Chương 3 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN DƯ LƯỢNG VƯỢT MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP
Điều 10. Thông báo kết quả kiểm nghiệm
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép (bao gồm cả kết quả kiểm nghiệm khẳng định đối với các mẫu đã phát hiện dương tính bằng phương pháp kiểm nghiệm sàng lọc), Cơ sở kiểm nghiệm phải thông báo kết quả kiểm nghiệm tới Cơ quan kiểm tra.
Điều 11. Cảnh báo dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả kiểm nghiệm phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép, Cơ quan kiểm tra phải có văn bản thông báo theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đến Cơ quan giám sát.
Điều 12. Yêu cầu điều tra xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát thực hiện:
1. Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, chưa đạt kích cỡ thương phẩm: Cơ quan giám sát có văn bản cảnh báo, yêu cầu Cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường. Thời điểm lấy mẫu tăng cường phụ thuộc mức độ đào thải của chất bị phát hiện và khối lượng mẫu đảm bảo đủ để kiểm nghiệm chất bị phát hiện.
2. Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, đạt kích cỡ thương phẩm:
a) Cơ quan giám sát có văn bản tạm dừng thu hoạch, yêu cầu Cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; yêu cầu và giám sát Cơ sở thực hiện nuôi lưu; lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường và khối lượng mẫu đảm bảo đủ để kiểm nghiệm chất bị phát hiện. Khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát tăng cường đạt yêu cầu, Cơ quan giám sát có văn bản cho phép Cơ sở thu hoạch.
b) Đối với thủy sản có dư lượng các chất đào thải chậm: Cơ quan giám sát cho phép thu hoạch làm thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ hoặc chuyển mục đích sử dụng.
c) Trường hợp Cơ sở đã thu hoạch trước khi có cảnh báo: Cơ quan giám sát có văn bản cảnh báo, yêu cầu cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; đồng thời tiến hành truy xuất và thu hồi lô sản phẩm thủy sản nuôi vi phạm; lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra và chỉ cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ nếu kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
3. Đối với mẫu vi phạm được lấy tại cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản nuôi: Cơ quan giám sát, Cơ quan kiểm tra có văn bản cảnh báo, yêu cầu cơ sở tiến hành truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp theo thẩm quyền; yêu cầu cơ sở thu hồi lô sản phẩm thủy sản nuôi đã đưa ra thị trường tiêu thụ (nếu cần thiết) hoặc yêu cầu Cơ sở cô lập lô sản phẩm thủy sản nuôi đang lưu giữ tại cơ sở, lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra:
a) Khi kết quả đạt yêu cầu, cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ.
b) Khi kết quả vẫn không đạt yêu cầu, chỉ cho phép sử dụng làm thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng.
Điều 13. Thẩm tra báo cáo khắc phục của Cơ sở
Sau khi nhận được báo cáo khắc phục của Cơ sở, Cơ quan giám sát thực hiện:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm tra việc truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục của cơ sở; trong trường hợp cần thiết, tổ chức truy xuất từ cơ sở nuôi đến các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phát hiện vi phạm (nếu có) để thu hồi, xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn.
2. Thực hiện lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường có chủ định đối với cơ sở có mẫu phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép.
3. Nếu kết quả lấy mẫu giám sát tăng cường cho thấy cơ sở tiếp tục có mẫu vi phạm, Cơ quan giám sát lập hồ sơ thông báo Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý chất lượng ATTP thủy sản để xem xét, tổ chức thanh tra (nếu cần thiết) và xử lý theo quy định.
4. Trong trường hợp phát hiện thức ăn thủy sản, chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thuỷ sản có hóa chất cấm hoặc vi phạm các quy định về đăng ký lưu hành, Cơ quan giám sát lập hồ sơ, thông báo Cơ quan quản lý có liên quan đến sản phẩm vi phạm tại địa phương; đồng thời báo cáo Cơ quan kiểm tra để thông báo tới Tổng Cục Thủy sản, Cục Thú y có biện pháp xử lý theo quy định.
Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 31/2015/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/10/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1057 đến số 1058
- Ngày hiệu lực: 19/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng
- Điều 5. Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát
- Điều 6. Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát dư lượng
- Điều 7. Kinh phí triển khai Chương trình giám sát dư lượng
- Điều 8. Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng
- Điều 9. Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
- Điều 10. Thông báo kết quả kiểm nghiệm
- Điều 11. Cảnh báo dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép
- Điều 12. Yêu cầu điều tra xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố
- Điều 13. Thẩm tra báo cáo khắc phục của Cơ sở
- Điều 14. Tổ chức thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
- Điều 15. Xử lý kết quả thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng