Chương 2 Thông tư 29/2011/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 4. Chính sách về an toàn, bảo mật hệ thống
Xây dựng, ban hành các quy định an toàn, bảo mật cho hệ thống Internet Banking phù hợp với quy định về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của Nhà nước, ngành Ngân hàng và quy chế an toàn bảo mật công nghệ thông tin của đơn vị. Định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần, đơn vị phải rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định này đảm bảo sự phù hợp, đầy đủ và có hiệu quả của quy định.
Điều 5. Quản lý nguồn nhân lực
1. Lựa chọn đội ngũ cán bộ có đủ tư cách đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ khi phân công nhiệm vụ liên quan đến hệ thống Internet Banking.
2. Các nhiệm vụ quản trị hệ thống; phát triển, bảo trì phần mềm ứng dụng và vận hành hệ thống phải được phân công cho từng bộ phận, cá nhân khác nhau. Đảm bảo kiểm soát chéo và không một cá nhân nào có toàn quyền trên hệ thống hoặc có thể tự khởi tạo, can thiệp vào các giao dịch của hệ thống Internet Banking. Có quy định trách nhiệm và phân quyền rõ ràng cho từng nhóm bộ phận, cá nhân nêu trên. Tài khoản đặc quyền trên hệ thống Internet Banking phải được thiết kế để chỉ có thể truy cập được khi có khóa của ít nhất hai người và phải được kiểm soát chặt chẽ đối với mọi hoạt động của tài khoản này.
3. Có quy định cụ thể, rõ ràng và thực hiện đầy đủ công tác quản lý, giám sát nhân sự bên thứ ba khi truy cập vào hệ thống Internet Banking. Các yêu cầu về an toàn, bảo mật và thỏa thuận cần xác định rõ trong hợp đồng với bên thứ ba.
1. Có biện pháp phân tách các phân vùng mạng để đảm bảo kiểm soát được các truy cập hệ thống.
2. Có biện pháp phát hiện và phòng chống xâm nhập, phòng chống phát tán mã độc hại cho hệ thống.
3. Xây dựng và thực hiện phương án dự phòng cho các vị trí quan trọng có mức độ ảnh hưởng cao tới hệ thống mạng hoặc có khả năng gây tê liệt toàn bộ hệ thống mạng của đơn vị khi xảy ra sự cố.
4. Các kết nối không dây phải sử dụng các biện pháp xác thực đảm bảo an toàn.
5. Đảm bảo yêu cầu về băng thông đối với việc cung cấp dịch vụ Internet Banking.
6. Cập nhật các bản vá lỗi hệ thống, cập nhật cấu hình cho các thiết bị mạng và các thiết bị bảo mật tối thiểu sáu tháng một lần. Trong trường hợp phát hiện lỗi hệ thống phải thực hiện cập nhật ngay.
7. Các trang thiết bị mạng, an ninh, bảo mật, phần mềm chống vi rút, công cụ phân tích, quản trị mạng được cài đặt trong mạng của đơn vị phải có bản quyền và nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Điều 7. Phần cứng và phần mềm hệ thống
1. Đảm bảo có hạ tầng máy chủ và các thiết bị đi kèm phục vụ hệ thống Internet Banking (sau đây gọi là máy chủ Internet Banking) đủ công suất, đạt hiệu năng yêu cầu, đảm bảo tốc độ xử lý truy xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ.
2. Yêu cầu đối với máy chủ Internet Banking
a) Có tính năng sẵn sàng cao, cơ chế dự phòng linh hoạt để đảm bảo tính hoạt động liên tục.
b) Được đặt ở nơi được bảo vệ an toàn và được giám sát chặt chẽ.
c) Tách biệt lô-gíc hoặc vật lý với các máy chủ hoạt động nghiệp vụ khác.
3. Yêu cầu đối với phần mềm hệ thống:
a) Được rà soát, cập nhật các phiên bản vá lỗi phần mềm hệ thống theo khuyến cáo của nhà cung cấp tối thiểu sáu tháng một lần.
b) Lập danh mục các phần mềm được phép cài đặt trên máy chủ Internet Banking và định kỳ tối thiểu ba tháng một lần cập nhật, kiểm tra, đảm bảo tuân thủ danh mục này.
1. Các yêu cầu chung
a) Các yêu cầu an toàn, bảo mật của nghiệp vụ phải được xác định trước và tổ chức, triển khai vào toàn bộ chu trình phát triển phần mềm từ khâu phân tích, thiết kế đến triển khai vận hành và bảo trì.
b) Các tài liệu về an toàn, bảo mật của phần mềm phải được hệ thống hóa và lưu trữ, sử dụng theo chế độ “Mật”.
c) Trước khi triển khai chương trình ứng dụng mới, phải đánh giá những rủi ro của quá trình triển khai đối với hoạt động nghiệp vụ, các hệ thống công nghệ thông tin liên quan và lập, triển khai các phương án hạn chế, khắc phục rủi ro.
d) Phải xác định, thống kê được các hoạt động và giao dịch bất thường phát sinh trong hệ thống.
2. Kiểm tra thử nghiệm phần mềm ứng dụng
a) Lập và phê duyệt kế hoạch, kịch bản thử nghiệm cho các ứng dụng cung cấp dịch vụ Internet Banking, trong đó nêu rõ các điều kiện về tính an toàn, bảo mật phải được đáp ứng.
b) Phát hiện và loại trừ các lỗi, các gian lận có thể xảy ra khi nhập số liệu đầu vào và các lỗ hổng bảo mật trong quá trình kiểm tra thử nghiệm hệ thống.
c) Ghi lại các lỗi và quá trình xử lý lỗi, đặc biệt là các lỗi về an toàn, bảo mật trong các báo cáo về kiểm tra thử nghiệm.
d) Kiểm tra thử nghiệm các tính năng an toàn, bảo mật phải được thực hiện trên các trình duyệt phổ biến như Internet Explorer, Mozilla, Firefox, Google Chrome.
đ) Tiến hành thử nghiệm trên môi trường riêng biệt và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nghiệp vụ. Lập báo cáo kết quả thử nghiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
e) Việc sử dụng dữ liệu cho quá trình thử nghiệm phải có biện pháp phòng ngừa tránh bị lợi dụng hoặc gây nhầm lẫn.
3. Quản lý và nâng cấp phiên bản
a) Đối với mỗi yêu cầu thay đổi phần mềm, phải phân tích đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi đối với các hệ thống hiện tại cũng như các nghiệp vụ và các hệ thống công nghệ thông tin có liên quan khác của đơn vị.
b) Các phiên bản phần mềm bao gồm cả chương trình nguồn cần được quản lý tập trung, lưu trữ, bảo mật và có cơ chế phân quyền cho từng thành viên trong việc thao tác với các tập tin.
c) Thông tin về các phiên bản, thời gian cập nhật, người cập nhật các phiên bản phải được lưu lại.
d) Mỗi phiên bản được nâng cấp phải được kiểm tra thử nghiệm các tính năng an toàn, bảo mật và tính ổn định trước khi triển khai chính thức.
đ) Việc nâng cấp phiên bản phải căn cứ trên kết quả thử nghiệm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Các phiên bản phần mềm sau khi thử nghiệm thành công phải được quản lý chặt chẽ; tránh bị sửa đổi bất hợp pháp và sẵn sàng cho việc triển khai.
g) Đi kèm với phiên bản phần mềm mới phải có các chỉ dẫn rõ ràng về nội dung thay đổi, hướng dẫn cập nhật phần mềm và các thông tin liên quan khác và phải được thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai cho khách hàng.
4. Kiểm soát chương trình nguồn
a) Kiểm tra mã nguồn, nhằm loại trừ các đoạn mã độc hại, các lỗ hổng bảo mật (back-door).
b) Chỉ định cụ thể các cá nhân quản lý chương trình nguồn của hệ thống Internet Banking.
c) Việc truy cập tới chương trình nguồn phải được sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền và được theo dõi, ghi nhật ký.
d) Chương trình nguồn phải được lưu trữ an toàn tại ít nhất hai địa điểm tách biệt.
đ) Trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ mua phần mềm từ bên thứ ba mà không được bàn giao chương trình nguồn, đơn vị cung cấp dịch vụ phải yêu cầu bên thứ ba ký cam kết không có các đoạn mã độc hại trong phần mềm ứng dụng bàn giao cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
1. Chỉ được sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có bản quyền và xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm nghiệm qua thực tế hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tương tự trong hoặc ngoài nước.
2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng cho hệ thống Internet Banking phải đáp ứng được yêu cầu hoạt động ổn định; xử lý, lưu trữ được khối lượng dữ liệu lớn theo yêu cầu nghiệp vụ; có cơ chế bảo vệ và phân quyền truy cập đối với các tài nguyên cơ sở dữ liệu.
3. Rà soát, cập nhật các bản vá, các bản sửa lỗi hệ quản trị cơ sở dữ liệu tối thiểu sáu tháng một lần hoặc ngay sau khi có khuyến cáo của nhà cung cấp.
4. Xây dựng phương án sao lưu, dự phòng đối với cơ sở dữ liệu, đảm bảo các hệ thống Internet Banking hoạt động liên tục khi xảy ra sự cố với cơ sở dữ liệu.
5. Thực hiện phân quyền và có quy định chặt chẽ với từng cá nhân truy cập đến cơ sở dữ liệu. Phải ghi nhật ký đối với các truy cập cơ sở dữ liệu, các thao tác đối với cấu hình cơ sở dữ liệu.
6. Có giải pháp ngăn chặn các hình thức tấn công cơ sở dữ liệu.
1. Lựa chọn thuật toán mã hóa đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính bí mật và khả năng xử lý của hệ thống Internet Banking.
2. Thuận toán mã hóa đang sử dụng phải được định kỳ mỗi năm một lần kiểm tra, đánh giá lại mức độ an toàn và xử lý kịp thời những yếu điểm nếu có.
3. Không để một cá nhân thực hiện toàn bộ quá trình tạo khóa mã hóa. Các khóa mã hóa phải được khởi tạo, thay đổi, phân phối, lưu trữ một cách an toàn.
4. Phải bảo đảm khôi phục được các thông tin đã mã hóa khi cần thiết.
5. Có những quy định chặt chẽ về việc thu hồi các khóa mã hóa, bao gồm cả việc hủy khóa và phục hồi khóa.
1. Ghi nhật ký các sự kiện sau đối với hệ thống Internet Banking:
a) Quá trình truy cập hệ thống.
b) Các thao tác cấu hình hệ thống.
c) Các sự kiện xác thực.
d) Các sự kiện cấp, thu hồi quyền truy cập hệ thống và sử dụng dịch vụ.
đ) Xử lý giao dịch.
e) Các truy cập bất thường.
2. Ghi nhật ký giao dịch của khách hàng và giám sát các giao dịch tài chính trên hệ thống Internet Banking.
3. Các nhật ký của hệ thống Internet Banking phải được lưu trữ, bảo vệ an toàn và truy xuất được khi cần thiết. Thời gian lưu nhật ký tối thiểu là 03 năm.
4. Kiểm tra nhật ký truy cập để phát hiện, phòng ngừa những truy cập bất thường, bất hợp pháp tối thiểu mỗi tháng một lần.
1. Xây dựng quy trình quản lý sự cố, trong đó phải quy định rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan, chi tiết các bước thực hiện bao gồm cả việc thông báo cho khách hàng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
2. Quy trình quản lý sự cố phải được rà soát, cập nhật các sự cố và phương án xử lý tối thiểu sáu tháng một lần.
3. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phát hiện, xử lý kịp thời các cuộc tấn công từ chối dịch vụ như sử dụng thiết bị tường lửa; thiết bị phát hiện và ngăn chặn xâm nhập; các thiết bị chuyên dụng cảnh báo tấn công, làm lệch hướng lưu lượng mạng; lọc gói tin khi bị tấn công.
4. Yêu cầu bên thứ ba cung cấp quy trình xử lý sự cố cho các dịch vụ do bên thứ ba cung cấp liên quan đến hệ thống Internet Banking.
1. Ban hành quy định nêu rõ quyền, nghĩa vụ của khách hàng và của đơn vị cung cấp dịch vụ đối với việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet Banking.
2. Hướng dẫn cho khách hàng các nội dung tự bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng dịch vụ Internet Banking như:
a) Cách đặt mật khẩu và bảo vệ mật khẩu.
b) Không chia sẻ các thiết bị lưu trữ mật khẩu, chữ ký số.
c) Không đặt tùy chọn của trình duyệt web cho phép lưu lại tên và mật khẩu người dùng.
d) Thoát khỏi hệ thống Internet Banking khi không sử dụng.
đ) Thận trọng, hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng để truy cập vào hệ thống Internet Banking.
e) Cách thức truy cập địa chỉ ứng dụng dịch vụ Internet Banking của đơn vị.
g) Thông báo cho đơn vị cung cấp dịch vụ các lỗi và sự cố trong quá trình sử dụng dịch vụ.
h) Cảnh báo các rủi ro khác.
Thông tư 29/2011/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 29/2011/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/09/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Toàn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 521 đến số 522
- Ngày hiệu lực: 04/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ và thuật ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung đối với việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet của đơn vị cung cấp dịch vụ