Hệ thống pháp luật

Mục 1 Chương 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Mục 1. HỒ SƠ NGUỒN GỐC LÂM SẢN

Điều 15. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác

1. Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên: Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.

2. Gỗ khai thác từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư:

a) Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập; bản sao Phương án khai thác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

3. Gỗ khai thác từ rừng sản xuất là rừng trồng, gỗ có tên trùng với cây gỗ rừng tự nhiên, cây trồng phân tán, cây vườn nhà do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư: Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

4. Thực vật rừng ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng:

a) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại;

b) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

5. Động vật rừng: Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.

Điều 16. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu

1. Gỗ nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

2. Lâm sản ngoài gỗ nhập khẩu:

a) Đối với loài thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu;

b) Đối với loài không thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.

3. Sau thông quan, Cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ cho chủ lâm sản để lưu giữ theo quy định.

Điều 17. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau xử lý tịch thu

1. Gỗ sau xử lý tịch thu:

a) Đối với trường hợp cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu là Cơ quan Kiểm lâm: Bản chính Bảng kê lâm sản do Cơ quan Kiểm lâm được giao xử lý tài sản lập;

b) Đối với trường hợp cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu không phải là Cơ quan Kiểm lâm: Bản chính Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.

2. Lâm sản sau xử lý tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: Bản chính Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập.

Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 26/2022/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/12/2022
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Quốc Trị
  • Ngày công báo: 18/01/2023
  • Số công báo: Từ số 35 đến số 36
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH