Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28-BTC/TT | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 1991 |
THÔNG TƯ
SỐ 28-BTC/TT NGÀY 10-4-1991 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ KHI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
Căn cứ vào Điều 41 về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi công trình kết thúc xây dựng trong điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành như sau:
- Xác định đầy đủ và chính xác tổng mức vốn đã đầu tư xây dựng được công trình, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động hoặc chi phí không thành tài sản của công trình. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ quản đầu tư trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Qua quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản xác định được số lượng, chất lượng năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
- Đánh giá kết quả quá trình đầu tư xây dựng cơ bản rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư phù hợp với tình hình hiện nay.
1. Tất cả các công trình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc khu vực Nhà nước, không phân biệt quy mô, hình thức xây dựng, nguồn vốn đầu tư và cấp quản lý khi hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ vốn đầu tư của công trình hoàn thành với cơ quan chủ quản đầu tư và cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình:
- Công trình đầu tư thuộc các Bộ trung ương quản lý thì chủ đầu tư phải quyết toán với Bộ, chủ quản, Bộ Tài chính; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Công trình đầu tư thuộc các địa phương quản lý thì chủ đầu tư phải quyết toán với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (hoặc sở chủ quản nếu được Uỷ ban nhân dân uỷ nhiệm) Sở Tài chính, Ngân hàng đầu tư và phát triển địa phương.
2. Nếu công trình được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ công trình, trong đó quyết toán riêng theo cơ cấu từng nguồn vốn đã được sử dụng đầu tư xây dựng từ khi bắt đầu công tác chuẩn bị đầu tư khởi công xây dựng hoàn thành, công trình đưa vào sản xuất sử dụng.
3. Việc quyết toán được thực hiện đối với toàn bộ công trình xây dựng cơ bản khi hoàn thành đưa vào sản xuất - sử dụng theo quy định trong luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc theo báo cáo kinh tế - kỹ thuật trong quá trình xây dựng công trình, trường hợp từng hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư phải xác định đầy đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản (kể cả hạng mục công trình đó, chủ đầu tư phải báo cáo với cơ quan chủ quản đầu tư, cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn đầu tư để làm căn cứ thanh toán bàn giao, hạch toán và quản lý sử dụng của đơn vị nhận tài sản. Sau khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư phải quyết toán toàn bộ công trình (kể cả những hạng mục công trình đã hoàn thành huy động vào sử dụng) theo quy định nêu trên.
1. Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình, bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, các khoản chi phí kiến thiết cơ bản khác cho công trình chính, công trình phụ hoặc công trình có liên quan được quy định trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
2. Xác định các khoản chi phí thiệt hại không tính vào giá công trình (nếu có) bao gồm:
- Thiệt hại do thiên tai địch hoạ.
- Thiệt hại về các chi phí và giá trị các khối lượng phải huỷ bỏ theo quyết định của Nhà nước.
3. Xác định tổng vốn đầu tư thực tế tính vào công trình đầu tư:
Tổng số vốn đầu tư tính vào công trình |
| Tổng số vốn thực tế đầu tư xây dựng công trình |
| Các khoản chi phí thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình |
4. Xác định giá trị và phân loại tài sản cố định, tài sản lưu động do đầu tư mang lại.
Vốn đầu tư được coi là thành tài sản cố định theo quy định của Nhà nước bao gồm:
- Chi phí chuẩn bị đầu tư
- Chi phí xây dựng công trình
- Chi phí lắp đặt máy móc thiết bị
- Giá trị máy móc thiết bị
- Chi phí kiến thiết cơ bản khác.
Tổng cộng giá trị của tất cả tài sản cố định thuộc đối tượng nêu trên là giá trị tài sản cố định của toàn bộ công trình.
Việc phân bổ vốn chi phí chuẩn bị đầu tư và chi phí kiến thiết cơ bản khác cho từng tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc: Các chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản cố định nào thì tính trực tiếp cho tài sản cố định đó; các chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định của công trình thì phân bổ theo tỉ lệ vốn của tài sản cố định đó chiếm trong tổng số vốn đầu tư của công trình (phụ lục kèm theo).
5. Xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động của công trình xây dựng cơ bản đã chuyển giao cho đơn vị khác quản lý sử dụng, để hạch toán giảm vốn đầu tư cho công trình chính và tăng vốn cho đơn vị sử dụng.
6. Do tình hình biến động giá cả, khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào sản xuất, sử dụng, việc quyết toán công trình được phản ánh theo hai giá:
+ Giá thực tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã sử dụng hàng năm;
+ Giá quy đổi về thời điểm bàn giao đưa công trình vào sản xuất - sử dụng (việc quy đổi giá theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng).
7. Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, xây dựng, lắp đặt... đến khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng đảm bảo hiệu quả theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
A- HỒ SƠ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN TOÀN BỘ CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ GỒM:
1. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành (mẫu 01 QT-phụ lục) trình bày tổng hợp tình hình và kết quả đầu tư xây dựng công trình cũng như tồn tại và kiến nghị cần giải quyết của chủ đầu tư.
2. Thực hiện đầu tư qua các năm (mẫu 02-QT-phụ lục) phản ánh tiến độ đầu tư trong từng năm từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành công trình đưa vào sản xuất - sử dụng.
3. Thực hiện đầu tư theo hạng mục công trình (mẫu 03-QT-phụ lục) phản ánh tình hình thực hiện đầu tư theo từng hạng mục công trình, theo thành phần vốn đầu tư và tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán công trình.
4. Số lượng và giá trị tài sản cố định mới tăng (mẫu 04-QT-phụ lục) phản ánh số lượng, giá trị từng đối tượng tài sản cố định mới tăng phần theo nguồn vốn đầu tư, theo công trình thuộc chủ đầu tư quản lý và công trình bàn giao cho đơn vị khác quản lý, làm căn cứ bàn giao cho người sử dụng.
5. Số lượng và giá trị tài sản lưu động bàn giao (mẫu 05-QT-phụ lục) phản ánh số lượng, giá trị từng loại nguyên vật liệu, nhiên liệu phụ tùng, công cụ lao động không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định và các chi phí khác bàn giao cho người sử dụng.
6. Tình hình công nợ (mẫu 06-QT-phụ lục) phản ánh các khoản công nợ phải thu, phải trả chưa giải quyết xong đến thời điểm tổng quyết toán.
7. Bảng tổng kết tài sản kèm theo các biên bản kiểm kê xử lý tài sản, công nợ.
Trường hợp Ban quản lý công trình phụ trách nhiều công trình thì ngoài bảng tổng kết tài sản còn kèm bảng cân đối vốn, nguồn vốn cho từng công trình quyết toán.
8. Bản xác nhận của Ngân hàng về số vốn đầu tư đã cấp phát hoặc cho vay đầu tư đến ngày quyết toán.
Hồ sơ báo cáo quyết toán hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành) chỉ gồm báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất - sử dụng (mẫu 07-QT-phụ lục)phản ánh các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư hạng mục công trình và giải thích, đánh giá những nét lớn về tình hình và kết quả đầu tư hạng mục công trình đó.
- Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình hoàn thành, hoặc báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình đều phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng (Thủ trưởng đơn vị chủ đầu tư) giám đốc Ban quản lý công trình đối với công trình được thành lập Ban quản lý công trình.
B- HỒ SƠ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ ĐƯỢC GỬI ĐẾN CÁC CƠ QUAN:
1. Công trình do trung ương quản lý:
- Bộ, Tổng cục chủ quản
- Bộ Tài chính
- Ngân hàng đầu tư và phát triển địa phương trực tiếp cấp phát hoặc cho vay vốn.
Đối với công trình quan trọng thuộc Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt thì báo cáo quyết toán phải đồng gửi cho Bộ Xây dựng, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Tổng cục thống kê.
2. Công trình do địa phương quản lý
- Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc sở chủ quản được uỷ nhiệm
- Sở Tài chính
- Ngân hàng đầu tư và phát triển địa phương
Đối với công trình quan trọng của địa phương thì báo cáo quyết toán đồng gửi Sở xây dựng, Uỷ ban kế hoạch địa phương và chi cục thống kê.
V- TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ, CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ VÀ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Tổ chức kiểm kê, quyết toán vật tư, thiết bị giao cho cơ quan nhận thầu xây lắp sử dụng, xử lý các vấn đề phát sinh trong quan hệ với đơn vị nhận thầu xây lắp.
- Kiểm kê, xác định giá trị tài sản còn lại của Ban quản lý công trình để chuyển giao cho đơn vị sản xuất hoặc nhượng bán thanh lý thu hồi lại vốn nộp ngân sách, giảm vốn cấp phát giảm vốn vay Ngân hàng đồng thời giảm vốn đầu tư cho công trình.
- Thanh toán mọi khoản công nợ với đơn vị nhận thầy xây lắp, các cơ quan khác và cá nhân (nếu có).
Đối với các khoản công nợ còn tranh chấp, chưa xác định được chủ nợ thì báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên xin ý kiến giải quyết.
- Hoàn tất công việc ghi chép sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu và trên cơ sở đó tính toán, xác định tổng số vốn đầu tư cho công trình theo từng nguồn, từng năm để quyết toán vốn theo số vốn sử dụng thực tế và làm căn cứ quy đổi về một mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao công trình và sử dụng.
- Tổng hợp phân bổ các loại chi phí chung có liên quan đến nhiều hạng mục công trình, tính toán xác định giá trị của từng đối tượng tài sản cố định và từng loại tài sản lưu động thuộc công trình, số lượng và giá trị tài sản thuộc công trình chính, hoặc công trình phụ bàn giao cho đơn vị khác quản lý sử dụng: theo yêu cầu nội dung quyết toán quy định ở điểm (III) trên đây.
2. Tổ chức xây lắp nhận thầu có trách nhiệm:
- Để công việc quyết toán được tiến hành nhanh chóng đầy đủ và chính xác, các tổ chức xây lắp nhận thầu có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư xử lý, giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ với chủ đầu tư (Ban quản lý công trình) cung cấp kịp thời, đầy đủ những số liệu, tài liệu cần thiết cho việc quyết toán theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Nếu là công trình áp dụng chế độ nhận thầy xây dựng thì đơn vị tổng nhận thầu xây dựng phải thanh quyết toán vốn đầu tư của công trình với chủ đầu tư, chủ đầu tư phải tổng hợp và quyết toán với chủ quản đầu tư, cơ quan tài chính và Ngân hàng theo quy định trên.
3. Cơ quan chủ quản đầu tư có trách nhiệm:
- Hướng dẫn giúp đỡ và kiểm tra đôn đốc chủ đầu tư trực thuộc mình tổ chức công việc quyết toán vốn đầu tư theo đúng yêu cầu, nội dung, trình tự theo chế độ quy định. Giúp chủ đầu tư giải quyết kịp thời vướng mắc khó khăn trong quá trình quyết toán bảo đảm lập hồ sơ quyết toán đầy đủ, đúng hạn theo quy định.
- Kiểm tra lấy ý kiến nhận xét của cơ quan tài chính, Ngân hàng và quyết định việc xét duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản trực thuộc (đối với công trình do địa phương quản lý, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản đầu tư có thể uỷ nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính xét duyệt quyết toán công trình). Thống nhất với cơ quan tài chính xác định giá trị tài sản cố định và năng lực sản xuất - sử dụng mới tăng thêm làm căn cứ giao vốn cho đơn vị quản lý - sử dụng.
- Lập thông tri duyệt quyết toán (mẫu 08-TTQT-phụ lục) gửi cho đơn vị chủ đầu tư, cơ quan tài chính, Ngân hàng cùng cấp.
- Hàng năm cơ quan chủ quản đầu tư phải báo cáo tổng số vốn đầu tư hoàn thành thuộc phạm vi quản lý để báo cáo Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng đầu tư và phát triển và Tổng cục thống kê.
4. Cơ quan tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển có trách nhiệm
- Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ về nội dung quyết toán. Việc giải quyết các vấn đề tồn tại như công nợ, chi phí thiệt hại được phép, các khoản bàn giao đơn vị khác và thu hồi nộp ngân sách Nhà nước, xác định giá trị tài sản cố định của toàn bộ công trình cũng như giá trị từng tài sản cố định mới tăng.
- Trong quá trình kiểm tra quyết toán có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu cần thiết và giải thích những vấn đề chưa rõ. Đồng thời sau khi kiểm tra có ý kiến nhận xét bằng văn bản về ưu khuyết điểm trong quá trình quản lý vốn đầu tư và kiến nghị những vấn đề phải tiếp tục giải quyết.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ quyết toán cơ quan tài chính - Ngân hàng phải kịp thời góp ý kiến để chủ quản đầu tư xét duyệt quyết toán công trình.
Sau khi nhận được thông tri duyệt y quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản công trình hoàn thành của cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư phải căn cứ vào thông tri để ghi sổ sách kế toán và lưu thông tri này vào hồ sơ quyết toán công trình, lưu trữ theo quy định.
Ban quản lý công trình phải bàn giao toàn bộ chứng từ, sổ sách, báo biểu kế toán cũng như toàn bộ hồ sơ quyết toán cho chủ đầu tư giải quyết và lưu trữ.
Đơn vị chủ đầu tư, các đơn vị khác tiếp nhận, sử dụng công trình hay hạng mục công trình liên quan (công trình điện, nước, đường sá...) có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và đưa vào sử dụng có hiệu quả mọi tài sản, vật tư tiền vốn đã được nghiệm thu, bàn giao; đồng thời mở sổ sách kế toán theo dõi (số thẻ tài sản cố định, thẻ kho...) để hạch toán và quản lý các tài sản, vật tư, tiền vốn, đồng thời thực hiện chế độ trích khấu hao đảm bảo hoàn trả vốn và lãi vay theo chế độ quy định.
Bộ Tài chính (đối với công trình trung ương), Sở Tài chính (đối với công trình địa phương) kiểm tra và giải quyết những ý kiến khác nhau trong việc xét duyệt quyết toán vốn đầu tư và xác định tài sản cố định của các công trình thuộc các Bộ, các địa phương.
VI- THỜI HẠN GỬI VÀ XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN
1. Thời hạn gửi báo cáo quyết toán:
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành) phải được lập và gửi trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bàn giao hạng mục công trình.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình hoàn thành phải được lập và gửi trong thời hạn 6 tháng kể từ khi bàn giao toàn bộ công trình vào sử dụng.
Ngày gửi báo cáo quyết toán là ngày ghi trên dấu của cơ quan bưu điện nơi nhận công văn gửi đi.
Trong phạm vi thời hạn kể trên cơ quan chủ quản đầu tư quy định thời hạn quyết toán cụ thể cho từng loại công trình tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình.
2. Thời hạn xét duyệt quyết toán của cơ quan chủ quản đầu tư tối đa là 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư gửi đến.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-4-1991, tất cả những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Hồ Tế (Đã ký) |
Các chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định của công trình thì phân bổ theo tỉ lệ vốn của tài sản cố định đó chiếm trong tổng số vốn đầu tư của công trình:
1. Các chi phí sau đây chỉ tính cho các đối tượng tài sản cố định là hạng mục công trình xây dựng, được phân bổ theo tỉ lệ với vốn xây dựng từng đối tượng tài sản cố định.
- Lệ phí dùng đất xây dựng (thuế đất) chi phí đền bù hoa màu, di chuyển mồ mả, đền bù cho việc phá dỡ các vật kiến trúc và các chi phí về san lấp, thu dọn mặt bằng khác.
- Chi phí thiết kế (gồm cả chi phí đo đạc, khảo sát phục vụ thiết kế).
2. Các chi phí chạy thử máy không tải và có tải (sau khi trừ (-) đi giá trị thu hồi của sản phẩm, không kể chi phí chạy thử từng máy lẻ đã tính vào vốn lắp đặt máy móc thiết bị) chỉ phân bổ cho các đối tượng tài sản cố định là máy móc thiết bị; tỉ lệ với vốn thiết bị hay vốn lắp đặt máy móc thiết bị của từng đối tượng tài sản cố định.
3. Các chi phí sau đây tính cho tất cả các đối tượng tài sản cố định (kể cả công trình chính và công trình phụ được phân bổ tỉ lệ với vốn xây dựng, vốn lắp đặt và vốn thiết bị của từng đối tượng tài sản cố định).
- Chi phí xây dựng các công trình tạm thời loại lớn (nhà kho chứa thiết bị công nghệ, đường tránh, cầu tạm... ) sau khi trừ (-) đi giá trị phế liệu thu hồi. Trong khoản này không bao gồm chi phí cho các công trình tạm thời loại lớn có tính chất sản xuất (nhà xưởng bê tông, xưởng cơ khí... ) vì các tài sản này thuộc vốn đầu tư của đơn vị thi công xây lắp.
- Chi phí Ban quản lý công trình.
- Chi phí tiền thưởng cho các cơ quan nhận thầu, cơ quan thiết kế, chi phí bảo hiểm (nếu có).
- Chi phí lương chuyên gia và phục vụ chuyên gia.
- Chi phí về tuyển mộ lớn và chi phí về di chuyển bệ máy thi công.
- Chi phí về nghiệm thu, bàn giao và khánh thành.
- Chi phí bảo vệ công trường.
- Các khoản thiệt hại do chủ quan đơn vị chủ đầu tư gây ra (tạm ngừng thi công, khối lượng phá đi do đổi thiết kế...).
- Các chi phí hợp lý khác được duyệt y.
- Chi phí chuẩn bị đầu tư.
Vốn đầu tư thành tài sản lưu đọng và phần vốn đầu tư dùng để mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định dùng cho sản xuất, sử dụng sau khi công trình hoàn thành và các khoản chi phí chuyển giao sang sản xuất để phân bổ vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông sau này của đơn vị sử dụng gồm:
- Giá trị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định... chi phí vận chuyển, bảo quản...
- Chi phí về mua súc vật có tính chất sản xuất, chuyên cung cấp một số sản phẩm nhất định như: sữa, lông, trứng... không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
- Chi phí đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân sản xuất cho công trình (kể cả thực tập sinh trong nước và ngoài nước).
- Chi phí cho bộ phận chuẩn bị sản xuất.
Hồ sơ báo cáo quyết toán công trình hoàn thành.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ | Ban hành theo Thông tư số... ngày... của Bộ Tài chính |
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
- Tên công trình...
- Địa điểm xây dựng...
- Tổng công suất...
- Cơ quan nhận thầu xây dựng...
- Cơ quan nhận thầu lắp đặt...
-...
I- TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ ĐƯỢC DUYỆT
- Văn bản duyệt luận chứng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Văn bản duyệt thiết kế, tổng dự toán, mức đầu tư...
S | Văn bản xét duyệt | Cơ quan | Nội dung | Tổng mức | Chia ra | |||
TT | Số | Ngày tháng | xét duyệt | xét duyệt | vốn đầu tư | Xây lắp | Thiết bị | KTCB khác |
Tình hình thay đổi thiết kế, dự toán (thuyết minh)
II- TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
A- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
B- KẾT QUẢ ĐẦU TƯ
1. Nguồn vốn đầu tư
Kế hoạch | Thực hiện | |
- Vốn ngân sách cấp - Vốn tự bổ sung - Vốn vay Ngân hàng - Vốn huy động khác | ||
Tổng cộng |
(Kèm theo bản xác nhận của Ngân hàng)
2. Vốn đầu tư thực hiện (thực hiện chi phí đầu tư)
Tổng dự toán | Thực hiện | Tăng (+) | |
Tổng mức vốn đầu tư toàn bộ Chia ra: Vốn xây lắp Vốn thiết bị KTCB khác |
(Số liệu chi tiết theo báo cáo số 03-QT)
3. Giá trị tài sản cố định mới tăng và tài sản lưu động bàn giao (hoàn thành đầu tư).
III- TÌNH HÌNH BÀN GIAO, QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH
1. Trong quá trình đầu tư, xây dựng bàn giao huy động vào sử dụng
Số | Biên bản bàn giao | Hạng mục | Dự toán | Giá trị | Chia ra | ||
TT | Số | Ngày tháng | CT đã bàn giao | được duyệt | thực tế | Tài sản cố định | Tài sản lưuđộng |
Tổng cộng |
2. Sau mỗi đợt bàn giao báo cáo quyết toán được duyệt
Thông tri xét duyệt | Vốn | Chia ra | |||
Số | Ngày tháng | đầu tư được duyệt | Vốn đầu tư thành TSCĐ | Vốn đầu tư thành TSLĐ | Chi phí được phép không tính vào giá trị công trình |
Tổng cộng |
3. Vốn đầu tư xin quyết toán kỳ này
Số | Chia ra | |||
tiền đồng | Vốn đầu tư thành TSCĐ | Vốn đầu tư thành TSLĐ | Chi phí được phép không tính vào giá trị công trình | |
1. Vốn đầu tư toàn bộ công trình xin quyết toán | ||||
2. Vốn đầu tư đã được xét duyệt quyết toán luỹ kế đến nay (mục 2 phần III) | ||||
3. Vốn đầu tư xin duyệt quyết toán kỳ này (1-2) |
(Số liệu chi tiết theo báo cáo số 03-QT)
IV- KIẾN NGHỊ
Các tài liệu theo báo cáo quyết toán:
- Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư trong các năm
(Biểu số 02-QT)
- Báo cáo thực hiện đầu tư theo hạng mục công trình
(Biểu số 02-QT)
- Số lượng và giá trị tài sản cố định mới tăng
(Biểu số 02-QT)
- Số lượng và giá trị tài sản lưu động bàn giao
(Biểu số 02-QT)
- Tình hình công nợ (Biểu số 06-QT)
- Bảng tổng kết tài sản
- Bản xác nhận của Ngân hàng.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ QUA CÁC NĂM
- TÊN CÔNG TRÌNH - TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ | Ban hành theo Thông tư số... ngày... của Bộ Tài chính |
Kế hoạch | Thực hiện (1000 đồng) | ||||
Thời gian | (1000 đồng) | Tổng | Chia ra | ||
số | Xây lắp | Thiết bị | KTCB khác | ||
- Năm 199.. - Năm 199.. | |||||
Tổng cộng |
Ngày... tháng... năm... | ||
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Thủ trưởng đơn vị |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐẦU TƯ THEO HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ... TÊN CÔNG TRÌNH... TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ... | Ban hành theo Thông tư số... ngày... của |
Tên hạng mục công | Năng lực sản xuất sử dụng | Tổng dự | Tổng mức | Chia ra | Ghi | ||||
trình cuối cùng (theo dự toán) | Đơn vị tính | Kế hoạch | Thực hiện | toán được duyệt | đầu tư thực hiện | Chi phí xây dựng | Giá trị thiết bị | Chi phí KTCB khác | chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Tổng số | |||||||||
A- Công trình thuộc chủ đầu tư quản lý | |||||||||
-... | |||||||||
-... | |||||||||
B- Công trình bàn giao cho đơn vị khác quản lý | |||||||||
-... | |||||||||
-... | |||||||||
C- Chi phí thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình | |||||||||
-... | |||||||||
-... |
Ngày... tháng... năm... | ||
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Thủ trưởng đơn vị |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊTÀI SẢN CỐ ĐỊNH MỚI TĂNG
TÊN CÔNG TRÌNH... TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ... | Ban hành theo Thông tư số... ngày... của Bộ Tài chính |
Tên và ký hiệu tài | Đơn | Số | Giá | Thành tiền | Ngày tháng | Nơi | Nguồn | Ghi | |
sản cố định | vị tính | lượng | đơn vị | Tổng nguyên giá | Trong đó giá mua thiết bị | đưa TSCĐ vào sử dụng | sử dụng | vốn đầu tư | chú |
Tổng số | |||||||||
A- Tài sản cố định thuộc chủ đầu tư quản lý | |||||||||
- Nhà A... | |||||||||
-... | |||||||||
B- Tài sản cố định giao cho đơn vị khác quản lý sử dụng | |||||||||
-.. |
Ngày... tháng... năm... | ||
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Thủ trưởng đơn vị |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: Mẫu 04-QT phản ánh số lượng và giá trị từng đối tượng tài sản cố định mới tăng do công trình hoàn thành phân theo nguồn vốn đầu tư thuộc chủ đầu tư quản lý, thuộc công trình bàn giao cho đơn vị khác để kết chuyển vốn cho đơn vị sử dụng; làm căn cứ cho người nhận tài sản quản lý ghi sổ, mở thẻ.
SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG BÀN GIAO
TÊN CÔNG TRÌNH... TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ... | Ban hành theo Thông tư số... ngày... của Bộ Tài chính |
Tên nhãn hiệu và quy cách vật liệu | Đơn vị tính | Số lượng | Giá đơn vị | Thành tiền | Ghi chú |
Tổng số: | |||||
A- Nguyên vật liệu | |||||
-... | |||||
-... | |||||
B- Phụ tùng | |||||
C- Công cụ lao động thuộc tài sản lưu động | |||||
D- Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật | |||||
E- Chi phí chuẩn bị sản xuất v.v... |
Ngày... tháng... năm... | ||
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Thủ trưởng đơn vị |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
TÊN CÔNG TRÌNH... TÊN ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ... | Ban hành theo Thông tư số... ngày... của Bộ Tài chính |
Tên chủ nợ hoặc khách nợ | Nội dung khoản nợ | Thành tiền | Ghi chú |
1. Tổng số nợ phải thu | |||
- Đơn vị... | |||
-... | |||
2. Tổng số nợ phải trả | |||
- Đơn vị... |
Ngày... tháng... năm... | ||
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Thủ trưởng đơn vị |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ban hành theo Thông tư số... ngày... của Bộ Tài chính
Vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành.
- Tên công trình...
- Địa điểm xây dựng...
- Đơn vị chủ đầu tư...
- Tên đơn vị chủ quản đầu tư...
- Tên đơn vị nhận thầu xây dựng, lắp đặt...
- Tên hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo...
- Tổng công suất...
I- TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ
Đơn vị tính | Dự toán | Kế hoạch | Thực hiện | Ghi chú | |
1. Năng lực sản xuất, sử dụng | |||||
2. Ngày tháng khởi công | |||||
3. Ngày tháng hoàn thành đưa sử dụng | |||||
4. Nguồn vốn đầu tư - Ngân sách - Vay -... | |||||
5. Tổng mức đầu tư thuộc hạng mục hoàn thành - Chi phí xây lắp - Giá trị thiết bị - Chi phí KTCB khác - Thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào công trình |
II- SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐƯA VÀO SẢN XUẤT, SỬ DỤNG
Tên, ký hiệu, quy cách tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ngày đưa | Nơi sử dụng TSCĐ | Nguồn vốn đầu tư |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1. Tổng số tài sản cố định | |||||||
a) Nhà cửa... -... -... | |||||||
b) Vật kiến trúc -... -... | |||||||
2. Tổng số tài sản lưu động | |||||||
a) Nguyên vật liệu -... -... | |||||||
b) Phụ tùng thay thế... | |||||||
c) Công cụ lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ | |||||||
d) Chi phí đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật |
III- PHẦN THUYẾT MINH
Trình bày nét lớn về tình hình và kết quả đầu tư, khó khăn thuận lợi, ưu, khuyết trong công tác quản lý.
IV- KIẾN NGHỊ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Ngày... tháng... năm... | ||
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Thủ trưởng đơn vị |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN Số:.... | Ban hành theo Thông tư số... ngày... của Bộ Tài chính |
THÔNG TRI XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH
- Tên công trình:...
- Địa điểm xây dựng:...
BỘ TRƯỞNG (CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HOẶC GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH)
- Những căn cứ để xét duyệt
- Duyệt y quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.
I- KẾT QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
1. Nguồn vốn đầu tư - Vốn ngân sách cấp - Vốn vay Ngân hàng - Vốn tự có - V.v... | kế hoạch ... ... ... | thực hiện ... ... ... |
2. Vốn đầu tư hoàn thành | Công trình thuộc chủ đầu tư quản lý | Công trình giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng |
- Tổng vốn đầu tư | ... | ... |
- Vốn đầu tư thành TSCĐ | ||
- Vốn đầu tư thành TSLĐ | ||
- Vốn đầu tư được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình | ||
- Nhà cửa | ... | ... |
- Vật kiến trúc | ... | ... |
- V.v.. | ... | ... |
II- VỐN KẾT DƯ | ||
- Tài sản Có | - Tài sản Nợ | |
+... | +... | |
+... | +... |
III- TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
1. Chủ đầu tư được phép ghi giảm vốn đầu tư của công trình là... ghi tăng vốn sản xuất kinh doanh...
Vốn cố định... | Vốn lưu động... | |
Tổng số: | .......... | .......... |
Trong đó: | ||
- Vốn ngân sách | ||
- Vốn vay | ||
- Vốn tự có | ||
- V.v... |
2. Đơn vị sử dụng các công trình liên quan ghi tăng vốn sản xuất kinh doanh:
- Đơn vị
- V.v...
3. Các nghiệp vụ thanh toán khác...
IV- HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN
- Chủ đầu tư ghi sổ...
- Đơn vị...
Bộ trưởng (Giám đốc Sở Tài chính)
(Ký, đóng dấu, ghi họ tên)
Nơi nhận:
- Chủ đầu tư
- Người sử dụng
- Bộ Tài chính
- Sở Tài chính
- Ngân hàng đầu tư và phát triển.
Thông tư 28-BTC/TT năm 1991 quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Bộ tài chính ban hành
- Số hiệu: 28-BTC/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/04/1991
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Hồ Tế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra