THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 31-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 1963 |
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN DÂN KHAI HOANG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Công tác khai hoang trong hai năm qua, nhờ sự cố gắng của nhân dân và cán bộ các cấp, các ngành, đã trở thành một phong trào quần chúng. Với tinh thần dựa vào sức dân là chủ yếu, Nhà nước đã ban hành một số chính sách giúp đỡ nhân dân giải quyết được một phần khó khăn về sản xuất và đời sống, nên đã thu được những kết quả bước đầu.
Để đáp ứng được yêu cầu của công tác khai hoang đẩy mạnh phong trào tiến lên một bước mới trong những năm tới, nay quy định thêm một số chính sách sau đây:
Việc phân phối sử dụng đất đai phải được hợp lý theo nội dung tinh thần chỉ thị số 14-TTg ngày 3-2-1962 và nay quy định thêm một số điểm cụ thể:
a) Đất hoang đã khai phá, sau khi được Ủy ban hành chính địa phương chứng nhận sẽ thuộc quyền sở hữu tập thể của hợp tác xã. Người khai hoang phải định canh, định cư và phải thực hiện các chế độ, thể lệ, hướng dẫn về giữ đất, giữ nước chống xói mòn, cải tạo đất đã khai hoang thành đất thục để sử dụng lâu dài.
Các cấp chính quyền địa phương có đất khai hoang có trách nhiệm theo đúng những quy định của Nhà nước, tìm địa điểm, xác định ranh giới, cắm mốc rõ ràng cho nhân dân đến khai hoang, đồng thời phải chú ý dành phần đất thích đáng cho nhân dân địa phương mở rộng diện tích phát triển sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) sau này.
b) Đất để lại cho xã viên đi khai hoang tập thể làm nhà và làm kinh tế phụ gia đình sẽ tùy theo khả năng đất và nhân khẩu của từng hộ có thể giải quyết từ hai đến ba sào Bắc-bộ.
Đối với những người đi khai hoang xen kẽ nhập vào hợp tác xã địa phương thì có thể được để lại đất như nhân dân địa phương.
c) Đất dành cho nông trường, lâm trường quốc doanh và các cơ quan khác đã được huy hoạch và xác nhận ranh giới thì không được đưa nhân dân vào khai hoang ở những khu vực đó.
d) Đối với rừng đã cấm như rừng có giá trị kinh tế lớn, rừng lịch sử, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, v. v… tuyệt đối không được khai hoang.
đ) Hợp tác xã khai hoang phải có huy hoạch sơ bộ, tiến tới có huy hoạch toàn diện, nhất là huy hoạch sử dụng ruộng đất để tránh tình trạng lãng phí đất đai.
Khai hoang là một công tác to lớn phải dựa vào sức dân là chủ yếu, Nhà nước căn cứ vào khả năng mà tích cực giúp đỡ các mặt cần thiết. Ngoài những chính sách đã ban hành (thông tư số 491-TTg ngày 21-12-1961 và số 95-TTg ngày 24-9-1962) nay quy định thêm một số điểm nhu sau:
a) Về sản xuất: Nhà nước chú trọng giúp đỡ để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế như xây dựng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống (kể cả máy bơm nước và máy khoan, đào giếng); mở thêm đường giao thông chính nối liền khu khai hoang tập trung với tuyến đường đã có sẵn, xây dựng cầu cống chính; dành một số máy kéo cho một số vùng khai hoang tập trung có điều kiện sử dụng được máy móc tốt và có lợi về kinh tế, giảm bớt lao động nặng nhọc; có thể xây dựng một số xưởng quốc doanh chế biến bột và dầu thảo mộc ở những nơi có những nguyên liệu và cần thiết…
Những công trình thủy lợi nhỏ, đường sá và cầu cống trong phạm vi từng cơ sở khai hoang, những cơ sở chế biến nhỏ… thì do hợp tác xã tự làm. Tùy theo tình hình cụ thể Nhà nước giúp đỡ một phần về nguyên vật liệu và kỹ thuật.
Nhà nước cho hợp tác xã vay để mở rộng sản xuất và xây dựng cơ bản, hướng cho vay chủ yếu nhằm vào việc trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, xây dựng đồng ruộng (làm ruộng bậc thang ở một số nơi có điều kiện, bồi dưỡng cải tạo đất, v.v…), phát triển chăn nuôi, trồng cây gây rừng, xây dựng xưởng chế biến thủ công, xưởng sản xuất và sửa chữa nông cụ… Việc cho vay phải tùy theo hình thức khai hoang tập thể hay xen kẽ, gần hay xa mà định mức độ cho thích hợp. Đối với những người đi khai hoang xen kẽ thì phải thông qua hợp tác xã hoặc Ủy ban hành chính xã nơi họ đến khai hoang để cho vay và dựa vào hợp tác xã hoặc Ủy ban hành chính xã đó mà kiểm tra việc sử dụng và thu hồi nợ.
b) Về sinh họat: ngoài những quy định giúp đỡ tiền tàu xe, thuốc men… đã ban hành, đối với các cơ sở khai hoang xã (tập thể và xen kẽ) nếu hết thời hạn trợ cấp mà thu hoạch còn kém chưa thể tự túc về thuốc men được, thì tăng thêm thời hạn được trợ cấp về thuốc men là một năm nữa (theo như đã quy định 0đ40 cho một lao động chính một tháng). Ngoài ra, Nhà nước trợ cấp cho các cháu nhỏ và người già (không còn sức lao động) đi theo gia đình đến cơ sở khai hoang một người một tháng 0đ20 trong thời gian một năm kể từ ngày đến cơ sở khai hoang về thuốc thông thường và thuốc cấp cứu. Nhà nước trợ cấp một phần cho công tác hoạt động văn hóa quần chúng trong thời gian đầu, giúp đỡ những chi phí cần thiết trong công tác tuyên tuyền, động viên.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, chú ý giúp đỡ một phần tiền tàu xe cho những lao động chính cần phải về thăm quê cũ trong lúc đầu, giúp đỡ thích đáng khi gặp tai nạn lao động xét ra thật thiếu thốn.
3. Về cung cấp tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng:
a) Về lương thực và thực phẩm: Nhân dân khai hoang phải cố gắng tự giải quyết lấy lương thục một cách vững chắc, trừ trường hợp những nơi trồng cây công nghiệp hay chăn nuôi tập trung do Nhà nước quy định thì được cung cấp phần lương thực còn thiếu.
Nhân dân khai hoang cần tích cực trồng rau, chăn nuôi tiểu gia súc và thả cá để tự giải quyết về thực phẩm, địa phương có dân đến khai hoang phải cung cấp tùy theo khả năng những thứ cần thiết, nhất là lương thực và thực phẩm trong thời gian đầu.
b) Về hàng tiêu dùng, nhân dân khai hoang được phân phối như nhân dân địa phương nơi đến khai hoang nhưng lúc đầu cần được chú ý bán cho người đi khai hoang một số mặt hàng cần thiết nhất là thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh thông thường và dụng cụ sinh hoạt gia đình thật cần thiết. Riêng về vải, trong năm đầu có thể được bán thêm ngoài mức quy định chung một ít (không kể vỏ áo bông). Cần tổ chức hợp tác xã mua bán của xã để phục phụ sản xuất và đời sống nhân dân khai hoang.
c) Về tư liệu và nguyên liệu sản xuất: Nhà nước căn cứ khả năng mà cung cấp và điều hòa cho các cơ sở khai hoang các loại giống trồng trọt và chăn nuôi tốt, thích hợp với từng vùng: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; các công cụ như công cụ cải tiến, và nửa cơ giới, dụng cụ khai hoang cải tiến máy bơm nước, máy phun thuốc trừ sâu, máy chế biến nông sản, phương tiện vận tải cải tiến và các phương tiện vận tải khác; các loại phụ tùng và những nguyên liệu cần thiết như sắt, thép, gang, xi-măng…
Nhà nước sẽ bán cho các cơ sở khai hoang các tư liệu sản xuất và nguyên vật liệu theo giá phải chăng, có sự chiếu cố thích đáng.
Những sản phẩm hàng hóa do hợp tác xã khai hoang làm ra được Nhà nước tổ chức thu mua theo giá khuyến khích với một tỷ lệ thích đáng:
a) Hợp tác xã khai hoang có điều kiện sản xuất lương thực được miễn làm nghĩa vụ bán lương thực từ ba đén năm năm đầu. Nếu có lương thực bán cho Nhà nước thì được trả theo giá khuyến khích. Các sản phẩm chăn nuôi, cây công nghiệp của cơ sở khai hoang cũng được mua theo giá khuyến khích từ ba năm đến năm năm đầu. Sau đó sẽ bán bằng cách ký hợp đồng giữa hợp tác xã khai hoang với cơ quan thu mua theo giá quy định.
b) Những hợp tác xã địa phương có nhận thêm người đến khai hoang xen kẽ thì được tính thêm cả những nhân khẩu mới trong khi tính nghịa vụ bán lương thực.
Các cơ sở khai hoang bước đầu chưa được ổn định về sản xuất, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, được chiếu cố miễn, giảm hoặc hoãn các thứ thuế trong một thời gian nhất định.
a) Đất mới khai hoang, phục hóa được miễn thuế theo chế độ hiện hành áp dụng cho từng địa phương. Riêng phần ruộng đất thục (thuộc) do nhân dân địa phương nhường lại thì phải nộp thuế theo mức đã quy định.
b) Hợp tác xã khai hoang kinh doanh các ngành nghề như vôi, gạch, gốm, rèn, thủy tinh… được miễn thuế trong 3 năm đầu.
c) Hợp tác xã khai hoang khai thác lâm sản trong phạm vi ranh giới khai hoang, hoặc được cấp giấy phép khai thác ngoài phạm vi đó, nếu dùng để xây dựng cơ sở tại chổ (nhà ở, chuồng trại, kho tàng, trường học,v.v…) cũng được hưởng chế độ như đã quy định cho nhân dân miền núi; nếu khai thác có tính chất kinh doanh thì phải nộp tiền bán lâm sản và thuế công thương nghiệp theo chế độ hiện hành. Các cơ sở khai hoang khai thác những lâm sản được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép chuyển về quê cũ ở miền xuôi để sử dụng (trường hợp còn quan hệ kinh tếở cơ sở cũ) mà giấy chứng nhận của Lâm nghiệp thì cũng được miễn tiền bán lâm sản.
6. Tài sản của nhân dân đi khai hoang:
Người đi khai hoang được thanh toán dứt khoát mọi quyền lợi của mình ở địa phương cũ trước khi đi, tùy theo khả năng thực tế có thể giải quyết ngay hoặc tiếp tục giải quyết một cách tích cực sau khi họ đi.
a) Người đi khai hoang sẽ giao lại ruộng đất cho hợp tác xã cũ và được bù lại một số tiền thích đáng để làm vốn sản xuất ở cơ sở mới, số tiền đó bao nhiêu do nội bộ nông dân bàn định. Nếu khả năng thực tế của hợp tác xã có hạn thì có thể vay một phần của Ngân hàng để thanh toán cho người đi. Việc sử dụng số tiền đó do hợp tác xã mới và người có ruộng đất quy định tùy tình hình cụ thể của từng nơi.
b) Người đi khai hoang tự bán hoặc đổi các tài sản khác như nhà, cây ăn quả, cây lâu năm, trâu bò (kể cả tài sản được chia trong cải cách ruộng đất). Trường hợp, bán đổi không kịp, hợp tác xã cũ và chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý và bán hộ với giá cả đúng mức, tránh thiệt thòi cho người đi. Thuế trước bạ đối với những tài sản đó đều được miễn.
c) Cổ phần xã viên đã góp, được hợp tác xã cũ hoàn lại để góp theo mức yêu cầu của cở sở mới làm vốn sản xuất. Các quỹ tích lũy và xã hội tùy theo thực tế hiện có mà trích cho người đi khai hoang một phần để chuyển giao cho cơ sở mới.
7. Gia đình của người đi khai hoang (như bố, mẹ, vợ, con) còn tạm thời ở lại quê cũ.
a) Hợp tác xã cũ và chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ gia đình của người đi khai hoang còn tạm thời ở lại, bảo đảm mức sống bình thường bằng cách sắp xếp công việc làm thích hợp với khả năng lao động. Đó là điều cần nhất. Nếu còn thiếu lương thực thì lấy thóc trong quỹ công ích bán thêm, đảm bảo mức ăn bình thường… Khi đời sống gặp nhiều khó khăn thì được ưu tiên xét trong diện cứu tế, nếu ốm đau điều trị ở bệnh xá, bệnh viện thì được chiếu cố giảm hoặc miễn viện phí.
b) Con của người đi khai hoang còn tạm thời ở lại theo học các trường phổ thông đuợc ưu tiên nhận vào học và được xét giảm hoặc miễn học phí.
c) Trường hợp có con mọn được xét hoãn làm nghĩa vụ dân công.
8. Tổ chức đời sống nơi khai hoang:
Cùng với việc phát triển sản xuất tập thể, công tác tổ chức và ổn định sinh hoạt cho xã viên ở nơi khai hoang cũng rất quan trọng và cấp bách, đặt biệt là vấn đề ăn, ở và nước rất khẩn trương. Vì vậy đi đôi với việc phát triển sản xuất, các hợp tác xã phải căn cứ vào khả năng thực tế, cộng với sự giúp đỡ một phần của nhân dân địa phương và của Nhà nước mà tích cực tổ chức ổn định đời sống và cải thiện sinh họat dần từng bước.
Ngoài việc giải quyết vấn đề ăn ở, cần tìm mọi biện pháp để giải quyết nước dùng cho sinh hoạt đồng thời phải tích cực chăm lo tổ chức việc học tập văn hóa, chính trị, nghiệp vụ, kỹ thuật, bảo vệ sức khỏe và tăng cường các mặt công tác thông tin, sách báo… để mau chóng bình thường sinh hoạt cho xã viên và gia đình họ.
a) Về giáo dục cần cố gắng bảo đảm cho người đi khai hoang và con em họ có thể tiếp tục học tập bằng cách nhận vào các trường hiện có ở nơi khai hoang, hoặc mở thêm trường lớp phổ thông, lớp bổ túc văn hóa. Học sinh là con em của người đi khai hoang được miễn học phí trong 3 năm đầu.
b) Về hoạt động văn hóa ngoài những họat động do hợp tác xã khai hoang và xã tự tổ chức, cần tăng cường hoạt động của các đội văn công, đội chiếu bóng quốc doanh để phục vụ nhân dân khai hoang và nhân dân địa phương đó.
c) Về y tế, ngoài việc phòng bệnh, chữa bệnh và hộ sinh, cần đặt biệt chú ý phun thuốc trừ muỗi ở những vùng khai hoang.
Nhà nước giúp đỡ xây dựng trạm xá, bệnh xáở những nơi tập trung nhiều đồng bào khai hoang cách xa bệnh viện khoảng một ngày đường đi bộ.
d) Trong công tác khai hoang, làm rừng, xây dựng cơ bản… hợp tác xã cần đặt biệt chú ý tổ chức bảo đảm an toàn lao động cho xã viên.
9. Về nghĩa vụ quân sự và dân công, việc tuyển người trong cơ sở khai hoang đi công tác khác:
a) Trong thời bình, những người đi khai hoang đã đến tuổi tòng quân được tạm hoãn trong ba năm đầu (trừ trường hợp khẩn cấp có lệnh động viên).
b) Những người đi khai hoang được miễn làm nghĩa vụ dân công trong năm đầu, khi nhàn rỗi có thể nhận làm khoán để lấy tiền giải quyết một phần nhu cầu đời sống bước đầu còn gặp khó khăn. Qua năm thứ hai và thứ ba cũng chỉlàm nhũng công việc xây dựng theo nghĩa vụ thuê mướn trong thôn, xã đó màkhông phảihuy động đi làm nơi xa khác.
c) Các cơ quan và các ngành không được tuyển người của cơ sở khai hoang đi công tác khác trong thời gian 5 năm đầu. Trường hợp thật cần thiết thì phải được sự đồng ý của Ban Quản trị hợp tác xã và Ủy ban hành chính huyện chuẩn y. Xã viên được quyết định chuyển đi khỏi hợp tác xã thì phải thanh toán các khoản cần thanh toán với hợp tác xã.
Cán bộ được cử đi phục vụ công tác khai hoang cần được chú ý bảo đảm mọi quyền lợi của họ như hưởng thụ vật chất, sinh hoạt chính trị và học tập…
a) Cán bộ trong biên chế Nhà nước, được cử đi phục vụ công tác khai hoang được hưởng mọi quyền lợi như cũ, được tham gia sinh hoạt, học tập với cấp tương đương của địa phương nơi đến, được hưởng lương chính như cũ và phụ cấp khu vực tại địa phương khai hoang và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định chung cho những nơi đến công tác.
b) Cán bộ xã đang hưởng định suất phụcấp hàng tháng được cử đi phụ trách cơ sở khai hoang vẫn được tiếp tục hưởng như cũ từ một đến hai năm; cán bộ xã được cử đi phục vụ khai hoang như tìm địa điểm, tổ chức đưa nhân dân đi… rồi trở về công tác tại địa phương cũ chỉ được trợ cấp tiền ăn trong những ngày đi công tác và tiền tàu xe. Tiền phụ cấp này do ngân sách chi về khai hoang đài thọ.
c) Nhà nước giúp đỡ hợp tác xã bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ. Các khoản chí phí trong thời gian học tập ở trường được Nhà nước đài thọ.
Để động viên đẩy mạnh phong trào nhân dân khai hoang, cần đặt biệt chú ý khen thưởng những địa phương, đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác khai hoang. Và những địa phương, đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích giúp đỡ nhân dân khai hoang, Nhà nước sẽ ban hành một số hình thức khen thưởng riêng đối với phong trào nhân dân khai hoang.
a) Do yêu cầu cần thiết mà nhân dân kiến nghị, chính quyền địa phương đồng ý và được cấp trên phê chuẩn, các cơ sở khai hoang có đủ điều kiện về địa giới, diện tích, nhân khẩu… hình thành một thôn, một xã thì được phép thành lập thôn, xã mới trực thuộc đơn vị hành chính địa phương nơi khai hoang và có đủ nhiệm vụ, quyền lợi một thôn, một xã. Nhân dân địa phương ở gần ở gần đấy nếu tự nguyện nhập thôn, xã mới và được chính quyền địa phương đồng ý thì cũng được công nhận.
b) Nhân dân đi khai hoang xây dựng cơ sở mới được rút hộ tịch nơi ở cũ và nhập vào nơi ở mới. Nếu chưa thành lập thôn, xã mới hoặc chưa đủ điều kiện để thành lập thôn, xã mới thì người đến khai hoang ở địa phương nào do chính quyền địa phương ấy quản lý và có đủ mọi nhiệm vụ, quyền lợi như nhân dân địa phương.
Những chính sách trên đây là bổ sung thêm vào những chính sách đã có, nhằm giải quyết một số vấn đề chung có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với việc đẩy mạnh phong trào nhân dân khai hoang tại chỗ, khai hoang xen kẽ và khai hoang tập thể đi xa, đồng thời cũng vận dụng cả đối với những gia đình cán bộ, công nhân từ miền xuôi lên sản xuất nông nghiệp ở miền núi hoặc lên sản xuất xung quanh nông trường, lâm trường, khu công nghiệp, cơ quan… Đối với công tác định cư, định cư của đồng bào rẻo cao... thì có những chính sách quy định riêng.
Tổng cục Khai hoang và các ngành có liên quan căn cứ vào tinh thần và nội dung trên đây quy định cụ thể và hướng dẫn các cấp thi hành.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 48-TTg năm 1963 về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo đảm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất ở nông thôn do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 14-TTg về giải quyết đất đai cho nông trường và nhân dân khai hoang và việc quản lý lâm sản của nông trường quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 159-TC-NN-1964 quy định về chính sách thuế nông nghiệp đối với nhân dân đi khai hoang do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Thông tư 491-TTg năm 1961 quy định tạm thời về việc Nhà nước giúp đỡ nhân dân đi khai hoang xa do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 1Thông tư 48-TTg năm 1963 về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo đảm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất ở nông thôn do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 14-TTg về giải quyết đất đai cho nông trường và nhân dân khai hoang và việc quản lý lâm sản của nông trường quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 159-TC-NN-1964 quy định về chính sách thuế nông nghiệp đối với nhân dân đi khai hoang do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Thông tư 491-TTg năm 1961 quy định tạm thời về việc Nhà nước giúp đỡ nhân dân đi khai hoang xa do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
Thông tư 31-TTg năm 1963 bổ sung về chính sách nhân dân khai hoang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 31-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/04/1963
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: 08/05/1963
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 09/05/1963
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định