dự án hoàn thành, cần tổ cchức Hội đồng nghiiệm thu ( trong đó có cả việc nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đã ký) do chủ đầu tư chủ trì, có sự tham gia của các cơ quan quản lý chức năng : KHCN,Kế hoạch, Tài chính....
- Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ , Tỉnh/Thành phố : Khi hạng mục hoặc toàn bộ dự án hoàn thành cần nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư lập hồ sơ nghiệm thu trinh Bộ, Tỉnh/Thành phố . Bộ,Tỉnh/Thành phố tổ chức Hội đồng nghiệm thu có sự tham gia của Bộ KHCNMT, Bộ Tài chính...để đánh giá nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Đối với các dự án có quy mô nhỏ, hoăc vừa thuộc các Tỉnh/Thành phố ở xa, điều kiện đi lại khố khăn, có thể trao đổi trước và gửi văn bản đã nghiệm thu, bàn giao về Bộ KHCNMT và Bộ Tài chính để báo cáo.
Trong quá trình triển khai thực hiện, có thể tổ chức kiểm tra định kỳ, hàng năm, đột xuất tiến độ thực hiện kế hoạch (kể cả việc kiểm tra tài chính nếu cần) do Bộ, Tỉnh/Thành phố chủ trì, có sự tham gia của Bộ KHCNMT , Bộ Tài chính.
Có thể vận dụng qui chế nghiệm thu, quyết toán bàn giao đưa công trình vào sử dụng trong XDCB nhưng nên tổ chức gọn nhẹ và nhất thiết phải có 1-2 chuyên gia giỏi về lĩnh vực xây dựng và kinh tế xây dựng tham gia Hội đồng.
- Chủ đầu tư lập báo cáo định kỳ và báo cáo quyết tóan theo chế độ hiện hành về tình hình thực hiện SCXDN, kể cả các kiến nghị cần thiết nếu có.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký, các Bộ, Tỉnh/Thành phố có thể vận dụng Thông tư này cho các dự án SCXDN chỉ sử dụng nguồn kinh phí của Bộ, Tỉnh/Thành phố và gửi báo cáo về Bộ KHCNMT . Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, có gì bất hợp lý, cần Điều chỉnh, đề nghị các Bộ, Tỉnh/Thành phố trao đổi bằng văn bản với Bộ KHCNMT để kịp thời nghiiên cứu, giải quyết.
Đặng Hữu (Đã ký) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
..........................
...........................
Chủ đầu tư:
Điện thoại:
Bộ, Tỉnh / Thành phố:
MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ CƠ QUAN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1. Tên cơ quan khoa học công nghệ.
2. Địa chỉ cơ quan, điện thoại.
3. Cơ quan chủ quản.
4. Tổng số cán bộ công nhân viên, trong đó trên ĐH, ĐH, TH
5. Tài sản cố định hiện có
5.1. Công trình kiến trúc:
- Nhà làm việc m2
- Phòng thí nghiệm m2.
- Phòng hội thảo m2.
- Cơ sở SXTTN (xưởng, ao hồ, ruộng, vườn, chuồng trại...) m2, ha.
......................
5.2. Máy móc, trang thiết bị chính:
- Cho các phòng thí nghiệm tính theo công suất.
- Cho cơ sở SXTTN tính theo công suất.
5.3. Tổng diện tích đất đai do cơ quan quản lý, sử dụng.
6. Giá trị TSCĐ hiện có (theo kiểm kê)
6.1. Công trình kiến trúc:
- Giá trị ban đầu (1000đ).
- Giá trị còn lại (tính bằng tiền hoặc %)
6.2. Máy móc, thiết bị:
- Giá trị ban đầu (1000 đ).
- Giá trị còn lại (tính bằng tiền hoặc %)
7. Năm bắt đầu xây dựng hoặc lắp đặt máy móc thiết bị.
8. Năm đưa vào sử dụng.
(MẪU) THUYẾT MINH DỰ ÁN
(dùng cho sửa chữa xây dựng nhỏ)
1. Tên dự án:
2. Mục tiêu và sự cần thiết của dự án.
2.1. Mục tiêu:
2.2. Các căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư dự án:
- Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu được duyệt.
- Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng TSCĐ (công trình, kiến trúc. ..) trong hoạt động KHCN.
- Tình hình hư hỏng công trình kiến trúc... và ảnh hưởng đến các hoạt động KHCN.
3. Nội dung, qui mô dự án:
Đưa ra một số giải pháp, phương án nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp, khai thức đồng bộ và lựa chọn các hình thức đầu tư hợp lý:
3.1. Cho sửa chữa các công trình kiến trúc: Phòng TN, cơ sở SX thử, thử nghiệm.
3.2. Cho sửa chữa cơ sở hạ tầng.
3.3. Cho xây dựng nhỏ các công trình kỹ thuật phụ trợ.
3.4. Qui mô của dự án: nhỏ, vừa, lớn.
4. Địa điểm thực hiện dự án:
Tính hợp lý của công tác SCXDN đặc biệt là XDN các công trình kỹ thuật phụ trợ trên tổng mặt bằng tại địa điểm chọn (sơ đồ bố trí tổng mặt bằng).
5. Cơ quan thực hiện dự án:
6. Thời hạn thực hiện dự án:
7. Bảng tổng hợp chung về nội dung, khối lượng của dự án:
7.1. Tổng hợp nội dung, khối lượng SCXDN (biểu 1).
7.2. Tổng hợp các khối lượng vật tư chủ yếu (biểu 2).
8. Nhu cầu kinh phí đầu tư cho dự án: Tổng số trong đó đề nghị các nguồn tài trợ phân định theo nguồn kinh phí Nhà nước, Bộ, Tỉnh/ Thành phố, tự có.
9. Hiệu quả kinh tế của dự án:
9.1. Khôi phục giá trị sử dụng.
9.2. Chủ động phục vụ các hoạt động KHCN.
9.3. Cải thiện môi trường, điều kiện lao động và làm việc.
10. Kết luận.
Làm tại...., ... ngày... tháng... năm 19...
Cơ quan chủ đầu tư
(Ký tên và đóng dấu)
BIỂU TỔNG HỢP NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG SCXDN
BIỂU SỐ 1/SCXDN
Số TT | Hạng mục công trình | Nội dung SCXDN | Đơn vị tính | Khối lượng | Đơn giá | Thành tiền | Thời hạn thực hiện |
1. 2. 3. 4. | Phòng thí nghiệm .......... Cơ sở SXTTN .......... Hạ tầng kỹ thuật .......... XDN .......... |
BIỂU TỔNG HỢP VẬT TƯ CHỦ YẾU CHO DỰ ÁN
BIỂU SỐ 2/SCXDN
Số TT | Tên vật tư và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật | Đơn vị tính | Số lượng | Nguồn cung cấp |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Xi măng P 400 Hoàng Thạch | Tấn | ||
2 | Thép CT3 Nga đường kính < 10mm | Tấn | ||
3 | Gỗ ... .......... | m3 |
BỘ, TỈNH/ THÀNH PHỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Cơ quan chủ đầu tư | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
| ||
....., ngày... tháng... năm 19... |
XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN SỬA CHỮA XÂY DỰNG NHỎ
Kính gửi: Bộ, Tỉnh/ Thành phố...
- Căn cứ và sự cần thiết của dự án: Nêu tóm tắt những căn cứ khoa học và sự cần thiết của dự án.
- Tên dự án:
- Mục tiêu của dự án:
- Nội dung chủ yếu của dự án:
- Địa điểm thực hiện dự án:
- Thời hạn thực hiện dự án:
- Các khối lượng công việc chủ yếu của dự án:
- Tổng vốn đầu tư cho dự án: Trong đó chia ra nguồn Nhà nước, tự có.
- Các kiến nghị khác (nếu có)
Chủ đầu tư
(ký tên đóng dấu)
BỘ, TỈNH/THÀNH PHỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM | |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||
| ||
(mẫu) ..., | ngày... tháng ... năm 19... |
- Căn cứ Dự án SCXDN được duyệt.
- Căn cứ Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch năm... của Bộ, Tỉnh, Thành phố...
- Căn cứ Tờ trình xin phê duyệt: thiết kế, dự toán và bản thiết kế dự toán chi tiết hạng mục hoặc dự án SCXDN của Chủ đầu tư.
- Căn cứ biên bản cuộc họp xét duyệt thiết kế, dự toán hạng mục hoặc Dự án số:... ngày... tháng... năm 19.. và theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ KHKT (Giám đốc Sở KHCNMT) và các vụ (sở) có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt thiết kế, dự toán:
1. Tên hạng mục Dự án hoặc Dự án:
2. Địa điểm thực hiện:
3. Các nội dung, khối lượng chủ yếu:
4. Thời gian thực hiện từ quí... đến quí... năm 19..
5. Cơ quan thực hiện:
6. Tổng kinh phí được duyệt trong năm:
Trong đó: + Nhà nước:
+ Bộ, Tỉnh/ Thành phố:
+ Tự có:
Điều 2; Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng các vụ (Giám đốc các sở) có liên quan, Chủ đầu tư... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bộ trưởng (chủ tịch UBND Tỉnh/ Thành phố)...
(ký tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như điều 2,
- Bộ KHCNMT, Bộ TC
- Lưu.
BỘ, TỈNH/THÀNH PHỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM | |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||
| ||
(mẫu) ..., | ngày... tháng ... năm 19... |
XIN PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ, DỰ TOÁN HẠNG MỤC HOẶC DỰ ÁN SỬA CHỮA XÂY DỰNG NHỎ
Kính gửi: Bộ, Tỉnh/ Thành phố...
- Căn cứ dự án được duyệt số:... ngày... tháng... năm... của Bộ, Tỉnh/ Thành phố...
- Căn cứ Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch năm 19.. số:... ngày... tháng... năm 19.. của Bộ, Tỉnh/ Thành phố...
- Chủ đầu tư đã tiến hành lập thiết kế, dự toán cho hạng mục hoặc dự án (theo đơn giá khu vực xây dựng..., mặt bằng giá tháng... năm 19..) với các nội dung, kinh phí cụ thể như sau:
Số TT | Hạng mục hoặc dự án | Nội dung chủ yếu SCXDN | Kinh phí (triệu đồng) |
1. 2. ... | Hạng mục 1 Hạng mục 2 ...... | ...... ...... ...... | ...... ...... ...... |
Tổng kinh phí là: ... (bằng chữ)...
Trong đó nhà nước:
Các nguồn khác: Bộ, Tỉnh/ Thành phố, cơ sở.
- Các kiến nghị khác (nếu có).
Chủ đầu tư
(ký tên đóng dấu)
BỘ, TỈNH/THÀNH PHỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM | |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||
| ||
(mẫu) ..., | ngày... tháng ... năm 19... |
CỦA BỘ TRƯỞNG (CHỦ TỊCH UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ)...PHÊ DUYỆT DỰ ÁN SỬA CHỮA XÂY DỰNG NHỎ
BỘ TRƯỞNG (CHỦ TỊCH UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ)...
- Căn cứ Thông tư liên bộ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính số: 02 ngày 28 tháng 03 năm 1994 hướng dẫn về việc kế hoạch hoá và quản lý vốn sự nghiệp kinh tế và các sự nghiệp khác đầu tư cho các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lớn.
- Căn cứ Thông tư của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường số:... ngày... tháng... năm 19.. hướng dẫn qui trình quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học đầu tư SCXDN cho các cơ quan khoa học, công nghệ và môi trường.
- Căn cứ Tờ trình xin phê duyệt Dự án và thuyết minh dự án SCXDN của Chủ đầu tư,
- Căn cứ biên bản của Hội đồng xét duyệt Dự án số: ngày... tháng... năm 19.. và theo đề nghị của các ông Vụ trưởng KHKT (Giám đốc Sở KHCNMT) và các vụ (sở) có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Dự án SCXDN:
1. Tên Dự án:
2. Mục tiêu Dự án:
3. Nội dung chủ yếu của Dự án:
4. Địa điểm thực hiện Dự án:
5. Thời hạn thực hiện Dự án từ năm 19.. đến năm 19..
6. Cơ quan thực hiện dự án:
7. Các khối lượng công tác chủ yếu:
8. Tổng kinh phí thực hiện Dự án:
Trong đó: Nhà nước:
Bộ, Tỉnh/ Thành phố:
Tự có của cơ sở:
Điều 2: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng các vụ (Giám đốc các sở) có liên quan, Chủ đầu tư... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bộ trưởng (Chủ tịch UBND Tỉnh/ Thành phố)...
(ký tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như điều 2.
- Bộ KHCNMT, Bộ TC.
- Lưu.
BỘ, TỈNH/THÀNH PHỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM | |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||
| ||
ngày... tháng ... năm 19... |
Kính gửi:
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU, QUYẾT TOÁN HẠNG MỤC, DỰ ÁN SCXDN HOÀN THÀNH, (ĐƯA VÀO SỬ DỤNG)
Tên dựh án:
Địa điểm thực hiện dự án:
Các căn cứ để nghiệm thu:
- Căn cứ Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch SCXDN, hoặc Quyết định bổ sung chỉ tiêu kế hoạch SCXDN, số:... ngày... tháng ... năm 19.. của Bộ, Tỉnh, / Thành phố.
- Căn cứ dự án, thiết kế, dự toán SCXDN, được duyệt số: ... ngày... tháng... năm 19.. của Bộ, Tỉnh/ Thành phố.
- Căn cứ biên bản nghiệm thu A, B (hoặc A,B nội bộ) số: ngày tháng năm (có bảng chi tiết kèm theo).
Cơ quan chủ trì tự nhận xét, đánh giá và đề nghị nghiệm thu, quyết toán dự án như sau:
1. Nhận xét đánh giá về kỹ thuật, chất lượng:
...
2. Nhận xét về tiến độ, khối lượng, đơn giá:
....
BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN
Đơn vị: triệu đồng
Số TT | Hạng mục hoặc dự án SCXDN | Dự toán duyệt | Giá trị hoàn thành | Chênh lệc | Ghi chú | |
Tăng | Giảm | |||||
1. 2. ... | ||||||
Tổng kinh phí đề nghị xin quyết toán là:
(viết bằng chữ...)
Trong đó: NSNN:
Các nguồn khác:
3. Các kiến nghị khác (nếu có)
Thủ trưởng cơ quan chủ đầu tư
(ký tên đóng dấu)
DỰ ÁN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM | |
Hạng mục | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
| ||
ngày... tháng ... năm 19... |
Biên bản số:... tại địa điểm ...
ngày... tháng... năm 19..
NGHIỆM THU DỰ ÁN HOẶC HẠNG MỤC DỰ ÁN SCXDN HOÀN THÀNH, ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Tên dự án hoặc hạng mục dự án:
Địa điểm thực hiện dự án:
Cơ quan chủ đầu tư:
Các căn cứ để nghiệm thu:
- Căn cứ dự án được duyệt và Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch SCXDN, hoặc Quyết định bổ sung chỉ tiêu kế hoạch SCXDN, số: ... ngày... tháng... năm 19.. của Bộ Tỉnh/ Thành phố.
- Căn cứ thiết kế, dự toán được duyệt số:... ngày... tháng... năm 19...
- Căn cứ Hồ sơ đề nghị nghiệm thu của Chủ đầu tư số:... ngày... tháng... năm 19..
- Hội đồng nghiệm thu được thành lập theo Quyết định số:... ngày... tháng... năm 19.. của Bộ, Tỉnh/ Thành phố... bao gồm:
* Chủ tịch Hội đồng (ghi rõ họ, tên, chức vụ, cơ quan công tác)
* Các uỷ viên (ghi rõ họ, tên, chức vụ, cơ quan công tác)
* Thư ký hội đồng (ghi rõ họ, tên, chức vụ, cơ quan công tác)
Đại diện các cơ quan được mời
- Đại diện chủ đầu tư:
- Đại diện cơ quan nhận thuê khoán (nếu cần):
- Đại diện Bộ, Tỉnh/ Thành phố:
- Đại diện Bộ Khoa học, Công nghệ và Mội trường:
- Đại diện Bộ Tài chính:
Hội đồng đã tiến hành xem xét và lập văn bản về các vấn đề sau:
1. Hạng mục dự án hoặc toàn bộ dự án:
2. Các nội dung SCXDN: Nêu tóm tắt các nội dung chủ yếu.
3. Hội đồng đã xem xét các văn bản, các tài liệu và kiểm tra tại hiện trường:
- Bản dự toán thiết kế được duyệt:
- Biên bản nghiệm thu A, B (hoặc A, B nội bộ)
- Kiểm tra thực tế tại hiện trường.
Hội đồng nghiệm thu ghi nhận:
1. Nội dung các công việc SCXDN được thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch:
2. Chất lượng:
3. Những thay đổi so với dự toán thiết kế được duyệt:
4. Tổng giá trị dự án hoàn thành:
- Trong đó: Nhà nước:
Bộ, Tỉnh,/ Thành phố:
Tự có của cơ sở:
5. Các ghi nhận khác (nếu có)
Kết luận:
Công tác SCXDN đã thực hiện cơ bản phù hợp với nội dung, dự toán thiết kế với tiêu chuẩn qui phạm sửa chữa và xây dựng, qui trình vận hành kỹ thuật và cũng phù hợp với các yêu cầu nghiệm thu đưa vào vận hành, sử dụng các công trình đã sửa chữa xây dựng xong, tuy còn có những phần việc chưa hoàn thành ghi ở phụ lục kèm theo (có ghi rõ cơ quan chịu trách nhiệm, thời hạn hoàn thành, nguồn vốn) nhưng không ảnh hưởng đến an toàn sử dụng và các điều kiện làm việc bình thường (hoặc đảm bảo khai thác đồng bộ).
Hội đồng nghiệm thu quyết định nghiệm thu (hoặc nghiệm thu đưa vào sử dụng chính thức dự án hoặc hạng mục dự án ...... với sự đánh giá chất lượng công tác SCXDN đạt yêu cầu kỹ thuật.
Đề nghị... cho nghiệm thu hoặc cho bàn giao đưa vào sử dụng.
Biên bản làm tại... Ngày... tháng... năm 19..
Đại diện các cơ quan Các Uỷ viên Hội đồng Chủ tịch Hội đồng
Tham dự
(ký tên) (ký tên) (ký tên)
Các phụ lục kèm theo:
- .............
- .............
- 1Thông tư liên bộ 02/TTLB năm 1994 về việc kế hoạch hoá và quản lý vốn sự nghiệp kinh tế và các sự nghiệp khác đầu tư cho các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn do Bộ Tài chính - Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Công văn 4023/VPCP-KTN năm 2016 về khắc phục tình trạng xuống cấp của tuyến Tỉnh lộ 237D do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 92-TTg năm 1994 về việc tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 02/TTLB năm 1994 về việc kế hoạch hoá và quản lý vốn sự nghiệp kinh tế và các sự nghiệp khác đầu tư cho các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn do Bộ Tài chính - Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Công văn 4023/VPCP-KTN năm 2016 về khắc phục tình trạng xuống cấp của tuyến Tỉnh lộ 237D do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 339/TT-KHTC năm 1994 hướng dẫn quy trình quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho việc chống xuống cấp các cơ quan khoa học, công nghệ và môi trường (kinh phí sửa chữa xây dựng nhỏ) do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- Số hiệu: 339/TT-KHTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/05/1994
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Người ký: Đặng Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/05/1994
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết