BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 290/TCHQ-CQ | Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 1994 |
Thi hành Nghị định số 09/CP ngày 14-11-1992 của Chính phủ về "tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách xuất nhập cảnh", tiếp theo Thông tư số 834/TCHQ-CQ ngày 26-11-1992 của Tổng cục Hải quan, sau khi thống nhất bằng văn bản với Bộ Thương mại, Tài chính và báo cáo Văn phòng Chính Phủ, có sự nhất trí của các bộ Giao thông Vận tải, Nội vụ, Ngoại giao, Cục Hàng không Dân dụng Việt nam, Cục Hàng Hải tại cuộc họp ngày 16-12-1992 về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người Việt nam xuất nhập cảnh nhiều lần trong năm. Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc thực hiện như sau:
1- Đối tượng được coi là người Việt nam xuất nhập cảnh nhiều lần trong năm gồm:
a) Sỹ quan và thuyền viên làm việc trên các tàu viễn dương
b) Lái tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên xe lửa liên vận quốc tế
c) Lái ô tô qua các cửa khẩu biên giới đường bộ (Việt - Lào, Việt - Campuchia, Việt - Trung)
d) Lái máy bay và nhân viên phục vụ trên các máy bay hoạt động trên đường bay quốc tế.
e) Những người khác thường xuyên qua lại biên giới (làm việc tại các công trình xây dựng hoặc khai thác ở Lào Campuchia...).
a) Các vật phẩm này phải mang tính chất hành lý để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình, phù hợp với mục đích chuyến đi. Vì vậy, không được tập trung vào một vài loại hàng hóa như: mì chính, dép tông, áo phông, quần áo, nước ngọt, xà phòng... với số lượng lớn.
b) Đối với ô tô, xe gắn máy, ti vi không được hưởng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế dù có trị giá dưới 1.000 USD. Những hàng hóa đơn chiếc khác, không mang tính chất hành lý nêu trên, không được trừ vào tiêu chuẩn hành lý xuất nhập cảnh miễn thuế 1.000 USD.
c) Vật phẩm được coi là hành lý sách tay hoặc ký gửi cùng chuyến theo người. Nếu là hành lý gửi trước hoặc gửi sau (không cùng chuyến có vận đơn gửi hàng) muốn được hưởng tiêu chuẩn hàng hóa mang theo chế độ hành lý thì phải khai trong tờ khai hành lý HQ-60-94 khi xuất nhập cảnh.
- Đối với các đối tượng a, b, c, d nêu ở Phần 1 Thông tư này thì kết hợp giữa hộ chiếu và Sổ hành lý thuyền viên, lái xe, lái máy bay để theo dõi như trước nay đã làm.
- Đôí với những người khác thường xuyên qua lại biên giới qui định tại điểm 1.e trên đây thì chủ yếu theo dõi số lần xuất nhập cảnh qua hộ chiếu. Có thể thông báo cho các cơ quan có công trình xây dựng hoặc khai thác ở Lào, Campuchia lập danh sách những ngừơi thường xuyên qua lại biên giới để hưởng tiêu chuẩn này.
Những người lợi dụng qui định về tiêu chuẩn hành lý xuất nhập cảnh miễn thuế để xuất nhập khẩu trái phép hàng hóa với mục đích buôn bán kiếm lời sẽ bị xử lý theo pháp luật Hải quan và các qui định hiện hành có liên quan.
6- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các Vụ, Cục, thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Giám đốc hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong qúa trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc. Hải quan các tỉnh thành phố báo cáo kịp thời và đề xuất ý kiến về Tổng cục Hải quan để có chỉ đạo giải quyết.
| KT/ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
Thông tư 290/TCHQ-CQ năm 1994 bổ sung về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh theo Nghị định 09/CP-1992 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 290/TCHQ-CQ
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/04/1994
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Đức Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/1994
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực