Hệ thống pháp luật

Chương 3 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Chương III

HƯỚNG DẪN PHÂN VÙNG RỦI RO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Điều 9. Quy trình phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gồm các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, được thực hiện theo các bước sau đây:

1. Tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Iô).

2. Đánh giá, xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

3. Lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Điều 10. Tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào kết quả tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Iô) dựa trên kết quả quan trắc, điều tra, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu về môi trường biển và hải đảo.

2. Việc tính toán, xác định giá trị chỉ số phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thực hiện như sau:

a) Phân chia ô để tính toán, xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Tính toán xác định giá trị các chỉ số I, Iah, Ith theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này;

c) Tính toán xác định giá trị chỉ số Iô theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Điều 11. Tính toán, xác định giá trị chỉ số về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Chỉ số mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được xác định trên cơ sở giá trị chỉ số rủi ro môi trường trung bình (RQtb) của từng ô tính toán.

2. Giá trị chỉ số rủi ro môi trường trung bình (RQtb) của từng ô tính toán được tính bằng giá trị trung bình của giá trị các chỉ số rủi ro môi trường (RQi) tại các điểm thuộc ô đó theo công thức sau đây:

Trong đó:

RQi: giá trị chỉ số rủi ro môi trường tại điểm i thuộc ô;

n: số điểm đánh giá chất lượng môi trường của ô, quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Số lượng điểm và phân bố các điểm trong ô tính toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về đo đạc, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường (từ 20 đến 25 điểm/1dm2 bản đồ).

4. Giá trị chỉ số rủi ro môi trường RQ được tính toán theo công thức sau đây:

hoặc

Trong đó:

PEC: nồng độ dự tính của chất gây ô nhiễm j trong môi trường được xác định trên cơ sở áp dụng mô hình mô phỏng lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo;

MEC: nồng độ chất gây ô nhiễm j trong môi trường, tính toán từ số liệu quan trắc, đo đạc, bảo đảm theo đúng các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với đánh giá chất lượng môi trường thành phần và loại hình ô nhiễm;

PNEC: nồng độ giới hạn chất gây ô nhiễm j trong môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

m: tổng số các chất gây ô nhiễm đang xem xét, đánh giá;

Wj: trọng số để tính hệ số rủi ro môi trường đối với chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố gây ô nhiễm j, được quy định theo bảng sau đây:

STT

Chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố gây ô nhiễm

Trọng số

1

Các chất độc

2,0

-

Kim loại nặng, đặc biệt là trong các hợp chất carbon (arsen, cadminum, colbalt, đồng, chì, thủy ngân, magie, thiếc, selenium, kẽm, uranium)

2,0

-

Chất thải công nghiệp có chứa polychlorinated biphenyls

2,0

-

Các hợp chất độc gốc carbon, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu

2,0

2

Chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố gây ô nhiễm dinh dưỡng

1,7

-

NH4+, NO3-, NO2-, tổng P, pH, chlorophyll, độ dẫn điện và độ đục

1,7

3

Chất hoặc yếu tố làm suy giảm ôxy trong nước biển

1,5

-

BOD, COD, DO

1,5

-

Các chất thải gốc carbon, các vật chất carbon hòa tan

1,5

-

Nhiệt độ nước thải vào môi trường biển

1,5

4

Vi khuẩn, virus mang mầm bệnh, sinh vật ngoại lai

1,3

5

Rác thải trôi nổi

1,1

6

Tiếng ồn và các chất hoặc yếu tố khác

1,0

5. Trường hợp dự tính nồng độ chất gây ô nhiễm (PEC) thì áp dụng mô hình mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Điều 12. Áp dụng mô hình mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo

1. Căn cứ yêu cầu tính toán, mô phỏng cụ thể, các điều kiện áp dụng mô hình và thực tiễn về các thông tin, dữ liệu đã có để phân tích, lựa chọn mô hình mô phỏng quá trình lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo.

2. Trình tự áp dụng mô hình

a) Chuẩn bị thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán;

b) Xử lý tài liệu địa hình để thiết lập mô hình;

c) Xây dựng miền tính, lưới tính;

d) Thiết lập các điều kiện biên;

đ) Thiết lập các điều kiện ban đầu;

e) Thiết lập các thông số mô hình cơ bản;

g) Kết nối các mô hình động thủy lực với mô hình mô phỏng quá trình lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo;

h) Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình;

i) Kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả mô hình;

k) Tính toán, mô phỏng các kịch bản;

l) Lập báo cáo kết quả tính toán.

3. Đánh giá mức độ chính xác, phù hợp của mô hình

Việc đánh giá mức độ chính xác, phù hợp của mô hình phải được tiến hành khi hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình; việc kiểm định và đánh giá độ tin cậy của các kết quả mô hình quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản 2 Điều này theo trình tự sau đây:

a) Đánh giá trực quan thông qua việc so sánh chuỗi số liệu thực đo và chuỗi số liệu tính toán, mô phỏng theo mô hình; so sánh sự đồng bộ giữa hai chuỗi số liệu;

b) Tính toán, xác định mức độ tương quan giữa chuỗi số liệu thực đo và chuỗi số liệu tính toán, mô phỏng theo mô hình;

c) Tính toán hệ số hiệu quả mô hình theo công thức sau đây:

Trong đó:

E: hệ số hiệu quả của mô hình;

N: độ dài chuỗi số các đặc trưng được tính toán, mô phỏng trong mô hình;

O: giá trị thực đo của đặc trưng được tính toán, mô phỏng trong mô hình;

Otb: giá trị trung bình của chuỗi số liệu thực đo;

S: giá trị tính toán, mô phỏng các đặc trưng.

d) Căn cứ kết quả đánh giá trực quan, đánh giá định lượng theo quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này, nếu chưa đạt yêu cầu thì phải thay đổi giá trị các thông số để hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình hoặc kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả mô hình quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản 2 Điều này;

đ) Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia trước khi quyết định việc sử dụng mô hình trong tính toán, mô phỏng các kịch bản theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều này.

Điều 13. Tính toán, xác định giá trị các chỉ số tương ứng với tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng; mức độ nhạy cảm môi trường, khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo

1. Việc tính toán, xác định giá trị các chỉ số tương ứng với tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng được xác định căn cứ vào việc đánh giá, tính toán mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường của ô tính toán đối với các ô liền kề theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

2. Việc tính toán, xác định giá trị các chỉ số tương ứng với tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường, khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển và hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo được xác định dựa trên các giá trị chỉ số tương ứng với các tiêu chí đối với từng ô, được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

Điều 14. Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của từng ô bờ, ô ven bờ và ô biển được xác định theo giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của mỗi ô (Iô) quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Thang màu, mã màu thể hiện cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định tại bảng sau đây:

Giá trị chỉ số Iô

Cấp rủi ro ô nhiễm

Thang màu sử dụng

Mã màu

Iô <1,5

Thấp

Màu xanh

R:0; G:255; B:0

1,5 ≤ Iô < 2,5

Trung bình

Màu vàng

R:255; G:255; B:0

2,5 ≤ Iô < 3,5

Cao

Màu cam

R:255; G:128; B:0

Iô ≥ 3,5

Rất cao

Màu đỏ

R:255; G:0; B:0

Điều 15. Lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được thành lập ở Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN2000.

2. Cơ sở toán học: hệ tọa độ, lưới chiếu, điểm khống chế mặt phẳng và độ cao.

3. Nội dung nền địa lý, bao gồm:

a) Địa hình;

b) Thủy hệ;

c) Hệ sinh thái;

d) Giao thông;

đ) Dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội, các yếu tố địa vật liên quan;

e) Thực phủ;

g) Biên giới và địa giới.

Chi tiết các yếu tố nội dung nền địa lý tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

4. Nội dung chuyên đề, bao gồm:

a) Mạng lưới các điểm tính toán chỉ số rủi ro môi trường (RQ);

b) Thể hiện hàm lượng của các thông số quan trắc đối với nước biển, trầm tích và sinh vật biển;

c) Phân bố các hệ sinh thái vùng triều, thảm cỏ biển, rạn san hô, rừng ngập mặn, đất ngập nước ven biển, cửa sông ven biển và các hệ sinh thái biển và hải đảo khác;

d) Phân bố các khu bảo tồn biển, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước, vườn quốc gia, rừng đặc dụng; khu vực có giá trị đặc biệt cho nghiên cứu khoa học;

đ) Phân bố các các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu dân cư tập trung; khu vực cảng biển, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển; khu cảng dầu khí ngoài khơi; các tuyến hàng hải quan trọng; các khu vực có hoạt động du lịch, thể thao, giải trí, nuôi trồng, chế biến thủy sản; khu vực có hoạt động nạo vét, san lấp, lấn biển, khai thác khoáng sản; khu vực có hoạt động nhận chìm;

e) Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của từng ô bờ, ô ven bờ và ô biển.

Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 26/2016/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/09/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: 01/11/2016
  • Số công báo: Từ số 1145 đến số 1146
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH