Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2024/TT-BCA | Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2024 |
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông,
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Thông tư này quy định về chỉ tiêu thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi chung là tai nạn giao thông).
Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
1. Người chết trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là toàn bộ số người bị chết do tai nạn giao thông gây ra.
2. Người mất tích trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là người gặp nạn trong vụ tai nạn giao thông mà tại thời điểm thống kê chưa tìm thấy tung tích và không có tin tức xác thực về người đó còn sống hay đã chết.
3. Người bị thương trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là những người bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của vụ tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.
4. Tài sản bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là những thiệt hại về phương tiện, hàng hóa được chở trên phương tiện, hạ tầng, công trình giao thông và những thiệt hại khác ngoài tính mạng, sức khỏe của con người được quy đổi thành tiền mà nguyên nhân trực tiếp do vụ tai nạn giao thông gây ra.
Điều 4. Nguyên tắc thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời, theo tiến độ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và yêu cầu nghiệp vụ khác.
2. Thống nhất về chỉ tiêu thống kê, biểu mẫu thống kê; có phân tích, so sánh.
3. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các thông tin thống kê; phải thống kê đầy đủ các trường thông tin bắt buộc theo biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
4. Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Một vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.
5. Thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông gồm người chết và người bị thương do tai nạn giao thông gây ra dẫn đến chết trong thời gian 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông; trường hợp người bị thương do tai nạn giao thông gây ra dẫn đến chết ngoài thời gian 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông mà có kết luận của tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thì thống kê bổ sung.
6. Thống kê số người bị thương trong vụ tai nạn giao thông gồm những người bị thương phải điều trị, có hồ sơ bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
7. Trường hợp số liệu tai nạn giao thông trước đó đã báo cáo có sai sót hoặc phát sinh số vụ, số người chết, số người bị thương ngoài kỳ báo cáo thì thống kê bổ sung và giải trình rõ lý do điều chỉnh, bổ sung. Công an cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông).
8. Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 5. Phân loại tai nạn giao thông
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
1. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
2. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 01 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 61%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11% đến dưới 61%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
5. Vụ va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
7. Việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản.
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, TỔNG HỢP TAI NẠN GIAO THÔNG CẤP QUỐC GIA
Điều 6. Nhóm chỉ tiêu thống kê chung về tai nạn giao thông
1. Số vụ, số người chết, số người bị thương.
2. Hệ số an toàn giao thông đường bộ
a) Hệ số an toàn giao thông đường bộ so với 100.000 dân số (người);
b) Hệ số an toàn giao thông đường bộ so với 10.000 phương tiện (ô tô và mô tô);
c) Hệ số an toàn giao thông đường bộ so với 1 ki lô mét (km) đường.
Điều 7. Biểu mẫu chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia
Mẫu thống kê chỉ tiêu quốc gia lập theo Biểu số 002.H/BCB-CA ban hành kèm theo Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, TỔNG HỢP TAI NẠN GIAO THÔNG THEO NGHIỆP VỤ CÔNG AN NHÂN DÂN
Mục 1. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, TỔNG HỢP TAI NẠN GIAO THÔNG CHUNG
Điều 8. Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông
Hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông chung cả ba lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) và theo từng lĩnh vực gồm các chỉ tiêu thống kê sau:
1. Số vụ, số người chết, số người bị thương theo giới tính (nam, nữ). Chỉ tiêu này thống kê như nhóm chỉ tiêu chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
2. Số người mất tích theo giới tính (nam, nữ);
3. Hậu quả thiệt hại về tài sản;
4. Phân loại tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
5. Tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài gồm: số vụ; số người chết, mất tích, bị thương theo giới tính (nam, nữ); số người nước ngoài có liên quan; số người có thân phận ngoại giao; số vụ do người nước ngoài gây ra.
Điều 9. Nhóm chỉ tiêu thống kê về thời gian, địa giới hành chính, thời tiết, khí hậu, thủy văn
1. Thời gian xảy ra vụ tai nạn giao thông: giờ, phút; thứ; ngày, tháng, năm.
2. Địa giới hành chính: thôn, tổ dân phố (hoặc đơn vị hành chính cấp tương đương dưới cấp xã một cấp); xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Thời tiết, khí hậu, thủy văn: nắng, mưa, sương mù, bão, lũ, lụt, sạt lở, giông tố, thủy triều, đường có băng, tuyết hoặc các hình thức thời tiết, khí hậu, thủy văn khác.
Điều 10. Nhóm chỉ tiêu thống kê về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết
a) Đơn vị thụ lý: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an cấp huyện;
b) Tổng số vụ tai nạn giao thông tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền;
c) Tổng số vụ xác minh, giải quyết ban đầu;
d) Số vụ xử lý hành chính: số vụ; số trường hợp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền phạt, số trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện (thời hạn tước); số phương tiện đang bị tạm giữ; cơ quan, tổ chức bị xử lý hành chính;
đ) Số vụ phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, chuyển Cơ quan điều tra của Công an nhân dân (lý do);
e) Số vụ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, chuyển Cơ quan điều tra của Công an nhân dân (lý do);
g) Số vụ phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, chuyển Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân (lý do);
h) Số vụ xử lý hành chính do Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân chuyển Cảnh sát giao thông (số vụ, số trường hợp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền phạt, số trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện (thời hạn tước), số phương tiện đang bị tạm giữ; cơ quan, tổ chức bị xử lý hành chính);
i) Số vụ không xử lý hành chính, lưu hồ sơ (lý do).
2. Vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra của Công an nhân dân thụ lý, giải quyết theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
a) Đơn vị thụ lý: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
b) Tổng số tin báo về tai nạn giao thông tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền;
c) Tổng số vụ kiểm tra, xác minh theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
d) Số vụ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự: tổng số vụ; số vụ chuyển Cảnh sát giao thông để xử lý hành chính (lý do); số vụ không xử lý hành chính, lưu hồ sơ (lý do);
đ) Số vụ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (lý do);
e) Số vụ chuyển Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;
g) Số vụ ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (lý do);
h) Số vụ ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (lý do);
i) Số vụ đang kiểm tra, xác minh theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
3. Vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra của Công an nhân dân thụ lý, giải quyết khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can
a) Đơn vị thụ lý: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
b) Tổng số vụ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (gồm cả số vụ do cơ quan Cảnh sát giao thông khởi tố, số vụ do Cơ quan điều tra của Công an nhân dân khởi tố theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và số vụ khởi tố không qua tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố), số bị can bị khởi tố; khởi tố theo điều nào của Bộ luật Hình sự;
c) Số vụ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra (lý do), số bị can;
d) Số vụ ra quyết định đình chỉ điều tra (lý do), số bị can;
đ) Số vụ chuyển Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, số bị can;
e) Số vụ ra quyết định phục hồi điều tra (lý do), số bị can;
g) Số vụ ra bản kết luận điều tra, chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố, số bị can;
h) Số vụ đang điều tra;
i) Số vụ cung cấp Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục 2. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 11. Nhóm chỉ tiêu thống kê về hạ tầng giao thông đường bộ
1. Vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông: xác định km (nếu đường có km); số nhà (nếu không có km và xác định được số nhà); trụ điện, cột biển báo... tên tuyến đường bộ; tọa độ (kinh độ, vĩ độ, nếu không có km và số nhà hoặc khi có đủ điều kiện về thiết bị xác định tọa độ thì kết hợp cả tọa độ và km, số nhà).
2. Mạng lưới đường bộ: đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng.
3. Đường đi qua: khu đông dân cư, ngoài khu đông dân cư, khu vực nông thôn, khu vực miền núi, khu vực kinh tế trọng điểm và khu vực khác.
4. Hạ tầng đường bộ
a) Loại đường: đường một chiều, đường hai chiều, đường đôi có dải phân cách ở giữa; tốc độ tối đa cho phép, tốc độ tối thiểu cho phép của đường (nếu có);
b) Báo hiệu đường bộ: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn; đèn chiếu sáng công cộng;
c) Dạng đường: thẳng, cong cua, đèo dốc, hầm, cầu, phà, khác;
d) Loại mặt đường: bê tông xi măng, bê tông nhựa, đất, đá, khác;
đ) Làn đường: đường không phân chia làn đường, đường có một làn đường theo chiều xe chạy và đường có nhiều làn đường theo chiều xe chạy;
e) Độ rộng đường: phần đường, phần đường theo chiều xe chạy, làn đường tính theo đơn vị mét (m);
g) Tình trạng mặt đường: phẳng, gồ ghề, khô, ướt, trơn trượt, sình lầy, ngập nước, đang sửa chữa, khác;
h) Nút giao thông: ngã 3, ngã 4, ngã 5, từ ngã 6 trở lên, nút giao vòng xuyến, điểm mở của dải phân cách, nút giao khác mức liên thông;
i) Tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Điều 12. Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường bộ
Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường bộ bao gồm cả phương tiện gây ra và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông.
1. Loại phương tiện
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự;
b) Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm: xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự;
c) Xe máy chuyên dùng gồm: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
2. Điều kiện của phương tiện trước khi xảy ra tai nạn giao thông
a) Đăng ký xe: có hay không, số chứng nhận đăng ký xe, biển số, màu biển số, nhãn hiệu, số loại, tên chủ phương tiện (cá nhân hoặc tổ chức), địa chỉ đăng ký;
b) Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: có hay không, số giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định, hạn kiểm định, chu kỳ kiểm định, năm sản xuất, số km trên đồng hồ công tơ mét;
c) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: có hay không, số giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm;
d) Số người, hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có): loại hàng hóa, khối lượng, kích thước;
đ) Điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện (hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực, hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị an toàn khác) có được bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kỳ hay không.
3. Tình trạng của phương tiện sau khi xảy ra tai nạn giao thông: còn điều khiển di chuyển được, không điều khiển di chuyển được; số túi khí bị bung; bị cháy, nổ.
1. Thông tin về người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (số, hạng, thời hạn, năm cấp); nơi đào tạo; nơi sát hạch; nơi cấp;
c) Khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có hay không: trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; thắt dây an toàn (đối với ô tô); đội mũ bảo hiểm (đối với mô tô, xe máy, xe đạp); dùng tay cầm và sử dụng điện thoại (hoặc các thiết bị điện tử khác); hoặc các trường hợp gây mất tập trung khác; là người gây tai nạn;
d) Sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện: ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.
2. Thông tin về người đi bộ
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Đi bộ qua đường tại nơi có hoặc không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, đi bộ trên vỉa hè, đi bộ vào đường cấm người đi bộ, đi bộ trên phần đường dành cho xe chạy, sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng, đang dùng tay cầm và sử dụng điện thoại (hoặc các thiết bị điện tử khác); hoặc các trường hợp gây mất tập trung khác.
3. Thông tin về người bị nạn gồm
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Là người điều khiển phương tiện; người trên phương tiện (hành khách, nhân viên phục vụ), người đi bộ, người có liên quan khác bị chết hoặc bị thương tích (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể) trong vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Điều 14. Nhóm chỉ tiêu thống kê về hình thức gây tai nạn giao thông đường bộ
1. Phương tiện đâm va với phương tiện: cùng chiều, ngược chiều, đâm va sườn bên phải, đâm va sườn bên trái, đâm va liên hoàn nhiều phương tiện.
2. Phương tiện đâm va với người.
3. Phương tiện đâm va với chướng ngại vật khác.
4. Tự gây tai nạn.
1. Diễn biến vụ tai nạn giao thông đường bộ.
2. Nguyên nhân, điều kiện xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ
a) Do con người: người đi bộ; người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, vi phạm các quy định về quy tắc giao thông đường bộ hoặc các quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; người điều khiển giao thông đường bộ; người quản lý, sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; người vi phạm các quy định về đảm bảo hành lang an toàn giao thông đường bộ;
b) Do phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn kỹ thuật hoặc hết hạn kiểm định;
c) Do kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hỏng hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn;
d) Các nguyên nhân, điều kiện khác (nếu có).
Điều 16. Nhóm chỉ tiêu thống kê về hệ số an toàn giao thông đường bộ
1. Hệ số an toàn giao thông đường bộ so với 100.000 người: số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông gây ra trên 100.000 người
a) Số vụ tai nạn giao thông trên 100.000 người (viết tắt là HSDSV);
b) Số người chết trên 100.000 người (viết tắt là HSDSC);
c) Số người bị thương trên 100.000 người (viết tắt là HSDSBT).
2. Hệ số an toàn giao thông đường bộ so với 10.000 phương tiện (ô tô và mô tô): số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông gây ra trên 10.000 phương tiện
a) Số vụ tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện (viết tắt là HSPTV);
b) Số người chết trên 10.000 phương tiện (viết tắt là HSPTC);
c) Số người bị thương trên 10.000 phương tiện (viết tắt là HSPTBT).
3. Hệ số an toàn giao thông đường bộ so với 1 km đường: số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông gây ra trên 1 km đường
a) Số vụ tai nạn giao thông trên 1 km đường (viết tắt là HSĐV);
b) Số người chết trên 1 km đường (viết tắt là HSĐC);
c) Số người bị thương trên 1 km đường (viết tắt là HSĐBT).
4. Hệ số an toàn giao thông đường bộ so với 1.000.000 lượt phương tiện lưu thông trong 01 km đường: số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông gây ra trên 1.000.000 lượt phương tiện lưu thông trong 01 km đường (đối với đoạn, tuyến tính được lưu lượng phương tiện lưu thông)
a) Số vụ tai nạn giao thông trên 1.000.000 lượt phương tiện lưu thông trong 01 km đường (viết tắt là HSLLV);
b) Số người chết trên 1.000.000 lượt phương tiện lưu thông trong 01 km đường (viết tắt là HSLLC);
c) Số người bị thương trên 1.000.000 lượt phương tiện lưu thông trong 01 km đường (viết tắt là HSLLBT).
Công thức tính các hệ số nói trên quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 3. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
1. Vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông: km; tọa độ (kinh độ, vĩ độ) nếu không có km hoặc khi có đủ điều kiện về thiết bị xác định tọa độ thì kết hợp cả tọa độ và km; tên tuyến đường sắt.
2. Đường sắt: đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị (đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt).
3. Khu vực: cầu, cống, hầm, đoạn, khu gian, khu đoạn, ga, đề-pô (nơi tập kết tàu để bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác).
4. Điểm giao cắt cùng mức giữa đường bộ với đường sắt: đường ngang (đường ngang có người gác; đường ngang tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động, đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo) và lối đi tự mở.
5. Hạ tầng giao thông đường bộ nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt: thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông đường bộ như quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ bao gồm cả phương tiện gây ra và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt
1. Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường sắt, gồm: đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt
a) Tàu được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt;
b) Phương tiện chuyên dùng là các phương tiện dùng để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thi công công trình đường sắt để cứu hộ, cứu nạn trong tai nạn giao thông đường sắt và phương tiện có tính năng chuyên dùng khác di chuyển trên đường sắt.
2. Điều kiện phương tiện trước khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
a) Đăng ký phương tiện: có hay không, số chứng nhận đăng ký, biển số đăng ký, nhãn hiệu, số loại, tên chủ phương tiện (cá nhân hoặc tổ chức), địa chỉ đăng ký;
b) Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: có hay không, số giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định, hạn kiểm định, chu kỳ kiểm định, năm sản xuất, số km trên đồng hồ công tơ mét;
c) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm;
d) Hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có): loại hàng hóa, khối lượng, kích thước;
đ) Điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện (hệ thống lái, hệ thống hãm, hệ thống truyền lực, hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị an toàn khác) có được bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kỳ hay không.
3. Tình trạng của phương tiện sau khi xảy ra tai nạn giao thông: còn điều khiển di chuyển được, không điều khiển di chuyển được; bị cháy, nổ.
4. Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường bộ: thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường bộ như quy định tại Điều 12 Thông tư này.
1. Thông tin về người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ như quy định tại khoản 1, 2 Điều 13 Thông tư này.
2. Thông tin về nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu gồm: trưởng tàu; lái tàu, phụ lái tàu; nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga; trực ban chạy tàu ga; trưởng dồn; nhân viên gác ghi; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; nhân viên gác đường ngang, cầu chung; các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt;
c) Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu có hay không: bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp luật; Đối với lái tàu có giấy phép lái tàu hay không, có phù hợp không; chứng nhận kiểm tra đạt yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe định kỳ (hàng năm) theo quy định;
d) Số, hạng, hạn, nơi đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đường sắt; nơi sát hạch cấp giấy phép lái tàu và năm cấp;
đ) Khi xảy ra tai nạn giao thông, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ có hay không: trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng; việc tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; việc thực hiện công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt;
e) Sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu: ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.
3. Thông tin về người bị nạn gồm:
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Là nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; hành khách trên tàu; người trên phương tiện giao thông đường bộ (người điều khiển, nhân viên phục vụ, hành khách), người đi bộ, người có liên quan khác bị chết hoặc bị thương tích (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể) trong vụ tai nạn giao thông đường sắt.
Điều 20. Nhóm chỉ tiêu về hình thức gây tai nạn giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt đâm va với phương tiện giao thông đường sắt: cùng chiều, ngược chiều, đâm va sườn bên phải, đâm va sườn bên trái.
2. Phương tiện giao thông đường sắt với phương tiện giao thông đường bộ: cùng chiều, ngược chiều, đâm va sườn bên phải, đâm va sườn bên trái.
3. Phương tiện giao thông đường sắt với người: người đi dọc trên đường sắt hoặc băng ngang qua đường sắt; người đứng, nằm, ngồi trên đường sắt hoặc có hành vi khác trên đường sắt.
4. Phương tiện giao thông đường sắt với chướng ngại vật khác.
5. Phương tiện giao thông đường sắt tự gây: trật bánh, đổ tàu, cháy, nổ và sự cố kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt.
1. Diễn biến vụ tai nạn giao thông đường sắt.
2. Nguyên nhân, điều kiện xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt
a) Do nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm các quy định về tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt hoặc vi phạm các quy định về giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định;
b) Do người khác đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy;
c) Do phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn kỹ thuật;
d) Do công trình, kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt không đảm bảo an toàn chạy tàu.
đ) Các nguyên nhân, điều kiện khác.
Mục 4. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 22. Nhóm chỉ tiêu thống kê về đường thủy nội địa
1. Vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa: km (nếu có km); tọa độ (kinh độ, vĩ độ); tên tuyến đường thủy nội địa.
2. Địa điểm xảy ra: luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ, vùng nước chưa tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
3. Tên đường thủy nội địa: đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng, vùng nước chưa tổ chức quản lý, khai thác (căn cứ địa giới hành chính).
4. Đặc điểm, hình thái nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông: luồng thẳng, khúc khuỷu, cong gấp, ngã ba, ngã tư, nơi giao từ ngã 5 trở lên, luồng hẹp, khan cạn, chướng ngại vật, công trình giao thông thủy, dòng chảy không ổn định và các hình thái, đặc điểm khác.
Điều 23. Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa
Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm cả phương tiện gây ra và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông
1. Các loại phương tiện
a) Phương tiện mang cấp VR-SB;
b) Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn (chở hàng hay chở khách), phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa (chở hàng hay chở khách), phương tiện có sức chở trên 12 người (có động cơ hay không có động cơ);
c) Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa (chở hàng hay chở khách) hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
d) Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn (chở hàng hay chở khách) hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
đ) Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người;
e) Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người;
g) Bè hoặc các cấu trúc nổi khác;
h) Phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
i) Tàu thể thao và vui chơi giải trí, thuyền thể thao và vui chơi giải trí;
k) Tàu biển, tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
2. Điều kiện phương tiện trước khi xảy ra tai nạn giao thông
a) Đăng ký phương tiện (nếu có): có hay không, số chứng nhận đăng ký, biển số đăng ký, nhãn hiệu, số loại, tên chủ phương tiện (cá nhân hoặc tổ chức), địa chỉ đăng ký;
b) Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định, hạn kiểm định, chu kỳ kiểm định, năm sản xuất, thời gian hoạt động (nếu có);
c) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm;
d) Số người thực tế chở trên phương tiện; hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có), loại hàng hóa, khối lượng, kích thước;
đ) Điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện (hệ thống lái, hệ thống truyền lực, hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị an toàn khác) có được bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kỳ hay không.
3. Tình trạng của phương tiện sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa: phương tiện còn di chuyển được, phương tiện mất chủ động, phương tiện chìm đắm; bị cháy, nổ.
Điều 24. Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn
1. Thông tin về thuyền viên
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Chức danh thuyền viên trên phương tiện: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy;
c) Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định của pháp luật hay không;
d) Số, hạng, thời hạn, nơi đào tạo, cấp chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên;
đ) Khi xảy ra tai nạn: thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc sử dụng chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng hay không;
e) Sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, thuyền viên: ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.
2. Người lái phương tiện
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Có hay không giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng theo quy định;
c) Sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, người lái phương tiện: ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.
3. Thông tin về người bị nạn
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
b) Là thuyền viên, người lái phương tiện, người trên phương tiện (nhân viên phục vụ và hành khách), người bơi dưới nước, người có liên quan bị chết, mất tích, bị thương tích (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể) trong vụ tai nạn giao thông.
Điều 25. Nhóm chỉ tiêu thống kê về hình thức gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Phương tiện đâm va với phương tiện: khi đi đối hướng nhau, khi đi cắt hướng nhau, khi tránh nhau, khi vượt nhau, khi đổi hướng đi sang phải, khi đổi hướng đi sang trái, khi phương tiện mất chủ động, khi phương tiện neo đậu.
2. Phương tiện đâm va với người.
3. Phương tiện đâm va với công trình hoặc chướng ngại vật.
4. Phương tiện tự gây.
1. Diễn biến vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Nguyên nhân, điều kiện xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa
a) Do thuyền viên và người lái phương tiện vi phạm các quy định về quy tắc giao thông, quy định về tín hiệu của phương tiện, quy định về vận tải đối với phương tiện thuỷ hoặc vi phạm các quy định về điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện; do người, động vật, sinh vật hoạt động dưới nước;
b) Do phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật;
c) Do kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn;
d) Do điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, thủy văn: mưa, bão, sương mù, lũ, lụt, sóng to, gió lớn, lốc xoáy, thủy triều, vùng nước xoáy, dòng chảy mạnh, và điều kiện tự nhiên khác;
đ) Các nguyên nhân, điều kiện khác.
Mục 5. BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ THEO CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIỆP VỤ CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 27. Biểu mẫu báo cáo thống kê
1. Biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông
Trong quá trình điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, Cảnh sát giao thông các cấp phải có trách nhiệm thiết lập biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông xảy ra theo tuyến được phân công tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông trong biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông ban hành kèm theo Thông tư này. Các biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông gồm:
a) Biểu mẫu Báo cáo vụ tai nạn giao thông đường bộ (Mẫu số 01/BCVĐB);
b) Biểu mẫu Báo cáo vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 02/BCVĐS);
c) Biểu mẫu Báo cáo vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Mẫu số 03/BCVĐT).
2. Biểu mẫu thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông
Khi báo cáo thống kê, tổng hợp tình hình tai nạn giao thông theo định kỳ hoặc theo một khoảng thời gian nhất định thì thực hiện các biểu mẫu sau:
a) Biểu mẫu Báo cáo thống kê, tổng hợp thông tin chung về tai nạn giao thông (Mẫu số 04/TKĐC);
b) Biểu mẫu Báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông đường bộ (Mẫu số 05/TKĐB);
c) Biểu mẫu Báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 06/TKĐS);
d) Biểu mẫu Báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Mẫu số 07/TKĐT).
3. Biểu mẫu báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thiết lập trên hệ thống phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
Điều 28. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông
1. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông là hệ thống thông tin, tài liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng bằng mạng điện tử hoặc các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác thuộc danh mục của Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông.
3. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động:
a) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
b) Nâng cấp hạ tầng mạng;
c) Tổ chức Cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông;
d) Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu;
e) Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông
1. Các dữ liệu, thông tin về tai nạn giao thông phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
2. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm những thông tin thống kê quy định tại Chương II, Chương III Thông tư này.
3. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý phương tiện, Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu khác do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
4. Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được khai thác, sử dụng tại Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh và Cục Cảnh sát giao thông.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo đề xuất của Cục Cảnh sát giao thông và được lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt.
1. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông
a) Nhập ngay thông tin ban đầu đã xác định được của vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong vòng 12 giờ kể từ khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông; nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định; đồng thời nhận định ban đầu về nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông;
b) Tiếp tục thu thập và nhập thông tin vụ tai nạn giao thông vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo tiến độ điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, bảo đảm chính xác, kịp thời các thông tin về tai nạn giao thông;
c) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ chiến sĩ phải hoàn thành việc nhập đầy đủ thông tin vụ tai nạn vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, đồng thời hoàn thiện biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt;
d) Khai thác và sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị và chịu trách nhiệm về tính chính xác các kết quả khai thác dữ liệu của mình.
2. Trách nhiệm của Công an cấp huyện
a) Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp huyện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông và Công an cấp tỉnh;
b) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông;
c) Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an cấp huyện vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm theo đúng tiến độ điều tra, giải quyết;
d) Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp huyện;
đ) Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp huyện do mình quản lý;
e) Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi mình quản lý.
3. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh
a) Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong địa bàn cấp tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông;
b) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, tài liệu và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông;
c) Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết;
d) Số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu, tham khảo với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Y tế cấp tỉnh;
đ) Khai thác và chịu trách nhiệm sử dụng thông tin tai nạn giao thông trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh do mình quản lý.
e) Bảo trì máy tính và các thiết bị phụ trợ đi kèm, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi cấp tỉnh do mình quản lý;
g) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp huyện thực hiện hệ thống Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông
4. Trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông
a) Chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ cập nhật kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ cao tốc do Cục Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát theo thẩm quyền vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, bảo đảm đúng theo tiến độ điều tra, giải quyết;
b) Chuẩn hóa biểu mẫu báo cáo thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông;
c) Triển khai thực hiện Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông trong phạm vi toàn quốc;
d) Tổ chức cài đặt phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông; tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông triển khai, thực hiện chương trình Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông;
đ) Xây dựng trung tâm dữ liệu lưu giữ, xử lý thông tin tai nạn giao thông trên toàn quốc; triển khai các đề án, dự án Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông;
e) Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo đảm kỹ thuật cho hoạt động của Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông;
g) Phối hợp với Văn phòng Bộ Công an công bố niên giám thống kê tai nạn giao thông hằng năm; số liệu thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông được đối chiếu với số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Y tế;
h) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các địa phương xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
5. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
Cung cấp kịp thời thông tin vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông trong quá trình điều tra thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 12 Thông tư số 62/2020/TT-BCA, ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Công an nhân dân.
6. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an các cấp và cán bộ thống kê về tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu tai nạn giao thông.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
2. Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11) ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản của các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Thông tư này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cục Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện Thông tư này; tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để có hướng dẫn kịp thời./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ do Bộ Công an ban hành
- 2Công văn 9266/BGTVT-MT năm 2021 về phối hợp, cung cấp thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 1379/BGTVT-TTCNTT năm 2022 về rà soát dữ liệu phục vụ kết nối, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 1362/BGTVT-TC năm 2022 triển khai hệ thống Phần mềm thuộc Dự án Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công năm 2021 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 26/2024/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/06/2024
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lương Tam Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra