Mục 1 Chương 3 Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Mục 1. XỬ LÝ SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG CẤP ĐIỆN ÁP 500 KV
Điều 15. Giới hạn truyền tải trên đường dây 500 kV
1. Mức giới hạn truyền tải đường dây 500 kV là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau:
a) Dòng điện định mức của đường dây 500 kV được xác định theo dòng điện định mức nhỏ nhất của dây dẫn hoặc thiết bị điện nối tiếp trên đường dây có tính đến yếu tố ảnh hưởng của điều kiện môi trường vận hành của thiết bị;
b) Giới hạn theo điều kiện ổn định hệ thống điện;
c) Giới hạn theo tiêu chuẩn điện áp tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải báo cáo ngay Cấp điều độ có quyền điều khiển khi các thông số vận hành trên đường dây vượt mức giới hạn cho phép.
3. Khi truyền tải trên đường dây vượt mức giới hạn truyền tải cho phép, Điều độ viên phải xử lý sự cố theo chế độ cực kỳ khẩn cấp quy định tại
1. Khi máy cắt đường dây 500 kV nhảy sự cố, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nơi có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
a) Thời điểm sự cố, tên đường dây và máy cắt nhảy, tín hiệu rơ le bảo vệ tác động;
b) Đường dây hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố), thời tiết tại địa phương;
c) Các thông tin khác có liên quan.
2. Ngay sau khi xử lý sự cố xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp độ điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại Điểm a
Điều 17. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây 500 kV
1. Trường hợp rơ le bảo vệ tự động đóng lại thành công, phải thực hiện các công việc sau:
a) Thu thập thông tin từ nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển ở hai đầu đường dây bị sự cố;
b) Yêu cầu Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động;
c) Giao đoạn đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố (nếu có);
d) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
2. Trường hợp đường dây bị cắt sự cố, phải xử lý sự cố theo trình tự sau:
a) Xử lý ngăn ngừa sự cố mở rộng:
- Xử lý quá tải đường dây, thiết bị điện nếu bị quá tải do sự cố đường dây 500 kV gây ra;
- Điều khiển điện áp trên lưới điện 500 kV nếu nằm ngoài giới hạn cho phép;
- Thực hiện các biện pháp điều khiển tần số nếu tần số nằm ngoài giá trị cho phép;
b) Ghi nhận báo cáo sự cố đường dây từ Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển;
c) Phân tích nhanh sự cố dựa trên các thông tin ghi nhận được từ trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển về rơle bảo vệ và tự động để quyết định đóng lại hay cô lập đường dây theo quy định tại
d) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
3. Trường hợp đường dây sự cố nhiều lần và đóng lại thành công, phải xử lý sự cố theo trình tự sau:
a) Trong thời gian 08 giờ, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố qua 02 (hai) lần đóng lại tốt, lần tự động đóng lại sau có điểm sự cố gần với lần sự cố trước, thì ra lệnh khoá mạch rơ le bảo vệ tự đóng lại;
b) Sau 08 giờ kể từ thời điểm đóng lại thành công lần thứ 2, nếu không xuất hiện lại sự cố thì ra lệnh đưa rơ le bảo vệ tự đóng lại vào làm việc;
c) Trong thời gian 08 giờ kể từ thời điểm đóng lại thành công lần thứ 2, nếu xuất hiện sự cố, ra lệnh cô lập đường dây và bàn giao cho Đơn vị quản lý vận hành để kiểm tra, sửa chữa;
d) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Điều 18. Quy định đóng lại đường dây 500 kV sau sự cố
1. Khi sự cố 01 (một) pha đường dây, cho phép đóng lại đường dây 01 (một) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công.
2. Trường hợp rơle bảo vệ tự động đóng lại không làm việc
a) Không được phép đóng lại đường dây khi đường dây đang có công tác sửa chữa nóng;
b) Được phép đóng lại đường dây 01 (một) lần ngay sau khi kiểm tra sơ bộ các thiết bị và các bảo vệ tác động xác định điểm sự cố một pha nằm trên đường dây được bảo vệ và không có thông tin báo thêm về việc phát hiện có sự cố hư hỏng trên đường dây từ Đơn vị quản lý vận hành.
3. Trường hợp rơ le tự động đóng lại 01 (một) pha không thành công, cho phép đóng lại đường dây 01 (một) lần sau khi đã xác định được các thông tin sau:
a) Tự động đóng lại 01 (một) pha không thành công là do kênh truyền, mạch nhị thứ hoặc rơ le bảo vệ làm việc không tin cậy dẫn đến thực tế đường dây chưa được đóng lại;
b) Tự động đóng lại 01 (một) pha đã đóng tốt ở một đầu nhưng lại bị cắt do liên động từ đầu kia.
4. Không được phép đóng lại đoạn đường dây nếu xác định có ngắn mạch 02 (hai) pha trở lên khi cả hai mạch bảo vệ tác động, có chỉ thị rõ ràng của các thiết bị xác định vị trí sự cố trên cùng các pha giống nhau và khoảng cách gần nhau, chức năng của tự động đóng lại 01 (một) pha đã khoá tất cả các máy cắt liên quan. Trong trường hợp này, Điều độ viên phải tách đoạn đường dây ra làm biện pháp an toàn, giao cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sửa chữa và lưu ý điểm có nghi ngờ sự cố.
5. Được phép đóng lại đường dây lần thứ 2 trong trường hợp mất liên kết đường dây 500 kV có ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện ổn định, liên tục, khi xác định tự đóng lại 01 (một) pha không thành công hoặc đã đóng lại lần thứ nhất bằng lệnh điều độ. Trước khi đóng lại đường dây, Điều độ viên phải xem xét kỹ mọi điều kiện về thiết bị và thời tiết các trạm biến áp 500 kV, lựa chọn đầu phóng điện lại để đảm bảo vận hành an toàn cho các hệ thống điện miền.
6. Không được phép đóng lại đường dây khi có bão đi qua với gió giật từ cấp 10 trở lên, lũ lụt gây sạt lở đất đá đe dọa mất an toàn đường dây, hỏa hoạn ở những vùng đường dây đi qua hoặc các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành.
7. Được phép đóng lại đường dây trong trường hợp đường dây này bị cắt do liên động từ nơi khác sau khi đã xác định và loại trừ được nguyên nhân gây sự cố.
8. Sau khi Đơn vị quản lý vận hành sửa chữa xong các phần tử bị sự cố trên đường dây 500 kV, xác nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành và trả lại cho Cấp điều độ có quyền điều khiển để khôi phục, Điều độ viên phải căn cứ vào chế độ vận hành thực tế để chỉ huy thao tác đưa thiết bị, đường dây vào vận hành.
Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 28/2014/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/09/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Quốc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 919 đến số 920
- Ngày hiệu lực: 05/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc lập sơ đồ kết dây cơ bản trong hệ thống điện
- Điều 5. Kết dây tại trạm điện
- Điều 6. Kết lưới mạch vòng hoặc mở vòng
- Điều 7. Yêu cầu về rơ le bảo vệ khi đưa thiết bị vào vận hành
- Điều 8. Trang bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 9. Theo dõi vận hành và khắc phục khiếm khuyết của các trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 10. Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 12. Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 13. Nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố
- Điều 14. Quan hệ công tác trong xử lý sự cố
- Điều 15. Giới hạn truyền tải trên đường dây 500 kV
- Điều 16. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 17. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 18. Quy định đóng lại đường dây 500 kV sau sự cố
- Điều 19. Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 20. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 21. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 22. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV sau sự cố
- Điều 23. Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 24. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 25. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 26. Xử lý quá tải, chạm đất đường cáp điện lực
- Điều 27. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 28. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 29. Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố
- Điều 30. Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện
- Điều 31. Xử lý khi máy phát điện bị nhảy sự cố
- Điều 32. Khôi phục máy phát điện sau sự cố
- Điều 33. Xử lý quá tải máy biến áp
- Điều 34. Xử lý quá áp máy biến áp
- Điều 35. Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường
- Điều 36. Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
- Điều 37. Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
- Điều 38. Khôi phục máy biến áp sau sự cố
- Điều 39. Xử lý quá tải thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 40. Xử lý quá áp thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 41. Xử lý sự cố thiết bị bù
- Điều 42. Xử lý sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp
- Điều 43. Xử lý của Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện khi sự cố thanh cái
- Điều 44. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái
- Điều 45. Xử lý của Nhân viên vận hành tại trạm điện
- Điều 46. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện
- Điều 47. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
- Điều 48. Chế độ cảnh báo
- Điều 49. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ cảnh báo
- Điều 50. Chế độ khẩn cấp
- Điều 51. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ khẩn cấp