Điều 7 Thông tư 28/2011/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Việc tổ chức thực hiện chương trình quan trắc gồm các công việc sau:
1. Công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:
a) Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu;
b) Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết;
c) Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường;
d) Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu;
đ) Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định;
e) Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu;
g) Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động;
h) Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;
i) Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho các cán bộ công tác dài ngày;
k) Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác.
2. Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường
a) Tại vị trí lấy mẫu, tiến hành đo các thông số khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, tốc độ gió và hướng gió) tại hiện trường;
b) Căn cứ vào vào mục tiêu chất lượng số liệu, phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường
STT | Thông số | Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp |
1 | SO2 | • TCVN 7726:2007 (ISO10498:2004); • TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990); • TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980). |
2 | CO | • TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) |
3 | NO2 | • TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998) |
4 | O3 | • TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993); • TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) |
5 | Chì bụi | • TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) |
6 | Bụi | • TCVN 5067:1995 |
7 | Các thông số khí tượng | • Theo các quy định quan trắc khí tượng của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. • Theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc khí tượng của các hãng sản xuất. |
b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia về đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường tại Bảng 1 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đã quy định tại Bảng 1 hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn;
c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
3. Bảo quản và vận chuyển mẫu
b) Đối với các mẫu lấy theo phương pháp hấp thụ, dung dịch đã hấp thụ được chuyển vào lọ thuỷ tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận vào thùng bảo quản lạnh;
c) Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thay thế thể tích, dụng cụ đựng mẫu phải được sắp xếp gọn gàng, không chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm tránh bị vỡ và hạn chế rò rỉ;
d) Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp kín và bảo quản ở điều kiện thường;
4. Phân tích trong phòng thí nghiệm
a) Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định trong Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm
STT | Thông số | Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp |
1 | SO2 | • TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990); • TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980) |
2 | CO | • TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989); • TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) |
3 | NO2 | • TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998); • TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) |
4 | Chì bụi | • TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) |
5 | Bụi | • TCVN 5067:1995 |
b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số quy định tại Bảng 2 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Bảng 2 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn;
c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
a) Xử lý số liệu
- Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân tích môi trường. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật ký lấy mẫu tại hiện trường, biên bản giao nhận mẫu, biên bản kết quả đo, phân tích tại hiện trường, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm,…) số liệu của mẫu QC (mẫu trắng, mẫu lặp, mẫu chuẩn,…);
- Xử lý thống kê: Căn cứ theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau nhưng phải có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn...);
- Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc, phân tích đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
b) Báo cáo kết quả
Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Thông tư 28/2011/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 28/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/08/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Cách Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 461 đến số 462
- Ngày hiệu lực: 15/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra