Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2019/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019 |
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp; chương trình, hình thức bồi dưỡng; phân công tổ chức bồi dưỡng; in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cơ sở đào tạo, nghiên cứu bao gồm: học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng; trường trung cấp;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Chương trình, hình thức bồi dưỡng
1. Chương trình bồi dưỡng: Thực hiện theo chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cầu của học viên, cơ sở đào tạo, nghiên cứu chủ động lựa chọn một trong các hình thức bồi dưỡng: Tập trung, Bán tập trung, Từ xa.
Điều 3. Phân công tổ chức bồi dưỡng
1. Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học có đủ tiêu chuẩn quy định tại
2. Trường cao đẳng có đủ tiêu chuẩn quy định tại
3. Trường trung cấp có đủ tiêu chuẩn quy định tại
Điều 4. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng
1. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Cơ sở đào tạo, nghiên cứu thực hiện công bố công khai, cập nhật dữ liệu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, nghiên cứu và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Nội dung thông tin công khai gồm các nội dung ghi trên chứng chỉ và phải đảm bảo chính xác với sổ cấp chứng chỉ; phải được cập nhật và lưu trữ thường xuyên trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, nghiên cứu, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm dễ quản lý, truy cập và tìm kiếm.
TIÊU CHUẨN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 5. Kinh nghiệm và năng lực của cơ sở đào tạo, nghiên cứu
1. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
2. Có tài liệu bồi dưỡng được biên soạn hoặc lựa chọn và ban hành trên cơ sở chương trình bồi dưỡng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
3. Có cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
1. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong chương trình bồi dưỡng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo, nghiên cứu phải đủ để tham gia giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng được giao tổ chức thực hiện.
Điều 7. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Tổng hợp danh sách các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổng hợp danh sách các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý.
3. Tổng hợp kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo các tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo, nghiên cứu quy định tại Thông tư này.
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc thẩm quyền quản lý được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng cụ thể theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp và gửi danh sách về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Bộ Nội vụ để tổng hợp, quản lý.
2. Hằng năm, tổng hợp và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Bộ Nội Vụ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có học viên tham gia bồi dưỡng
1. Hằng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị; báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và phối hợp với cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch.
2. Quản lý hồ sơ và đảm bảo tiêu chuẩn của các học viên được cử tham gia bồi dưỡng theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, nghiên cứu được giao nhiệm vụ bồi dưỡng
1. Biên soạn hoặc lựa chọn và ban hành tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp căn cứ chương trình bồi dưỡng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đảm bảo phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng; cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho từng đối tượng đảm bảo đúng quy định hiện hành.
3. Quyết định danh sách học viên nhập học; quản lý quá trình học tập, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên.
4. Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho từng đối tượng theo đúng quy định hiện hành.
5. Thực hiện việc quản lý, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
6. Hằng năm, tổng hợp và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan quản lý trực tiếp.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./BC-……. |
|
Năm……………………………
Kính gửi:…………………………………………………………………..
I. Báo cáo kết quả bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Tổng số nhà giáo được bồi dưỡng:………………………………………. Trong đó:
1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I): ……………………………………………….
2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II): …………………………………………………
3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III)/Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III): …………………………………………………………………………………………….
4. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I: ……………………………………………………………..
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II: …………………………………………………………….
6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III/ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III: …………………………………………………………………………………………………….
7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV: ……………………………………………………………
II. Các kiến nghị, đề xuất về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………...
| ……., ngày…..tháng…..năm….. |
Phụ lục
(Kèm theo báo cáo số ……./BC……. ngày…./…./…. của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo kết quả bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp)
Đơn vị tính: người
TT | Tên cơ sở đào tạo, nghiên cứu | Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành GDNN | ||||||
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) | Giảng viên GDNN chính (hạng II) | Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/ Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) | Giáo viên GDNN hạng I | Giáo viên GDNN hạng II | Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/ Giáo viên GDNN thực hành hạng III | Giáo viên GDNN hạng IV | ||
I | HỌC VIỆN, VIÊN NGHIÊN CỨU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Học viện A | |||||||
2 | Trường Đại học B | |||||||
…….. | ||||||||
II | TRƯỜNG CAO ĐẲNG |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Cao đẳng A | |||||||
2 | Trường Cao đẳng B | |||||||
…….. | ||||||||
III | TRƯỜNG TRUNG CẤP |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Trung cấp A | |||||||
2 | Trường Trung cấp B | |||||||
……. | ||||||||
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
- 1Thông tư 07/2019/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường học và trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 4927/QĐ-BGDĐT năm 2019 về tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật viên chức 2010
- 2Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 3Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 4Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 5Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Thông tư 01/2018/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Thông tư 10/2017/TT-BNV về quy định đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Thông tư 07/2019/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường học và trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Quyết định 4927/QĐ-BGDĐT năm 2019 về tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 32/2019/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 32/2019/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2019
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 593 đến số 594
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra