Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ ******* Số : 30-BYT/TT | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 1968 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ DANH SÁCH NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ HOÁ CHẤT ĐỘC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHỤ NỮ
Kính gửi | Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, |
Căn cứ Thông tư liên bộ Lao động – Y tế số 05-TT/LB ngày 01 tháng 06 năm 1968 quy định những công việc có yếu tố độc hại, những công việc quá nặng nhọc không sử dụng lao động phụ nữ...
Để hướng dẫn cụ thể các ngành, các cấp và cơ sở chấp hành tốt Nghị quyết số 31-CP ngày 08 tháng 03 năm 1967 của Hội đồng Chính phủ và thi hành Thông tư số 05-TT/LB, nhằm bố trí lao động phụ nữ phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sinh lý của phụ nữ, tránh bố trí phụ nữ làm công việc có nhiều yếu tố độc hại, Bộ Y tế ban hành thông tư này hướng dẫn cụ thể danh sách những công việc có hoá chất độc không được sử dụng lao động phụ nữ.
Thông tư số 05-TT/LB ở mục A phần II về những công việc có nhiều yếu tố độc hại không được sử dụng lao động phụ nữ, có quy định ba loại công việc như sau :
1. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh (sản xuất, cân, đong, bao gói, sử dụng, trừ hoá nghiệm thông thường)... ;
2. Sản xuất (kể cả bao gói) các loại hoá chất độc vừa... ;
3. Sự dụng các loại hoá chất độc vừa trên trong điều kiện nồng độ bụi khí độc tại nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh...
Danh sách các loại khí, bụi độc, Bộ Y tế hướng dẫn riêng.
Danh sách cụ thể sau đây gồm một số công việc có hoá chất độc không sử dụng lao động phụ nữ xếp theo ba loại trên.
Danh sách này là danh sách đầu tiên còn sẽ tiếp tục bổ sung thêm song song với việc tăng cường sử dụng các loại hoá chất độc trong các ngành kinh tế Nhà nước.
DANH SÁCH NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ HOÁ CHẤT ĐỘC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHỤ NỮ
I. Những công việc phải tiếp xúc thường xuyên với một trong những hoá chất độc mạnh sau đây (trừ việc hoá nghiệm thông thường) :
1. Thuỷ ngân (Hg)
2. Flo, axít flo
3. Mangan
4. Bromua metyl
5. Etyl paration, tiofot
6. Metyl paration, vofatoc
7. Fotfua hydro
8. Anilin
II. Những công việc sản xuất một trong những hoá chất độc vừa sau đây :
1. Anhydrit, axit cromic
2. Axit Clo
3. Axit nitric
4. Axit sunfuric, anhydrit sunfuric
5. Benzen, dẫn chất của benzen
6. Chì, hỗn hợp chì
7. Clo
8. Hecxaclocyhecxan (666)
III. Những công việc sử dụng hoặc làm phát sinh một trong những hoá chất độc vừa, khi nồng độ trong không khí nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh :
Tiêu chuẩn vệ sinh
1. Anhydrit, axit cromic 0,0001 mg/l
2. Axit clo 0,010 –
3. Axit nitric, oxyl nitơ (NO2) 0,005 –
4. Axit xunfuric, anhydrit xunfuric 0,002 –
5. Benzen, clo benzen 0,050 –
6. Chì, hỗn hợp chì 0,00001 –
7. Clo 0,001 –
8. Hecxaclocyclohecxan(666) 0,0001 –
Các xí nghiệp có công việc sử dụng hoặc làm phát sinh hoá chất độc vừa ghi trong mục III của danh sách phải báo cáo ngay cho sở, ty y tế và sở, ty lao động địa phương mình biết. Sở, ty y tế có trách nhiệm đo nồng độ khí bụi chất độc tại nơi làm việc và trong điều kiện làm việc bình thường của nữ công nhân. Nếu có loại chất độc sở, ty chưa có đủ phương tiện xét nghiệm thì báo cáo ngay cho Viện vệ sinh dịch tễ học để Viện đo giúp.
Xí nghiệp phải có kế hoạch cải tiến sớm điều kiện làm việc và trang thiết bị để giảm nồng độ khí chất độc tại nơi làm việc. Nếu xét thấy chưa cải tiến được, thì phải có kế hoạch chuyển chị em làm việc khác trong kỳ hạn 6 tháng như Thông tư số 05-TT/LB đã quy định.
Chị em nữ công nhân, viên chức chỉ có thể trở lại làm việc nơi có hoá chất độc khi nào nồng độ chất độc trong không khí đã được hạ thấp bằng hoặc dưới mức tiêu chuẩn vệ sinh.
Đề nghị các ngành quản lý ở trung ương, các Uỷ ban hành chính thành phố, tỉnh, các sở, ty y tế, sở, ty lao động phổ biến thông tư này cho tất cả các cơ sở xí nghiệp, công, nông, lâm trường, cơ quan theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ các cơ sở thực hiện, nếu có khó khăn mắc mứu, đề nghị các ngành, địa phương phản ảnh kịp thời cho Bộ Y tế biết.
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1Nghị quyết số 31-CP về việc tăng cường lực lượng lao động phụ nữ trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 05-TT/LB năm 1968 quy định những công việc có nhiều yếu tố độc hại, những công việc quá nặng nhọc không sử dụng lao động nữ, và hướng dẫn thêm chế độ bảo vệ sức khỏe nữ công nhân, viên chức do Bộ Lao động - Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 1746/LĐTBXH-PC năm 2014 về Nghị định hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính công đoàn và Nghị định hướng dẫn chương X Bộ luật lao động lao động nữ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Nghị quyết số 31-CP về việc tăng cường lực lượng lao động phụ nữ trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 05-TT/LB năm 1968 quy định những công việc có nhiều yếu tố độc hại, những công việc quá nặng nhọc không sử dụng lao động nữ, và hướng dẫn thêm chế độ bảo vệ sức khỏe nữ công nhân, viên chức do Bộ Lao động - Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 1746/LĐTBXH-PC năm 2014 về Nghị định hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính công đoàn và Nghị định hướng dẫn chương X Bộ luật lao động lao động nữ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 30-BYT/TT-1968 hướng dẫn cụ thể danh sách những công việc có hoá chất độc không được sử dụng lao động phụ nữ do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 30-BYT/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/10/1968
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Văn Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra