Điều 9 Thông tư 33/2010/TT-BTC ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
1. Mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các chủ nợ và chủ tài sản (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ).
a) Đối tượng mua nợ và tài sản tồn đọng: là doanh nghiệp có tài sản tồn đọng và chủ nợ có nhu cầu bán các khoản nợ phải thu; trong đó tập trung ưu tiên sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư để mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng đối với khách nợ là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gắn với việc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Việc mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải đảm bảo khả năng thu hồi và có hiệu quả theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hình thức mua nợ và tài sản tồn đọng:
- Thoả thuận trực tiếp với chủ nợ, chủ tài sản.
- Tham gia đấu thầu, đấu giá mua nợ và tài sản tồn đọng.
- Thực hiện mua theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nguyên tắc trong hoạt động mua nợ và tài sản tồn đọng:
- Việc mua nợ và tài sản tồn đọng chỉ được thực hiện khi có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trong phương án mua nợ và tài sản tồn đọng phải xác định rõ phương án xử lý có hiệu quả các khoản nợ và tài sản được mua.
- Không xem xét mua nợ và tài sản tồn đọng đối với những trường hợp sau:
Khoản nợ và tài sản không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh quyền chủ nợ, quyền sở hữu.
Phương án xử lý nợ và tài sản không khả thi hoặc khách nợ không có khả năng khôi phục sau khi thực hiện tái cơ cấu.
- Người quyết định mua nợ của các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và những người có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán nợ của những doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất do không thu hồi được nợ xảy ra.
2. Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Việc tiếp nhận các khoản nợ và tài sản đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ pháp lý, có hiện vật và được thực hiện thông qua Biên bản bàn giao theo quy định. Trường hợp không có đủ hồ sơ, không còn tài sản thì Công ty mua, bán nợ có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp biết lý do chưa tiếp nhận để có phương án xử lý theo quy định, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính.
3. Xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận bằng các hình thức sau:
a) Tổ chức đòi nợ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức khác cung cấp dịch vụ đòi nợ hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trong quá trình đòi nợ, Công ty mua, bán nợ được phép:
- Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ bằng các hình thức: khoanh nợ, giãn nợ cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách nợ. Trường hợp doanh nghiệp cam kết thanh toán hoàn trả nợ ngay trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày mua nợ thì Hội đồng quản trị công ty được xem xét xóa nợ lãi vay theo tiến độ trả nợ gốc nhưng phải đảm bảo không vượt quá chênh lệch giữa giá trị khoản nợ mua và giá mua nợ.
- Điều chỉnh mức lãi suất của khoản nợ cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách nợ, cụ thể:
Đối với các khoản nợ mà khách nợ là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gắn với việc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu thì mức lãi suất điều chỉnh không được thấp hơn mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
Đối với các khoản nợ của các đối tượng khác, mức lãi suất điều chỉnh không thấp hơn mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước công bố trong từng thời kỳ cộng ( ) 1%/năm.
- Thực hiện tái cơ cấu lại doanh nghiệp cùng với việc chuyển nợ, tài sản thành vốn góp của Công ty mua, bán nợ. Trong trường hợp này, Công ty mua, bán nợ được phép thực hiện giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho khách nợ theo nguyên tắc:
Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ phải gắn với phương án chuyển nợ thành vốn góp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mức xoá nợ tối đa không quá số âm vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính gần nhất của khách nợ và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ.
Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho các khách nợ không làm thay đổi trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã gây ra tổn thất tài chính trước đây.
Có tài liệu chứng minh khách nợ không có khả năng trả nợ một phần hoặc toàn bộ khoản nợ tại thời điểm thực hiện tái cơ cấu lại doanh nghiệp.
Các khoản nợ và tài sản chuyển thành vốn góp phải được xác định giá trị bởi tổ chức định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển nợ và tài sản thành vốn góp phải được chủ sở hữu của doanh nghiệp khách nợ thống nhất theo đúng quy định của pháp luật.
b) Bán các khoản nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận theo phương thức thoả thuận trực tiếp, chào giá cạnh tranh hoặc tổ chức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật. Công ty mua, bán nợ được áp dụng phương thức thoả thuận trực tiếp sau khi đã thực hiện đấu giá công khai hoặc chào giá cạnh tranh nhưng không thành công.
c) Bảo quản, sửa chữa, nâng cấp những tài sản đã mua, tiếp nhận để bán, cho thuê, đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản.
4. Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng
- Tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp đòi nợ và xử lý các khoản nợ , tài sản tồn đọng.
- Tư vấn xây dựng cơ chế, chính sách có liên quan đến việc xử lý, cơ cấu lại các khoản nợ để làm lành mạnh tài chính và sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Thông tư 33/2010/TT-BTC ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 33/2010/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 141 đến số 142
- Ngày hiệu lực: 25/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
- Điều 2. Tên và trụ sở
- Điều 3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
- Điều 4. Vốn hoạt động của Công ty mua, bán nợ
- Điều 5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành
- Điều 6. Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước
- Điều 7. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong Công ty mua, bán nợ
- Điều 9. Nhiệm vụ của Công ty:
- Điều 10. Quyền hạn của Công ty mua, bán nợ về tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
- Điều 11. Quyền hạn của Công ty mua, bán nợ về tổ chức kinh doanh:
- Điều 12. Nghĩa vụ của Công ty mua, bán nợ
- Điều 13. Chức năng của Hội đồng quản trị
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 15. Cơ cấu, nhiệm kỳ và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 16. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
- Điều 17. Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 18. Quyền và nhiệm vụ Ban kiểm soát
- Điều 19. Cơ cấu, nhiệm kỳ và tiêu chuẩn thành viên Ban Kiểm soát
- Điều 20. Tổng giám đốc
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc:
- Điều 22. Bộ máy giúp việc
- Điều 23. Đại hội công nhân viên chức của Công ty
- Điều 24. Cơ chế tài chính - kế toán của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp
- Điều 25. Tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp
- Điều 26. Phá sản
- Điều 27. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12/2003 và Quyết định số 50/2007/QĐ-BTC ngày 21/6/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.