Hệ thống pháp luật

UỶ BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 279-UB-ĐM

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 1964

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỂM VỀ VIỆC ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU TRONG CÔNG TÁC KIẾN THIẾT CƠ BẢN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG SỐ 277 BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 278-UB-CQL NGÀY 10 - 02 - 1962.

Kính gửi:

- Uỷ ban kế hoạch nhà nước,
- Các bộ,
- Các tổng cục,
- Các ủy ban hành chính, uỷ ban kế hoạch và ban kiến thiết cơ bản khu, thành, tỉnh,
- Ngân hàng kiến thiết trung ương,

Định mức sử dụng vật liệu trong công tác kiến thiết cơ bản công nghiệp và dân dụng số 277 có một số điểm quy định chưa thật rõ, nên trong quá trình áp dụng nhiều nơi có những phương pháp áp dụng khác nhau.

Để thống nhất phương pháp áp dụng định mức 277, Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước giải thích và quy định một số vấn đề cụ thể sau đây:

1. Vấn đề ván khuôn, đà giáo đúc bê tông tại chỗ.

Định mức 277 quy định 1m3 bê tông được dùng 12m2 ván khuôn dày 3cm và 18 cây tre làm dàn giáo và chống. Ván khuôn luân chuyển bảy lần, từ lần thứ hai trở đi, mỗi lần được bù hao hụt 15% so với lần đầu, tre luân chuyển ba lần, từ lần thứ hai trở đi, mỗi lần được bù hao hụt 10% so với lần đầu.

a) Khối lượng ván khuôn kể cả hao hụt để đưa vào đơn giá:

Cách tính toán khối lượng ván khuôn trước đây với quan niệm là số gỗ được bù hao hụt cho các lần sau, cùng tiêu hao hết trong một lúc. Như vậy là không đúng. Trên thực tế thì mỗi lần được bù hao hụt 15% so với lần đầu cũng phải luân chuyển bảy lần đúng quy định chung. Sau khi tính toán nay quy định khối lượng ván khuôn được dùng cho 1m3 bê tông đã tính luân chuyển là 0m30746. Sau đây là cách tính toán cụ thể:

Số gỗ tiêu chuẩn dùng cho bảy lần chưa kể hao hụt là 12m2. Mỗi lần được tính thêm một số gỗ để bù hao hụt là:

12 x 15

= 1,80m2

100

Tính bình quân số ván để bù hao hụt cho sáu lần (kể từ lần thứ hai đến lần thứ bảy là:

Khối lượng gỗ được cấp thêm để bù hao hụt (m2)

Số lần phải luân chuyển theo định mức (lần)

Thực tế số lần chỉ mới luân chuyển (lần)

Lần thứ hai: 1,80

Lần thứ ba: 1,80

Lần thứ tư: 1,80

Lần thứ năm: 1,80

Lần thứ sáu: 1,80

Lần thứ bảy: 1,80

7

7

7

7

7

7

6

5

4

3

2

1

10,80m2

42 lần

21 lần

Số gỗ bình quân để bù hao hụt cho sáu lần là:

10,80 x 21

= 5,40m2

42

Tổng số ván khuôn được dùng cho 1m3 bê tông theo tiêu chuẩn kể cả hao hụt trong bảy lần là: 12 + 5,4 = 17,40m2.

Bình quân số ván khuôn được dùng cho 1m3 bê tông:

17,40

= 2,4857m2

7

Quy ra m3 là: 2,4857 x 0,03 = 0,0746m2.

b) Số lượng cây tre kể cả được bù hao hụt cho 1m3 bê tông đã sử dụng luân chuyển quy định là:

18 + (2 x 0,10 x 18)

= 7,2 cây

3

c) Chỉ tiêu 18 cây tre để chống và làm dàn giáo, định mức 277 mới nêu chung như vậy. Nay tạm thời quy định 12 cây để chống và 6 cây để tạm làm dàn giáo cho trường hợp được dùng gỗ thay tre chống (sẽ quy định cụ thể ở điểm 6 trong thông tư này).

d) Chỉ tiêu đinh đóng ván khuôn cho đúc bê tông tại chỗ thì không phải tính luân chuyển nhưng chỉ tiêu định đóng ván khuôn cho đúc sẵn thì phải luân chuyển theo số lần luân chuyển, của ván khuôn đúc sẵn (chỉ tiêuđịnh đã bao gồm cả hao hụt).

2. Cách tính hao hụt vật liệu:

Các tỷ lệ hao hụt được quy định trong định mức 277 cho từng khâu như vận chuyển, bảo quản, thi công thì trong đó cũng đã tính cả phần hao hụt của khối lượng được bù hao hụt rồi. Do đó cách tính toán là lấy khối lượng yêu cầu của công trình để tính ra khối lượng mà kho phải giao cho khâu thi công, sau đó lấy khối lượng này để tính ra khối lượng khi giao cho kho, và từ đó tính ra khối lượng phải mua.

Lấy vật liệu là cát vàng làm thí dụ:

Khối lượng vật liệu cần cho công trình là 100m3, hao hụt trong khâu vận chuyển là 3%, trong khâu bảo quản là 5% và trong khâu thi công là 2%.

Như vậy khối lượng cát mà kho phải giao cho thi công là: 100 x 1,02 = 102m3.

Khối lượng cát khi giao cho kho là: 102 x 1,05 = 107m3,1.

Khối lượng cát phải mua là: 107,1 x 1,03 = 110,313m3.

3. Vấn đề trung chuyển trong quá trình vận chuyển:

Khi nghiên cứu tỷ lệ hao hụt trong khâu vận chuyển cho các loại vật liệu đã tính trung bình cho các trường hợp phải bốc dỡ nhiều lần hoặc ít lần rồi, do dó khi qua sông, lên xuống tàu, thay đổi phương tiện vận chuyển, đường xa, đường gần, v.v… không được tính hao hụt nữa.

Trường hợp đặc biệt, ở dọc đường phải tổ chức xây dựng kho tàng, có người bảo quản và xuất nhập thì được tính thêm một tỷ lệ hao hụt bằng tỷ lệ trong khâu bảo quản ghi trong định mức 277 cho mỗi lần trung chuyển.

4. Định mức giáo trát:

- Trường hợp được dùng giáo trát ngoài: nếu tường hồi cao trên 4m mà điều kiện kỹ thuật thi công không thể dùng những loại công cụ cải tiến như giáo ngoàm, quang treo, v.v… để trát được thì được tính giáo từ mặt đất thiên nhiên lên đến nóc (trừ trường hợp tường đã có giáo tre bắc để xây).

- Định mức 277 chưa có định mức giáo trát, nay quy định mức sử dụng là một cây tre Ø8, dài 6m và 0,150kg mây buộc cho 1m2 tường (kể cả diện tích cửa). Tre phải luân chuyển mười lần (đã tính hao hụt cho các lần luân chuyển). Mây buộc không phải luân chuyển.

Chỉ tiêu này áp dụng cả cho quét vôi 1m2 mái nhà công nghiệp cao trên 6m (trừ trường hợp nhà có kèo sắt, kèo bê tông).

5. Định mức giáo xây:

Tiêu chuẩn vật liệu làm đà giáo cho các loại tường đã ghi trong định mức 277 không thay đổi. Riêng đối với xây tường 45cm thì được bắc đà giáo hai mặt và mức sử dụng vật liệu cho 1m3 xây là:

- Tre bắc giáo (bình quân Ø8): 6 cây, mỗi cây dài 6m.

- Ván lót: 0m3082.

- Thừng 8 ly: 12 cái, mỗi cái dài 2m.

Số lần luân chuyển của tre và ván lót vẫn theo định mức 277.

6. Vấn đề đổ cát nền nhà:

Định mức 277 quy định 1m3 nền được dùng 1,350m3 cát. Chỉ tiêu này được tính thêm khối lượng do hao hụt ở các khâu vận chuyển ngoài công trường, bảo quản ở kho và thi công theo tỷ lệ quy định trong định mức 277.

7. Vấn đề dùng gỗ thay tre:

Để chấp hành chế độ tiết kiệm gỗ của Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước tạm thời quy định việc dùng gỗ thay tre như sau:

- Chiều cao chống trên 5m thì được dùng gỗ để chống.

- Chiều cao chống 5m trở xuống nhưng có yêu cầu kỹ thuật mà không thể dùng tre để chống được thì được dùng gỗ nhưng phải thuyết minh rõ lý do, có tính toán khối lượng, loại gỗ cần dùng và phải được Bộ, cơ quan ngang Bộ duyệt nếu là công trường thuộc các ngành trung ương quản lý, được Uỷ ban Kiến thiết hay Uỷ ban Kế hoạch địa phương duyệt nếu là công trường do địa phương quản lý.

- Trường hợp nếu dùng tre ở nơi hiếm tre và giá lại quá đắt thì cũng phải có điều kiện như trên cho phép thì sẽ được dùng gỗ.

- Trường hợp không có tre mà chỉ có gỗ được cơ quan lâm nghiệp xác nhận thì sẽ được dùng gỗ.

- Những trường hợp được dùng gỗ thay tre để chống thì cứ hai cây tre Ø10 trở lên thì được thay thế bằng một cây gỗ 10 x 10cm dài bình quân là 7m, nhưng gỗ phải luân chuyển mười lần, từ lần thứ hai trở đi, mỗi lần được bù hao hụt 10% so với lần đầu. Cách tính toán cụ thể thì tính theo cách tính ván khuôn đã nêu ở điểm 1 của thông tư này.

Đơn giá của các địa phương và công trường phải tiến hành điều chỉnh lại cho phù hợp với những quy định trên đây và áp dụng từ ngày 01-07-1964. Riêng đối với các công trường chưa có dự toán chính thức của năm 1964 thì bắt đầu thi hành từ đầu năm 1964.

Trong quá trình áp dụng, nếu thấy có khó khăn, mắc mứu thì phản ảnh Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước giải quyết.

K.T. CHỦ NHIỆM
UỶ BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
PHÓ CHỦ NHIỆM




Trần Đại Nghĩa

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 279-UB-ĐM-1964 giải thích việc áp dụng định mức sử dụng vật liệu trong công tác kiến thiết cơ bản công nghiệp và dân dụng số 277 ban hành kèm theo Thông tư 278-UB-CQL năm 1962 do Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 279-UB-ĐM
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 23/04/1964
  • Nơi ban hành: Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước
  • Người ký: Trần Đại Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 11
  • Ngày hiệu lực: 08/05/1964
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản