- 1Thông tư 10-NV-1964 hướng dẫn thi hành Thông tư 84-TTg năm 1963 về các chế độ trợ cấp hưu trí và trợ cấp thôi việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 84-TTg năm 1963 áp dụng chế độ trợ cấp hưu trí và chế độ trợ cấp thôi việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 30-NV | Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1969 |
THÔNG TƯ
VỀ THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH BẬC LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN,VIÊN CHỨC KHI VỀ HƯU TRÍ ĐỂ TÍNH TRỢ CẤP HƯU TRÍ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Tại Thông tư số 10-NV ngày 26/3/1964 và Thông tư số 24-NV ngày 27/9/1967, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn thi hành việc điều chỉnh bậc lương cho công nhân, viên chức khi về hưu để tính trợ cấp hưu trí theo quy định của Thông tư số 84-TTg ngày 20/8/1963 của Hội đồng Chính phủ.
Đến nay, sau một thời gian theo dõi việc thi hành, Bộ nhận thấy nhiều cơ quan chưa chú ý giải quyết kịp thời những trường hợp cần điều chỉnh bậc lương để tính trợ cấp hưu trí, mà thường đương sự có khiếu nại thì mới xét, giải quyết, nhất là đối với những người đã về nghỉ trước ngày ban hành Thông tư số 84-TTg ngày 20/8/1963.
Để khắc phục tình hình nói trên, Bộ sửa đổi thủ tục điều chỉnh bậc lương cho công nhân, viên chức thuộc diện thi hành Thông tư số 84-TTg như sau:
1. Từ nay, đối với những trường hợp chỉ cần nâng một bậc lương cho công nhân, viên chức hiện ở bậc cán sự 3 hoặc bậc tương đương trở xuống (thí dụ: từ nhân viên 1 lên nhân viên 2… từ cán sự 1 lên cán sự 2, từ cán sự 2 lên cán sự 3, từ cán sự 3 lên cán sự 4) thì các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố xét và ra quyết định, không phải trao đổi ý kiến trước với Bộ Nội vụ.
Quyết định nâng bậc lương này phải do thủ trưởng các Bộ, các ngành ở Trung ương và các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố ký, không ủy nhiệm cho cấp dưới ký. Khi ra quyết định, phải gửi một bản sao cho Bộ Nội vụ để báo cáo và đính kèm một bản sao vào hồ sơ hưu trí của đương sự.
2. Đối với những trường hợp sau đây, thì các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố vẫn phải trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi ra quyết định điều chỉnh bậc lương:
- Trường hợp xét nâng bậc lương cho công nhân, viên chức hiện ở bậc cán sự 4 hoặc bậc tương đương trở lên;
- Trường hợp xét nâng từ hai bậc lương trở lên cho công nhân, viên chức ở bất cứ bậc lương nào;
- Trường hợp xét, nâng bậc lương cho công nhân, viên chức đã về hưu, nhưng nay xét thấy mức trợ cấp ấn định trước đây chưa thỏa đáng.
Để việc nâng bậc lương cho công nhân, viên chức về hưu được đúng với tinh thần của Thông tư số 84-TTg, các cơ quan phải xét những trường hợp cụ thể một cách khách quan phải xét những trường hợp cụ thể một cách khách quan, đề phòng khuynh hướng giải quyết tràn lan, không đúng đối tượng. Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố phổ biến rộng rãi thông tư này đến các cơ quan, xí nghiệp trực thuộc để kịp thời giải quyết quyền lợi cho công nhân, viên chức theo đúng thủ tục nói trên.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1Thông tư 10-NV-1964 hướng dẫn thi hành Thông tư 84-TTg năm 1963 về các chế độ trợ cấp hưu trí và trợ cấp thôi việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 84-TTg năm 1963 áp dụng chế độ trợ cấp hưu trí và chế độ trợ cấp thôi việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
Thông tư 30-NV-1969 về thủ tục điều chỉnh bậc lương cho công nhân, viên chức khi về hưu trí để tính trợ cấp hưu trí do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 30-NV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/11/1969
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Lê Tất Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 22/11/1969
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định