Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2024/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2024

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 50/2015/TT-BGTVT NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 2 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BGTVT NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT), Thông tư số Thông tư 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT (sau đây gọi là Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT) và Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT) như sau:

“1. Cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của đường bộ cao tốc, trừ công trình điện lực có điện áp từ 35 kV trở xuống.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 22 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT, điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT) như sau:

“3. Trường hợp phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này về Cục Đường bộ Việt Nam;

Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm rà soát hồ sơ đề nghị đấu nối để trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 1 Điều 24 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT) như sau:

“h) Ý kiến của Cục Đường bộ Việt Nam đối với các trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đấu nối vào quốc lộ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này.”.

4. Bãi bỏ khoản 2a Điều 13 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đã được bổ sung bởi khoản 7 Điều 11 Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT).

Điều 2. Bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT) và Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT- BGTVT (sau đây gọi là Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT)

Bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT).

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.

2. Trường hợp hồ sơ xin ý kiến đấu nối vào quốc lộ đã gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT, Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT).

3. Các hạng mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đã hoặc đang thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc lập, soát xét, thẩm định và phê duyệt hồ sơ hoàn thành tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT).

4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường Cao tốc Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Lâm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 25/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

  • Số hiệu: 25/2024/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/06/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Duy Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 807 đến số 808
  • Ngày hiệu lực: 15/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản