Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2011/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC BỔ SUNG PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này

1. Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 01 kèm theo) gồm 556 loại, được chia thành:

a) Phân đơn dùng bón gốc: 01 loại;

b) Phân khoáng đơn: 01 loại;

c) Phân hữu cơ: 03 loại;

d) Phân vi sinh vật: 20 loại;

đ) Phân hữu cơ vi sinh: 38 loại;

e) Phân hữu cơ sinh học: 44 loại;

g) Phân hữu cơ khoáng: 60 loại;

h) Phân bón lá: 385 loại;

i) Phân bón có bổ sung chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón: 02 loại;

k) Chất cải tạo đất: 01 loại;

l) Nguyên liệu để sản xuất phân bón: 01 loại.

2. Danh mục phân bón thay thế các loại phân bón đã có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 02 kèm theo), gồm 130 loại, được chia thành:

a) Phân hữu cơ: 07 loại;

b) Phân vi sinh vật: 05 loại;

c) Phân hữu cơ vi sinh: 18 loại;

d) Phân hữu cơ sinh học: 18 loại;

đ) Phân hữu cơ khoáng 18 loại;

e) Phân bón lá: 64 loại.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định 77/2005/QĐ-BNN ngày 23/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ;
- Công báo Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Tổng cục Hải quan; Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN & PTNT;
- UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Vụ Pháp chế - Bộ NN & PTNT;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TT, TY, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 29/2011/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 29/2011/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/04/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 235 đến số 236
  • Ngày hiệu lực: 30/05/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản