BỘ NỘI THƯƠNG | VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 31-NT | Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 1973 |
HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI, CẤP PHÁT, QUẢN LÝ SỬ DỤNG, THU HỒI TEM PHIẾU MUA HÀNG NĂM 1974.
Căn cứ vào khả năng hàng hóa ; dựa theo chủ trương về tiêu dùng và phân phối hiện nay; sau khi đã thảo luận và thống nhất ý kiến với các ngành có liên quan, Bộ hướng dẫn một số điểm cần thiết về việc kê khai, cấp phát, quản lý, sử dụng và thu hồi thanh toán tem phiếu mua hàng năm 1974 như sau:
1. Mẫu biểu kê khai:
Mẫu biểu kê khai, căn cứ để kê khai, đối tượng kê khai , đơn vị kê khai và tổng hợp, thể thức xác nhận nhân khẩu và chức danh ngành nghề, thời gian các bước công tác, việc tổ chức chỉ đạo thực hiện và phân công trách nhiệm giữa các ngành, vẫn theo Thông tư liên Bộ Nội thương – Công an- Lao động - Tổng cục Thống kê số 20/LB ngày 20-9-1972.
Ngoài ra, Bộ quy định rõ thêm việc kê khai và cấp phát tem , phiếu cho một số đối tượng mà hiện nay một số địa phương còn vướn mắc như sau:
a) Đối với công an cảnh sát:
Nghị quyết số 03-CP ngày 11-1-1967 của Hội đồng Chính phủ thì ngành công an thuộc về khu vực an ninh và quốc phòng và có quy định một số vấn đề có quan hệ đến việc cung cấp, phân phối hàng hoá cho ngành này . Theo đề nghị của Bộ Công an tại công văn số 705 tháng 6 năm 1967, nay Bộ quy định việc kê khai và cung cấp hàng hóa cho ngành công an nhu sau:
Ngành công an thuộc khu vực an ninh và quốc phòng nên thủ tục kê khai, dự trù cấp phát hàng hóa giống như quân đội. Các yêu cầu về kê khai để cung cấp hàng hóa của các cấp công an không phải lập danh sách và thuyết minh chi tiết, nhưng phải do cán bộ có thẩm quyền ký và chịu trách nhiệm. Ở Bộ thì do thủ trưởng Bộ hoặc Chánh Văn phòng, vụ trưởng hoặc phó vụ trưởng Vụ tài vụ vật tư được uỷ nhiệm ký ; ở khu sở, ty công an thì giám đốc, phó giám đốc, trưởng ty hoặc phó trưởng ty ký... ( công văn số 2610/NT-KH ngày 16-11-1967 của Bộ Nội thương ). Phần cấp phát cho công an cảnh sát quy định như sau:
- Phiếu vải:
Công an cảnh sát được cấp đồng phục . Hàng năm, Bộ Công an lập kế hoạch xin chỉ tiêu vải để may trang phục gửi Uỷ ban kế hoạch Nhà nước ( kể cả lụa cho nữ công an cảnh sát). Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch, mỗi năm ngành thương nghiệp chỉ cấp cho mỗi công an cảnh sát bằng 2.50m tem vải, không cấp phiếu vải loaị 5mét. Nếu cần thiết cấp vải loại 5 mét (nam hay nữ) cho đơn vị nào, bao nhiêu ở địa phương nào thì Bộ công an cần xin ý kiến Phủ Thủ tướng quyết định và trừ vào chi tiêu kế hoạch vải. lụa hàng năm đã cấp cho nhu cầu này của Bộ Công an.
Sau khi cấp phát tem vải, các Cục, Sở, Ty thương nghiệp phải xác nhận số lượng tem vải đã cấp cho công an cảnh sát ở từng địa phương để có chứng từ cho Bộ Công an làm căn cứ đối chiếu, cấp phát quân trang cho công an cảnh sát địa phương.
- Phiếu thực phẩm , phiếu đường:
Khác với quân đội và công an nhân dân vũ trang, lực lượng công an , cảnh sát sinh hoạt lẻ tẻ nên việc cấp phát phiếu thực phẩm, phiếu đường....theo bậc lương và theo chức dang nghề nghiệp (nếu có) như công nhân, viên chức khác.
b) Đối với thương binh và con liệt sĩ , Bộ đã có nhiều văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn, chế độ đối với đối tượng này, nhưng có nơi do cán bộ thay đổi , văn bản bị thất lạc nên việc chấp hành chế độ chưa được đầy đủ và thống nhất. Nay Bộ nhắc lại và hướng dẫn cụ thể thêm để các Cục, Sở, Ty thực hiện:
- Đối với thương binh , thương binh hạng nặng đặc biệt, hạng 1 (cũ) hạng 8,7,6,5 và một số thương binh hạng 4 (mới) có tỷ lệ thương tật 60% bệnh binh (cũ và mới) mất sức lao động từ 60% trở lên đã về sinh hoạt và sản xuất ở địa phương không có trong biên chế Nhà nước được cấp phiếu thịt loại E ( 0.500kg/tháng), phiếu đường loại D+ II (0,500kg/tháng), phiếu vải loại 5m/năm. Thương binh ở trại, khi về với gia đình vẫn đảm bảo cung cấp theo chế độ như khi còn ở trại ( theo công văn số 1944- NT/KH ngày 29-7-1969 của Bộ ).
Thương binh các hạng khác về địa phương được cấp phiếu đường loại E +III(0,350kg/tháng), phiếu vải loại 5m/năm.
Thương binh cụt chân có chân giả được cấp thêm mỗi người 2,20m tem vải/ năm .
- Đối với con liệt sĩ , con liệt sĩ không còn bố mẹ, hoặc mẹ đi lấy chồng để con lại cho người khác nuôi , hay cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể , hợp tác xã đỡ đầu nuôi dưỡng(trước đây gọi là con liệt sĩ không nơi nương tựa) ở nông thôn hay ở nội thành, nội thị xã đều được cấp phiếu vải 5m, phiếu thịt và phiếu đường theo tiêu chuẩn nhân dân nội thành , nội thị xã (tính theo độ tuổi)
Con liệt sĩ không thuộc các trường hợp nói trên (trước đây gọi là con liệt sĩ có nơi nương tựa) ở nông thôn thì được cấp phiếu đường theo tiêu chuẩn 0,100kg một tháng, phiếu vải cấp theo tiêu chuẩn nhân dân nơi cư trú.
Chế độ trên áp dụng cho con liệt sĩ dưới 8 tuổicòn đi học, hoặc bị tàng tật, mất sức lao động.
c) Đối với công nhân, viên chức về hưu hoặc thôi việc vì mất sức, nay Bộ nói rõ thêm như sau : công nhân viên chức về hưu trí hoặc thôi việc vì mất sức lao động được trợ cấp thường xuyên, khi đang công tác hoặc sản xuất được cấp tiêu chuẩn thực phẩm theo mức lương hoặc theo chức danh nghề nghiệp nào thì khi nghỉ về hưu hoặc thôi việc vì mất sức lao động (mức lương để tính tỷ lệ trợ cấp) để tính tiêu chuẩn cấp phiếu mua hàng như cán bộ đang công tác.(Công văn số 3470/NT/KH ngày 9-10-1963 của Bộ).
Đối với cán bộ , bộ đội chuyên ngành và đồng bào miền Nam có công với cách mạng tập kết ra Bắc sau ngày hoà bình lập lại, nay đã già yếu được đi an dưỡng ở các trại hoặc về ở với gia đình, bà con quen thuộc mà được Nhà nước trợ cấp thường xuyên hàng tháng (không kể mức trợ cấp là bao nhiêu) đều được cấp phiếu mua hàng theo tiêu chuẩn công nhân viên chức loại E.
Các trường hợp khai thác thì vẫn cấp theo quy định cũ.
d)Đối với con công nhân, viên chức con công nhân viên chức mà cả bố và mẹ đều trong biên chế Nhà nước , hoặc mẹ là công nhân viên chức , bố là bộ đội, thanh niên xung phong tại ngũ hoặc đang đi học ở các trường đào tạo được cấp phiếu thịt và đóng phiếu đường theo tiêu chuẩn nhân dân nội thành, nội thị xã, phiếu cấp vải theo nơi đăng ký nhân khẩu thường trú.
Trường hợp bố ở nông thôn, mẹ là công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước; con theo mẹ đăng ký nhân khẩu thường trú theo tập thể cơ quan ( nếu cơ quan đóng ở nông thôn) thì con vẫn được cấp tiêu chuẩn thịt, đường như nhân dân nội thành, nội thị xã.
e) Đối với học sinh, sinh viên, theo quy chế của Bộ Giáo dục, hiện nay có một số học sinh nội trú tại các trường sư phạm như :7+2, 7+3, ở một số tỉnh miền núi ;10+3 ở ở một số tỉnh đồng bằng và 10+1, 10+2 nếu đã được Bộ Giáo dục công nhận, thì số học sinh nội trú ở các trường này được cấp phiếu mua hàng theo tiêu chuẩn như học sinh ở các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
Các trường sư phạm : 7+1, 7+2 ở một số tỉnh đồng bằng, hoặc 10+1, 10+2 mà chưa được Bộ Giáo dục và công nhận như các trường nội trú khác như trường thiếu niên dân tộc ở các tỉnh miền núi v.v.... chưa được công nhận thuộc hệ trung học thì cấp phiếu theo tiêu chuẩn nhân dân nội thành, nội thị xã.
Các trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa vận dụng theo tiêu chuẩn quy định trong điểm b mục I trong công văn số 2977-NT/KD ngày 17-11-1972 của Bộ hướng dẫn việc cung cấp hàng hóa cho các trường dạy nghề và giáo viên dạy nghề.
g) Đối với các đồng bào các dân tộc và công nhân viên chức Nhà nước công tác ở vùng cao Bộ đã có thông tư số 25-NT ngày 25-8-1973 hướng dẫn thực hiện một số chính sách , chế độ trong đó có chế độ phân phối một số hàng.
3. Cấp phát và sử dụng tem phiếu mua hàng năm 1974:
a) Phiếu đường năm 1974 có in thêm một loại phiếu có kí hiệu TE . Như vậy phiếu đường 1974 cho khu vực nhân dân nội thành., nội thị xã và một số đối tượng khác được hưởng chế độ như nhân dân thành thị gồm 3 loại phiếu như sau:
- Loại phiếu đường ký hiệy TR có định lượng 0,500kg/tháng gồm có 15 tháng để cấp cho các cháu từ khi mới sinh đến hết 15 tháng tuổi.
- Loại phiếu đường ký hiệu TE có định lượng 0,250 kg/ tháng gồm có 12 tháng để cấp cho các cháu từ 16 tháng tuổi đến hết 6 tuổi. Phiếu này không có giá trị sử dụng sang năm khác nên khi các cháu hết độ tuổi hưởng tiêu chuẩn đường 15 tháng, bố mẹ các cháu đến đổi lấy phiếu đường TE thì phải cắt đi các ô của những tháng đã qua, chỉ còn các ổ chỉ sử dụng cho đến hết tháng 12 của năm cấp phiếu.
- Loại đường ký hiệu N có định lượng 0,100kg/tháng gồm có 12 tháng để cấp cho các cháu và người lớn từ 7 tuổi trở lên.
b) Phiếu sữa A-B:
Phiếu sữa A-B năm 1974 in 12 tháng ( không in 6 thnág như năm 1973).
Phiếu sữa A dùng để cấp cho các cháu con công nhân , viên chức và các cháu ở nội thành, ở thị xã mà mẹ bị mất sữa, hoặc các cháu không có mẹ, bất kỳ ở nông thôn hay ở nội thành, nội thị xã.
Phiếu sữa B dùng để cấp cho các cháu con công nhân viên chức , các ở nội thành, nội thị xã mẹ bị thiếu sữa và các cháu ở nông thôn mẹ bị mất sữa.
Trường hợp có người sinh đôi, sinh ba thì được cấp phiếu sữa gấp đôi, gấp ba.
Trường hợp có những cháu không có mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu quá 12 tháng mà các cháu đó vẫn cần ăn sữa đặc thì phải do y bác sĩ của phòng khám chứng nhận và các Cục, Sở Ty thương nghiệp xét tình hình lực lượng sữa đặc từng thời gian mà quyết định việc cấp thêm, tối đa không quá 6 tháng.
Đối với nhân dân, thủ tục xin cấp phiếu sữa như sau: bố mẹ hoặc người trực tiếp nuôi các cháu làm giấy xin cấp phiếu sữa, kèm theo giấy khai sinh và giấy đăng ký hộ tịch hộ khẩu . Giấy xin cấp phiếu sữa có xác nhận mẹ thiếu sữa, hoặc mất sữa của y bác sĩ chuyên trách các trạm y tế khối phố hoặc tiểu khu (nếu ở nội thành, nội thị xã) nếu trạm y tế xã (nếu ở nông thôn). Những y bác sĩ này phải được Ủy ban Hành chính khu phố, thị xã hoặc Ủy ban Hành chính huyện chỉ định và giới thiệu rõ họ tên, chữ ký.
c)Phiếu bồi dưỡng người đẻ:
Những người mẹ sinh đôi, sinh ba thì cũng được cấp phiếu bồi dưỡng người đẻ gấp đôi, gấp 3 nhưng nhưng không phải sử dụng tập trung hai tháng, mà được sử dụng trong 4 tháng (nếu được cấp 2 phiếu) hoặc sử dụng trong 6 tháng nếu được cấp 3 phiếu).
d) Phiếu thịt:
Phiếu thịt năm 1974 có thay đổi nội dung và kết cấu khác với năm 1973 (sẽ có hướng dẫn cụ thể sau). Nói chung, các ô mua thịt và các ô mua mì chính có giá trị sử dụng khi được cắt rời. Thời hạn sử dụng phiếu thực phẩm trước đây từng địa phương đã quy định được mua hết ngày 05 hoặc ngày 10 của tháng sau, thì nay được giữ nguyên thời hạn đó, không nên thay đổi.
Chỉ thị số 283-TTg ngày 8-10-1971 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư số 975-NT ngày 09-12-1968 của Bộ đã quy định chế độ quản lý tem phiếu mua hàng. Nay Bộ nói rõ thêm một số điểm cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc, chế độ quản lý , c6áp phát và thu hồi ,thanh toán tem phiếu mua hàng nhu sau:
1. Ở trung ương: Bộ Nội thương chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ về việc quản lý và thống nhất phát hành tem 4 mặt hàng : vải, thịt, đường, sữa cho toàn miền Bắc, Bộ Thương nghiệp có sự phối hợp của các Bộ Công an , Lao động, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm kiểm tra , đôn đốc hướng dẫn Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố và các cấp thuộc ngành thực hiện những nguyên tắc, chế độ và việc kê khai , cấp páht, quản lý , thu hồi thanh lý tem tháng mua hàng .
Vụ kinh doanh (Phòng quản lý tem phiếu) và Vụ kế toán tài vụ giúp Bộ chỉ đạo công tác quản lý tem phiếu tren toàn miền Bắc.
2. Ở địa phương:
a) Công tác kê khai cấp phát tem phiếu mua hàng do Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố phụ trách .
b) Các Cục, Sở, Ty thương nghiệp chịu trách nhiệm trước Bộ Nội thương và Ủy ban Hành chính tỉnh , thành phố có nhiệm vụ:
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành công an, lao động, thống kê để giúp Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt việc kê khai ,cấp phát quản lý tem phiếu mua hàng trong địa phương mình.
- Trực tiếp quản lý toàn bộ tem, phiếu mua hàng bao gồm các loại tem , phiếu do trung ương phát hành và các loại phiếu hoặc sổ mua hàng do địa phương phát hành. Các loại phiếu hoặc sổ mua hàng do địa phương phát hành phải do Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố quyết định và được sự đồng ý của Bộ Nội thương.
- Lập kế hoạch in tem phiếu và các bản báo cáo thống kê nghiệp vụ quản lý tem, phiếu theo đúng chế độ của Nhà nước đã quy định.
- Chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ các công ty, các cửa hàng thực hiện nghiêm chỉnh công tác thu hồi, thanh toán tem phiếu theo nguyên tắc, chế độ đã quy định . các Công ty kinh doanh không được kiểm nghiệm việc cấp phát tem phiếu mua hàng.
- Theo dõi, tổng hợp, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố và cấp trên khen thưởng những đơn vị , cá nhân làm tốt công tác quản lý, thu hồi, thanh toán tem, phiếu ; đồng thời trực tiếp xử lý , hoặc kiến nghị với cấp trên xử lý những đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc tham ô lợi dụng thông đồng với gian thương, giả mạo, quay vòng tem, phiếu mua hàng, làm tổn hại đến lực lượng vật tư, hàng hóa của Nhà nước và đến nền kinh tế chung.
c) Các Công ty kinh doanh các mặt hàng bán theo chế độ tem , phiếu có trách nhiệm thu hồi và thanh toán tem phiếu mua hàng. Ở mỗi công ty phải có một tổ chức chuyên trách giúp công ty hướng dẫn , đôn đốc, kiểm tra các cửa hàng trong việc chấp hành các thủ tục, nguyên tắc , chế độ thu hồi, đối chiếu và tiêu huỷ tem phiếu như Bộ đã quy định. Các công ty có trách nhiệm theo dõi , tổng hợp báo cáo công tác thu hồi, thanh toán tem, phiếu cho các Cục, Sở, Ty ; kịp thời kiến nghị với cấp trên khen thưởng những đơn vị , cá nhân làm tốt công tác quản lý tem phiếu; đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với đơn vị , cá nhân vi phạm chế độ nguyên tắc quản lý tem phiếu trong phạm vi, quyền hạn của mình, hoặc khởi tố những đối với, cá nhân vi phạm nghiêm trọng để toà án xử lý.
d) Cửa hàng là đơn vị trực tiếp thu hồi,thanh toán tem, phiếu mua hàng và quản lý tem phiếu đã thu hồi, cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm chính về việc quản lý, thu hồi, thanh toán tem phiếu ở cửa hàng. Hàng ngày, cửa hàng trưởng có nhiệm vụ theo dõi, cân đối tiền – hàng- tem phiếu của cửa hàng. Giúp việc cho cửa hàng trưởng là nhân viên kiểm thu tem phiếu và kế toán của cửa hàng. Tuỳ theo phạm vi của cửa hàng lớn, nhỏ mà bố trí số người thích hợp.
Mậu dịch viên bán các mặt hàng trong diện thu tem phiếu phải thu đủ tem, phiếu theo chế độ quy định. Những phiếu quy định không được cắt rời như : phiếu đường, phiếu vải, phiếu sữa, phiếu bồi dưỡng người đẻ, thì nghiêm cấm mậu dịch viên không được bán hàng và thu các ô tem, phiếu đã cắt rời.Mậu dịch viên có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện những tem, phiếu không hợp lệ hoặc tem, phiếu giả mạo, trước khi bán hàng , phải dán các ô tem, phiếu thu hồi thành vi phiếu theo quy định của các Cục, Sở, Ty thương nghiệp, vi phiếu của người nào phải ghi rõ họ tên và ngày tháng vào cuốn phiếu của người ấy. Hàng ngày, người bán hàng thu tem, phiếu phải nộp số tem, phiếu đã thu hồi cho cửa hàng trưởng hoặc người được cửa hàng trưởng uỷ nhiệm kiểm nhận uỷ nhiệm tem, phiếu thu hồi. Hai bên giao nhận phải có chứng từ ký nhận rõ ràng.
Hàng tháng cửa hàng lập Hội đồng tiêu huỷ số tem, phiếu thu hồi trong tháng tại cửa hàng ( trừ cửa hàng xã không được tiêu huỷ tem, phiếu tại cửa hàng mà hàng tháng phải nộp số tem , phiếu thu hồi cho đơn vị giao hàng)
Thành phần Hội đồng tiêu huỷ tem phiếu tại cửa hàng như các văn bản trước đã quy định .
Trước khi Hội đồng họp xử lý tem phiếu thu hồi, cửa hàng trưởng làm báo cáo cân đối giữa hàng- tiền- tem., phiếu theo các phương thức phân phôi, gửi trước cho công ty chủ quản để làm chứng từ kiểm tra .Khi Hội đồng họp đối chiếu các chứng từ, sổ sách và kiểm tra thực tế số lượng tem, phiếu đã thu hồi của cửa hàng , nếu Hội đồng kiểm tra xác định tem , phiếu thu hồi và cân đối hợp lệ không có tem, phiếu giả mạo thì mới lập biên bản cho tiêu huỷ tại chỗ dưới sự giám sát của Hội đồng xử lý. Hình thức xử lý số tem phiếu thu hồi là phải đốt cháy thành tro.
Biên bản xử lý làm thành 3 bản : 1 bản gửi cho công ty chủ quản , 1 gửi cho Cục, Sở, Ty thương nghiệp và 1 bản lưu tại cửa hàng.
Biên bản xử lý phải kèm theo bản báo cáo thống kê cân đối hàng - tiền – tem, phiếu.
Trong khi tiến hành kiểm tra, xử lý tem, phiếu thu hồi nếu có vấn đề chưa kết luận rõ ràng , thì Hội đồng quyết định tạm hoãn việc xử lý , để báo cáo , kiến nghị với Cục, Sở, Ty thương nghiệp hoặc Ban thanh tra của Ủy ban Hành chính huyện, thành phố thẫm tra lại và sẽ được xử lý sau khi đã thẩm tran, kết luận rõ ràng.
e) Các phòng thương nghiệp huyện, khu phố, thị xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban Hành chính huyện, khu phố thị xã và các Cục, Sở, Ty thương nghiệp , trong việc quản lý số tem phiếu được các Cục, Sở, Ty thương nghiệp giao cho. Các phòng thương nghiệp phải phối hợp với các ngành của khu phố, huyện trong công tác kê khai , cấp phát tem phiếu cho công nhân , viên chức và nhân dân trong phạm vi huyện , khu phố mình. Các phòng thương nghiệp không có nhiệm vụ thu hồi thanh toán tem phiếu, nhưng có quyền tham gia việc kiểm tra , đôn đốc các cửa hàng trong phạm vi huyện , khu phố, thị xã thực hiện đầy đủ chế độ nguyên tắc thu hồi, thanh toán tem phiếu, nhất là các cửa hàng.
Phần phiếu lẻ được phép cắt lại khi cấp phát hoặc đổi cho công nhân , viên chức và nhân dân trong quá trình cấp phát thì các Phòng thương nghịêp không được tiêu huỷ tại chỗ mà hàng tháng phải thống kê rõ mỗi tờ phiếu của từng loại đã cắt lại bao nhiêu tổng số phiếu giao lại phải khớp với số đã cắt, lập biên bản báo cáo và giao nộp số phiếu lẻ được cắt lại trong tháng về các Cục, Sở, Ty thương nghiệp . Các Cục, Sở, Ty thương nghiệp kiểm tra lại, tổng hợp số phiếu lẻ, của các Phòng thương nghiệp giao nộp và số phiếu lẻ cắt lại hoặc đổi ở các Cục, Sở, Ty rồi thành lập hội đồng xử lý số tem, phiếu này tại các Cục, Sở, Ty thương nghiệp .
Thành phần Hội đồng xử lý gồm có:
- 1 đại diện Ban Thanh tra của Cục, Sở, TY
- 1 đại diện của phòng kế toán tài vụ của Cục, Sở, Ty
- 1 đại diện bảo vệ của Cục, Sở, TY
- 1 đại diện Phòng nghiệp vụ hoặc Phòng quản lý tem , phiếu của Cục, Sở, Ty.
Hình thức xử lý số tem, phiếu được cắt lẻ tiến hành như xử lý tem phiếu thu hồi tại cửa hàng.
Hàng năm, hết tháng 12, các phòng thương nghiệp huyện, khu phố, thị xã lập báo cáo cân đối từng chuẩn loại tem phiếu đã nhận của các Cục, Sở, Ty và giao nộp số tem phiếu vào kho về các Cục, Sở, Ty thương nghiệp quản lý, không được để tại kho của các Phòng thương nghiệp.
III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN.
1. Các Cục, Sở, Ty thương nghiệp cần nhận thức đúng vị trí của công tác quản lý kê khai, cấp phát, thu hồi, thanh toán tem phiếu mua hàng là một khâu quan trọng trong việc quản lý vật tư , hàng hóa, quản lý con người để bố trí đủ số cán bộ cần thiết và tin cậy cho các đơn vị trực thuộc như quy định trong Thông tư số 23-NT ngày 20-10-1971 của Bộ.
Bộ sẽ có Chỉ thị quy định rõ trách nhiệm của kế toán trong vấn đề quản lý thu hồi, thanh toán tem, phiếu.
Trước mắt các Cục, Sở, Ty căn cứ vào quyết định liên bộ Tổng cục Thống kê- Nội thương số 621-LB ngày 5-9-1970 ban hành các biểu mẫu và chế độ hạch toán ban đầu, giao trách nhiệm cho các Phòng kế toán của các Cục, Sở, Ty, Công ty và cửa hàng, bố trí cán bộ kế toán theo dõi kiểm tra cân đối tiền, hàng, tem , phiếu thu hồi như một số nơi hiện nay đã làm.
Để chỉ đạo tốt công tác cấp phát, quản lý, thu hồi thanh toán tem phiếu mua hàng, Bộ quy định như sau:
- Ở các Cục, Sở, Ty do đồng chí giám đốc, trưởng ty phụ trách.
- Ở các công ty, cửa hàng, phòng thương nghiệp do đồng chí chủ nhiệm, cửa hàng trưởng, trưởng phòng chịu trách nhiệm.
Cần tổ chức theo dõi, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác quản lý tem, phiếu đồng thời xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm các nguyên tắc , chế độ và tham ô lợi dụng quay vòng tem phiếu như đã quy định .
2. Các địa phương cần tăng cường quản lý thu hồi, thanh toán tem, phiếu, kể cả những nơi đã dùng sổ mua hàng thay tem phiếu cũng phải kiểm tra sổ sách, hoá đơn, chứng từ một cách chặt chẽ, cân đối ba mặt tiền, hàng, tem phiếu.
Ở mỗi địa phương, cần thường kỳ tổ chức kiểm tra, đột xuất công tác quản lý tem phiếu nhất là các mặt hàng quan trọng như vải lụa, thực phẩm và chất đốt (các ô phụ phân phối lụa của các phiếu vải, các ô mua thịt, mì chính của phiếu thực phẩm, các ô mua dầu hoả của phiếu chất đốt).
Để chuẩn bị tốt cho công tác quản lý thu hồi, thanh toán tem phiếu năm 1974 ngay từ đầu năm trong tháng 12 năm 1973 các Cục, Sở, Ty thương nghiệp cần tổ chức phổ biến, hướng dẫn kỹ nội dung, nguyên tắc , chế độ quản lý thu hồi tem phiếu năm 1974 đến tận mậu dịch viên.
3. Kinh phí:
Vấn đề thu tiền kinh phí tem, phiếu mua hàng hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu nhưng dựa vào tinh thần cuộc hộp cấp thứ trưởng giữa các ngành ngày 2 tháng 6 năm 1973, năm 1974 vẫn tiến hành thu hồi kinh phí tem, phiếu như đã quy định .
Việc kê khai, cấp phát, quản lý , thu hồi thanh toán tem phiếu hiện nay đang là một khâu yếu. Các Cục, Sở, Ty thương nghiệp cần tăng cường chỉ đạo, toàn diện, vừa chỉ đạo tốt khâu kê khai , cấp phát, vừa chỉ đạo chặt chẽ khâu quản lý thu hồi, thanh toán tem phiếu, nhất là thu hồi và thanh toán của mậu dịch viên và cửa hàng.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG |
Thông tư 31-NT-1973 về việc kê khai, cấp phát, quản lý sử dụng, thu hồi tem phiếu mua hàng năm 1974 do Bộ Nội thương ban hành
- Số hiệu: 31-NT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/09/1973
- Nơi ban hành: Bộ Nội thương
- Người ký: Bùi Bảo Vân
- Ngày công báo: 29/09/1973
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: 07/10/1973
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định