Chương 2 Thông tư 30/2016/TT-BTNMT về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
PHÂN LOẠI, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Mục 1. PHÂN LOẠI KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Điều 4. Nguyên tắc và tiêu chí phân loại khu vực bị ô nhiễm
1. Các khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chí: nguồn ô nhiễm tồn lưu, khả năng lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.
2. Các tiêu chí được đánh giá thông qua điểm trọng số. Phương pháp xác định điểm trọng số được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc xác định mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm căn cứ vào tổng điểm trọng số của các tiêu chí.
Điều 5. Phân loại khu vực bị ô nhiễm
Khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 (ba) mức độ rủi ro:
1. Mức độ rủi ro thấp là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 40 điểm.
2. Mức độ rủi ro trung bình là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 40 điểm đến 60 điểm.
3. Mức độ rủi ro cao là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 60 điểm.
Mục 2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Điều 6. Điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ nhằm xác định khu vực có hoặc không có chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm các nội dung:
a) Tổng hợp, rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
b) Khảo sát hiện trường khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định chất ô nhiễm tồn lưu, nguồn ô nhiễm tồn lưu và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ.
3. Quy trình điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, tiến hành các hoạt động sau:
a) Trường hợp không phát hiện chất ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành công bố thông tin khu vực không bị ô nhiễm tồn lưu;
b) Trường hợp phát hiện chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại
c) Trường hợp khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên (sau đây gọi tắt là liên tỉnh) thì báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
Điều 7. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm nhằm xác định rõ các chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; mức độ, quy mô, phạm vi ô nhiễm; khả năng lan truyền; các đối tượng bị tác động và trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Việc điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm các nội dung:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường; thực hiện phân tích, đánh giá xác định chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ ô nhiễm, quy mô, phạm vi ô nhiễm và đường lan truyền ô nhiễm;
c) Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm (chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm);
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm.
3. Quy trình điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xác định trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm.
5. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là cơ sở để phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại
6. Kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá chi tiết được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
Điều 8. Nguyên tắc quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm
1. Đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro thấp, tiến hành lập dự án cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm (sau đây gọi là dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm) quy định tại
2. Đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro trung bình và mức độ rủi ro cao, tiến hành lập dự án xử lý ô nhiễm theo phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (sau đây gọi là phương án xử lý ô nhiễm) quy định tại
3. Ưu tiên thực hiện xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro cao.
4. Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường, chi phí xử lý thấp.
5. Việc lập phương án xử lý ô nhiễm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Kiểm soát khu vực bị ô nhiễm
1. Nội dung kiểm soát khu vực bị ô nhiễm bao gồm:
a) Thông báo công khai, cảnh báo và duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm;
b) Khoanh vùng, cô lập, cách ly nhằm ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm lan truyền ra môi trường xung quanh;
c) Truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm;
d) Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường tại khu vực bị ô nhiễm và môi trường xung quanh; công bố thông tin về chất lượng môi trường.
2. Trách nhiệm lập, phê duyệt và triển khai dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm:
a) Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm lập, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh và giao Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu vực bị ô nhiễm liên quan tổ chức thực hiện dự án;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý.
3. Kinh phí lập, phê duyệt và triển khai dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
Điều 10. Lập phương án xử lý ô nhiễm
1. Trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm:
a) Tổng cục Môi trường lập phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
c) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP lập phương án xử lý ô nhiễm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của phương án xử lý ô nhiễm bao gồm:
a) Thông tin chung về khu vực bị ô nhiễm;
b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;
d) Biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực bị ô nhiễm;
đ) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý;
e) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm.
Nội dung chi tiết của phương án xử lý ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân phải lập lại phương án xử lý ô nhiễm trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi quy hoạch sử dụng đất tại thời điểm triển khai thực hiện phương án xử lý ô nhiễm;
b) Thay đổi quy mô, phương thức, biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý so với phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt.
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị tác động và phải có sự đồng thuận của cộng đồng dân cư bị tác động về phương án xử lý ô nhiễm.
5. Kinh phí lập phương án xử lý ô nhiễm của các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường. Kinh phí lập phương án xử lý ô nhiễm của trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do tổ chức, cá nhân tự chi trả.
Điều 11. Thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định:
a) Văn bản đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 07 (bảy) báo cáo phương án xử lý ô nhiễm theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư bị tác động.
3. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm quy định tại
4. Nội dung thẩm định bao gồm: tính chính xác của kết quả điều tra, khoanh vùng, xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm; tính phù hợp của phương thức, kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực bị ô nhiễm được lựa chọn.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện phương án xử lý ô nhiễm theo thông báo kết quả của Hội đồng thẩm định và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt.
6. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
7. Kinh phí thẩm định phương án xử lý ô nhiễm được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm.
Điều 12. Hoạt động của Hội đồng thẩm định phương án xử lý ô nhiễm
1. Hội đồng thẩm định được thành lập để thẩm định cho từng phương án xử lý ô nhiễm.
2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt về kết quả thẩm định.
3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai.
4. Kết quả thẩm định được thể hiện theo 01 (một) trong 03 (ba) trường hợp sau đây:
a) Thông qua: khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định có phiếu đánh giá nhất trí thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung;
c) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không thông qua hoặc Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
5. Điều kiện họp Hội đồng thẩm định:
a) Có sự tham gia (có mặt tại cuộc họp hoặc tham gia họp trực tuyến) tối thiểu từ 2/3 (hai phần ba) trở lên số lượng thành viên Hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định không đủ kiều kiện họp khi không có mặt của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trường hợp được ủy quyền khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt).
b) Có sự tham gia của đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân hoặc người được ủy quyền.
6. Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng:
a) Nghiên cứu phương án xử lý ô nhiễm và các hồ sơ, tài liệu liên quan do cơ quan tổ chức thẩm định cung cấp;
b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định, các hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức trong quá trình thẩm định (nếu có);
c) Viết bản nhận xét gửi cơ quan thẩm định trước cuộc họp chính thức của Hội đồng thẩm định ít nhất 01 (một) ngày làm việc; trình bày bản nhận xét tại cuộc họp chính thức của Hội đồng thẩm định;
d) Ghi phiếu đánh giá;
đ) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
e) Chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
7. Quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Đề nghị cơ quan thẩm định cung cấp các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định để nghiên cứu, đánh giá;
b) Đề xuất với cơ quan thẩm định tổ chức các cuộc họp, hội nghị chuyên đề và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp việc thẩm định;
c) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các hoạt động khác để phục vụ việc thẩm định;
d) Trao đổi trực tiếp với tổ chức, cá nhân tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng thẩm định;
đ) Được hưởng thù lao theo quy định hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng thẩm định.
8. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này và có các trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của hội đồng thẩm định;
c) Ký biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt về các kết luận đưa ra trong cuộc họp theo trách nhiệm và quyền hạn được giao;
d) Phó Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm và quyền hạn quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này và có trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
Điều 13. Thực hiện phương án xử lý ô nhiễm
1. Phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt là căn cứ để lập và thực hiện dự án xử lý ô nhiễm khu vực bị ô nhiễm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại
Điều 14. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường
1. Trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.
2. Sau khi hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện dự án xử lý ô nhiễm có trách nhiệm lấy mẫu hoặc hợp đồng với 03 đơn vị có chức năng lấy mẫu và phân tích mẫu có đủ năng lực, đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt; tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị tác động; lập hồ sơ đề nghị cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường.
3. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường gồm:
a) 01 (một) văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 03 (ba) báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư về việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm.
4. Nội dung, trình tự kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường:
a) Xem xét nội dung báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Lựa chọn đơn vị đủ năng lực có chức năng lấy và phân tích mẫu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế (thành phần có đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường).
5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành các nội dung kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường quy định tại khoản 4 Điều này để xem xét ban hành quyết định phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần thiết có thể thành lập Hội đồng tư vấn xem xét việc xác nhận, hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường.
6. Kinh phí kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
Thông tư 30/2016/TT-BTNMT về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 6. Điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm
- Điều 7. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm
- Điều 8. Nguyên tắc quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm
- Điều 9. Kiểm soát khu vực bị ô nhiễm
- Điều 10. Lập phương án xử lý ô nhiễm
- Điều 11. Thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm
- Điều 12. Hoạt động của Hội đồng thẩm định phương án xử lý ô nhiễm
- Điều 13. Thực hiện phương án xử lý ô nhiễm
- Điều 14. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường