Điều 37 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN hướng dẫn Quyết định 19/2014/QĐ-TTg áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
1. Kiểm tra qua hồ sơ, báo cáo:
a) Căn cứ báo cáo tình hình thực hiện, các bằng chứng liên quan và kết quả kiểm tra trước đây (nếu có), đơn vị kiểm tra xem xét, có văn bản hoặc trình cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị cơ quan thực hiện hoặc khắc phục các nội dung chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung này trong các cuộc kiểm tra tiếp theo.
b) Kết quả kiểm tra là căn cứ để đơn vị kiểm tra đề xuất việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan trong kế hoạch kiểm tra của các năm tiếp theo.
2. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan:
a) Công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra:
- Đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra với cơ quan chịu sự kiểm tra. Việc công bố quyết định kiểm tra được lập thành biên bản;
- Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra theo chương trình kiểm tra đã được lập thành văn bản;
- Các thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện kiểm tra theo các nội dung được phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về phần công việc được giao;
- Cơ quan chịu sự kiểm tra có trách nhiệm giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
b) Lập Biên bản kiểm tra:
- Biên bản kiểm tra được lập theo Mẫu 21. BBKT, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ để lập Biên bản kiểm tra là tình hình xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng được thể hiện qua các hồ sơ thực tế của cơ quan chịu sự kiểm tra, qua phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của cơ quan và qua quan sát các hoạt động thực tế;
- Biên bản kiểm tra phải được thống nhất trong đoàn kiểm tra trước khi công bố công khai với cơ quan chịu sự kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và cơ quan chịu sự kiểm tra ký xác nhận;
- Biên bản kiểm tra phải được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, cơ quan chịu sự kiểm tra giữ 01 (một) bản và Đoàn kiểm tra giữ 01 (một) bản.
c) Thực hiện hành động khắc phục:
Cơ quan chịu sự kiểm tra thực hiện hoặc đề xuất hành động khắc phục đối với các vấn đề tồn tại (nếu có) được nêu trong Biên bản kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện về đơn vị kiểm tra trong thời gian không quá 02 (hai) tháng kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra.
d) Xử lý kết quả kiểm tra:
- Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo đơn vị kiểm tra về kết quả kiểm tra kèm theo Biên bản kiểm tra, báo cáo thực hiện hoặc đề xuất hành động khắc phục và kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể (nếu có);
- Đơn vị kiểm tra xem xét và sẽ tiến hành kiểm tra tính hiệu lực của hành động khắc phục trong các cuộc kiểm tra tiếp theo nếu các vấn đề tồn tại đã được cơ quan thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu. Trường hợp các vấn đề tồn tại đã được cơ quan thực hiện hoặc đề xuất hành động khắc phục nhưng chưa đạt yêu cầu, đơn vị kiểm tra có văn bản hoặc trình cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo chưa chấp nhận hành động khắc phục.
- Kết quả kiểm tra là căn cứ để đơn vị kiểm tra đề xuất việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan trong kế hoạch kiểm tra của các năm tiếp theo.
Thông tư 26/2014/TT-BKHCN hướng dẫn Quyết định 19/2014/QĐ-TTg áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 26/2014/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/10/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Việt Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 979 đến số 980
- Ngày hiệu lực: 01/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Trách nhiệm xác định thủ tục hành chính được đưa vào xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
- Điều 5. Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các Bộ, ngành
- Điều 6. Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điều 7. Nội dung công việc thuê tư vấn và nội dung công việc cơ quan tự thực hiện trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
- Điều 8. Yêu cầu đối với tổ chức tư vấn
- Điều 9. Yêu cầu cấp thẻ chuyên gia tư vấn
- Điều 10. Yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn độc lập
- Điều 11. Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận
- Điều 12. Yêu cầu cấp thẻ chuyên gia đánh giá
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia đối với tổ chức tư vấn
- Điều 14. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia đối với chuyên gia tư vấn độc lập
- Điều 15. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia đối với tổ chức chứng nhận
- Điều 16. Xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia
- Điều 17. Yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia
- Điều 18. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia
- Điều 19. Xử lý hồ sơ cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia
- Điều 20. Cấp bổ sung thẻ chuyên gia
- Điều 21. Cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, chuyên gia được cấp Giấy xác nhận, thẻ chuyên gia tư vấn, đánh giá
- Điều 23. Đình chỉ và thu hồi Giấy xác nhận, thẻ chuyên gia
- Điều 24. Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo
- Điều 25. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo
- Điều 26. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo
- Điều 27. Xử lý hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo
- Điều 28. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc
- Điều 29. Chương trình đào tạo về tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng
- Điều 30. Chương trình đào tạo về đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đào tạo
- Điều 32. Đình chỉ và thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo
- Điều 33. Nguyên tắc thực hiện hoạt động kiểm tra
- Điều 34. Kế hoạch kiểm tra
- Điều 35. Quyết định kiểm tra
- Điều 36. Nội dung kiểm tra
- Điều 37. Tiến hành kiểm tra
- Điều 38. Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra
- Điều 39. Lưu giữ hồ sơ
- Điều 40. Yêu cầu đối với người thực hiện việc kiểm tra