Hệ thống pháp luật

Chương 2 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHAI THÁC THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG, ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

Điều 8. Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên

1. Hồ sơ khai thác:

a) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt;

b) Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác đối với chủ rừng là tổ chức hoặc đến cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với chủ rừng là cá nhân để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.

Điều 9. Khai thác tận thu gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên

1. Hồ sơ khai thác: Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ theo Mẫu số 08 kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác đối với chủ rừng là tổ chức hoặc đến cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với chủ rừng là cá nhân để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.

Điều 10. Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên

1. Hồ sơ khai thác: Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, giám sát, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

Điều 11. Khai thác động vật rừng thông thường, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thông thường từ tự nhiên

1. Hồ sơ khai thác: Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 09 kèm theo Thông tư này.

2. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

3. Trình tự thực hiện:

a) Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác tổ chức thẩm định hồ sơ.

Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi khai thác. Trường hợp cần thiết, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác mời thêm các tổ chức, cá nhân khác. Thủ trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác là Chủ tịch Hội đồng;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác và lập biên bản thẩm định phương án khai thác theo Mẫu số 10 kèm theo Thông tư này;

d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác phê duyệt phương án khai thác khi có tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý, gửi kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không phê duyệt và nêu rõ lý do.

4. Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.

Điều 12. Khai thác chính gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

1. Hồ sơ khai thác: Phương án khai thác theo Mẫu số 08 kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

Điều 13. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

1. Hồ sơ khai thác:

a) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt;

b) Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác (trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng) nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

Điều 14. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

1. Hồ sơ khai thác: Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng và cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

Điều 15. Khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân

1. Đối tượng khai thác: Gỗ rừng trồng, gỗ vườn và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả gỗ được trồng theo các chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước; thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng.

2. Trình tự thực hiện: Chủ rừng tự quyết định việc khai thác. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 27/2018/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 16/11/2018
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hà Công Tuấn
  • Ngày công báo: 17/01/2019
  • Số công báo: Từ số 61 đến số 62
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH