Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 30-TT/QLTN | Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 1966 |
Căn cứ vào yêu cầu đào tạo cán bộ và tình hình mới, Liên bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp – Tài chính đã báo cáo Chính phủ xét và cho chỉ thị về chế độ học bổng.
Thi hành Nghị quyết của Hội nghị thường vụ Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 12-Vg ngày 03-01-1966 của Thủ tướng Chính phủ về việc cải tiến chế độ học bổng đối với sinh viên, học sinh miền Bắc, sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp giải thích và hướng dẫn như sau:
Tinh thần Nghị quyết của Chính phủ là:
a) Xét cấp học bổng theo chế độ hiện hành với các loại học bổng đặc biệt, toàn phần, ba phần tư (3/4), một nửa (1/2), một phần ba (1/3) và loại tự túc; để chiếu cố đến những gia đình sinh viên, học sinh có khó khăn đặc biệt do tình hình mới gây ra, Chính phủ cho phép tăng thêm tỷ lệ học bổng (quy thành toàn phần) chung cho các trường.
b) Ngoài ra, tất cả sinh viên, học sinh:
- Được mượn giáo trình, tài liệu để học tập,
- Được cấp thuốc men, bồi dưỡng, kể cả tiền nằm bệnh viện khi ốm đau.
Trong tình hình cả nước đang có chiến tranh, mọi ngành, mọi người, đều phải khắc phục khó khăn, nỗ lực sản xuất và chiến đấu, các gia đình có con đi học phải có nghĩa vụ đóng góp với mức tích cực nhất vào việc ăn học của con em mình, để góp phần chống Mỹ cứu nước, việc cải tiến chế độ học bổng năm nay là một sự cố gắng rất lớn của Đảng và Chính phủ đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật. Đây là một chính sách cụ thể tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh phấn khởi an tâm học tập.
Căn bản vẫn như cũ, nhưng cần chú ý những điểm dưới đây:
- Đối với các em còn có gia đình ở miền Bắc thì Bộ Nội vụ chuyển tất cả tiền trợ cấp cho gia đình. Gia đình có trách nhiệm gửi tiền cho con ăn học;
- Đối với các em không có gia đình ở miền Bắc, Bộ Nội vụ chuyển tiền trợ cấp cho các em qua các Bộ có trường hoặc Ủy ban hành chính địa phương.
- Con tử sĩ, liệt sĩ, thương binh tàn phế không nơi nương tựa;
- Học sinh dân tộc ít người, ở rẻo cao như Mèo, Lôlô, Giao, Trại…;
- Học sinh các dân tộc Tày; Nùng; Mường, Thái, Hoa, nhưng mồ côi cha mẹ, không người nuôi dưỡng.
a) Đối với các học sinh các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Hoa mà bình quân không quá mức không được cấp học bổng, học sinh mồ côi cha mẹ, học sinh bản thân là cán bộ chủ chốt ở xã, là thương binh hoặc cán bộ Nhà nước được cử đi học nhưng thiếu tiêu chuẩn thâm niên không được sinh hoạt phí, thì xét cấp học bổng toàn phần.
b) Đối với con các gia đình mà việc làm ăn sinh sống gặp nhiều khó khăn do chiến tranh phá hoại của địch gây ra được chiếu cố xét cấp cao hơn tiêu chuẩn quy định một mức.
c) Đối với những sinh viên, học sinh có thành tích đặc biệt trong học tập và tu dưỡng đạo đức, hoặc là con các gia đình đã có chính sách được chiếu cố, hoặc bản thân đã qua hai năm sản xuất hay chiến đấu; vẫn xét cấp theo quy định chung, nhưng nếu thu nhập bình quân cao hơn mức không được cấp học bổng, nhưng không cao hơn quá 3 đồng, vẫn được xét cấp một phần ba (1/3) học bổng.
d) Đối với những gia đình có nhiều con học đại học và trung học chuyên nghiệp, nếu gia đình thuộc thành phần cơ bản, và bản thân học sinh có thành tích trong tu dưỡng và học tập thì xét cấp học bổng cho tất cả các người con, nhưng phải cộng tiền học bổng của người con thứ nhất vào thu nhập để xét cấp cho người con thứ hai, cộng học bổng của người con thứ nhất, thứ hai vào thu nhập để xét cấp cho người con thứ ba v.v…
Để chiếu cố tình hình sinh viên, học sinh trong hoàn cảnh cả nước đang có chiến tranh, đồng thời để đảm bảo yêu cầu đào tạo cán bộ, ngoài mức học bổng được xét cấp, tất cả sinh viên, học sinh thường (kể cả miền Nam) ở các trường đại học và trung học chuyên nghiệp đều được hưởng:
a) Tiền thuốc men, bồi dưỡng, kể cả tiền nằm bệnh viện, khi ốm đau, theo tiêu chuẩn bình quân để dự trù kinh phí cho mỗi người mỗi tháng 1đ35, với tinh thần là phải bảo đảm sức khỏe cho sinh viên, học sinh và phải được quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc men, kể cả việc bồi dưỡng ở các trường.
b) Chế độ được mượn tài liệu học tập (in máy hoặc in rô-nê-ô) để dùng trong năm học và phải hoàn lại đầy đủ cho nhà trường trước năm học mới, nếu làm mất thì phải bồi thường theo giá quy định của nhà trường. (Sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể sau).
c) Ngoài sự giúp đỡ của Nhà nước, để sinh viên, học sinh tự cải thiện sinh hoạt và tự giải quyết khó khăn , các trường phải có biện pháp tích cực, kết hợp học tập với lao động sản xuất. Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp cùng các Bộ có trường sẽ có kế hoạch cụ thể hướng dẫn các trường giải quyết tốt việc này.
Trong tình hình mới hiện nay, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp đề nghị các Bộ, Ủy ban hành chính tỉnh, thành tăng cường việc chỉ đạo công tác xét cấp học bổng ở các trường, theo đúng tinh thần Nghị quyết của Chính phủ. Cụ thể là:
Có kế hoạch tổ chức phổ biến những điểm cần thiết trong Thông tư của Chính phủ và trong bản Thông tư này, (đề cương phổ biến kèm theo), làm cho mọi người trong nhà trường quán triệt tinh thần chính sách học bổng, đồng thời động viên các gia đình tích cực góp phần vào việc ăn học của con em trong tình hình hiện nay.
Củng cố tổ chức nghiên cứu xét cấp, tăng cường cán bộ có trình độ nắm vững và vận dụng chính sách, nghiên cứu thẩm tra các căn cứ kê khai: số nhân khẩu, số thu nhập (kể cả các chế độ phụ cấp ngoài lương), cách tính bình quân và hiểu tình hình sinh hoạt kinh tế ở các vùng khác nhau.
Đảm bảo việc xét cấp có sự chỉ đạo chặt chẽ, tránh tình trạng khoán trắng cho cán bộ chuyên trách, nhằm mục đích chấp hành tốt chính sách học bổng.
Sau khi hoàn thành việc xét cấp, các trường phải báo cáo kết quả về Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp (sẽ có mẫu hướng dẫn) đồng thời có kế hoạch thường xuyên kiểm tra lại xem việc xét cấp đã phù hợp với tình hình thực tế sinh hoạt của sinh viên, học sinh chưa để rút kinh nghiệm.
Chế độ xét cấp học bổng này chỉ áp dụng cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp kể từ năm học 1965 – 1966 và chỉ có hiệu lực trong thời kỳ cả nước có chiến tranh như hiện nay. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều không áp dụng nữa.
Các Khu tự trị sẽ căn cứ vào các điều khoản đã quy định mà nghiên cứu chế độ cụ thể thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các trường chuyên nghiệp trong địa phương mình, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.
Các cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ việc xét cấp học bổng của các bộ, các ngành, các trường, đảm bảo chấp hành đúng chính sách và chế độ đã quy định.
Trong khi thực hiện, nếu các ngành, các địa phương và các trường thấy có vấn đề gì chưa rõ, yêu cầu kịp thời liên hệ với Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp để nghiên cứu, góp ý kiến giải quyết.
| BỘ TRƯỞNG BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP |
Thông tư 30-TT/QLTN-1966 hướng dẫn thi hành Thông tư 12-Vg-1966 về việc cải tiến chế độ học bổng đối với sinh viên, học sinh (người miền Bắc) học trong các trường chuyên nghiệp do Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ban hành
- Số hiệu: 30-TT/QLTN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/01/1966
- Nơi ban hành: Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp
- Người ký: Tạ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 26/01/1966
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra