Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2011 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU GIÁ BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính quy định về đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia như sau:
Thông tư này quy định đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia là các loại vật tư; nguyên, nhiên vật liệu; máy móc; thiết bị; phương tiện dự trữ quốc gia được phép bán thanh lý hoặc xuất luân phiên đổi hàng.
1. Các Bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xuất bán hàng dự trữ quốc gia.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá là Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xuất bán hàng dự trữ quốc gia (sau đây gọi tắt là đơn vị bán hàng).
2. Đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá là số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia xuất bán có cùng danh mục, chủng loại, quy cách, ký mã hiệu.
Một đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá tối thiểu là số lượng, khối lượng của một lô hàng, ngăn kho hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ.
Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm trong đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia.
2. Thủ trưởng Bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia
a) Quyết định giao nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý xuất bán hàng dự trữ quốc gia;
b) Quyết định giá khởi điểm của đơn vị tài sản bán đấu giá; phê duyệt kế hoạch bán đấu giá;
c) Quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý (gọi tắt là Hội đồng bán đấu giá) trong trường hợp không thuê được Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia;
d) Giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước
a) Quyết định giao nhiệm vụ cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất bán hàng dự trữ quốc gia;
b) Quyết định giá khởi điểm của đơn vị tài sản bán đấu giá; phê duyệt kế hoạch bán đấu giá;
c) Quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia của các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (gọi tắt là Hội đồng bán đấu giá) trong trường hợp không thuê được Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia;
d) Giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia.
4. Thủ trưởng đơn vị bán hàng
a) Lựa chọn Tổ chức thẩm định giá, Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
b) Trình người có thẩm quyền thành lập Hội đồng bán đấu giá;
c) Giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia.
Điều 5. Tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Lựa chọn Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
a) Đơn vị bán hàng phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương việc lựa chọn Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhà nước.
Thời gian lựa chọn Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tối đa là 10 (mười) ngày kể từ ngày thông báo.
b) Hợp đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia được ký kết giữa đơn vị bán hàng và Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được lựa chọn.
Nội dung của hợp đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản (gọi tắt là Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
2. Thành lập Hội đồng bán đấu giá
a) Trường hợp sau khi đã hết thời hạn thông báo công khai mà không có Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp nào đăng ký tham gia hoặc đã tiến hành đấu thầu mà không có Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp nào trúng thầu thì Thủ trưởng đơn vị bán hàng trình người có thẩm quyền được quy định tại Điều 4 Thông tư này thành lập Hội đồng bán đấu giá;
b) Thành phần Hội đồng bán đấu giá gồm:
- Đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;
- Đại diện cơ quan tài chính, đại diện cơ quan tư pháp cùng cấp;
- Đại diện các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của đơn vị bán hàng;
Thủ trưởng đơn vị bán hàng làm Chủ tịch Hội đồng, điều hành cuộc bán đấu giá và ký Biên bản bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia.
c) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng bán đấu giá.
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng bán đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 6. Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Căn cứ lập kế hoạch bán đấu giá
a) Chỉ tiêu kế hoạch xuất bán hàng được cấp có thẩm quyền giao;
b) Quyết định của người có thẩm quyền về việc giao nhiệm vụ xuất bán hàng dự trữ quốc gia (danh mục, chủng loại, quy cách, số lượng, khối lượng);
c) Kế hoạch bán đấu giá được lập cho toàn bộ số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia xuất bán trong năm kế hoạch hoặc theo từng quyết định giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.
2. Nội dung của kế hoạch bán đấu giá bao gồm:
a) Danh mục, quy cách; ký mã hiệu; số lượng hoặc khối lượng; số lượng đơn vị tài sản bán đấu giá;
b) Giá khởi điểm của từng đơn vị tài sản bán đấu giá (có hồ sơ tài liệu làm căn cứ xây dựng giá kèm theo);
c) Khoản tiền đặt trước của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;
d) Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;
đ) Thời hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán;
e) Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;
g) Các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
3. Kế hoạch bán đấu giá phải được người có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Thông tư này phê duyệt bằng văn bản.
1. Đơn vị bán hàng lập phương án giá theo quy định hiện hành trình Bộ, ngành trực tiếp quản lý kiểm tra, tổng hợp và gửi Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá bán tối thiểu.
Đối với những danh mục mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định phải thẩm định giá của Tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật thì phải thực hiện thẩm định giá.
2. Giá khởi điểm hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá được xác định phù hợp với chủng loại, danh mục mặt hàng; chất lượng; giá thị trường của loại hàng cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm xác định giá nhưng không được thấp hơn mức giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
3. Trường hợp cuộc bán đấu giá có nhiều vòng đấu giá thì giá khởi điểm của vòng đấu liền kề tiếp theo được xác định trên cơ sở mức giá đã trả cao nhất (không thấp hơn giá khởi điểm của vòng đấu đó) cộng (+) thêm một bước giá. Bước giá do Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá quy định cụ thể cho từng cuộc bán đấu giá.
4. Trước thời điểm tổ chức cuộc bán đấu giá tối thiểu 3 (ba) ngày, trường hợp giá thị trường có biến động cần phải thay đổi giá khởi điểm thì đơn vị bán hàng phải báo cáo người có thẩm quyền được quy định tại
Điều 8. Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là người tham gia đấu giá) phải nộp phí tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và một khoản tiền đặt trước bằng 7% giá khởi điểm của một đơn vị tài sản bán đấu giá (không được tính lãi trong thời gian ký quỹ) cho Tổ chức bán đấu chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá trước thời điểm tiến hành mở cuộc bán đấu giá.
Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhiều đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải nộp bằng tổng số tiền đặt trước của các đơn vị tài sản đã được quy định.
2. Khoản tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện như sau:
- Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được hàng dự trữ quốc gia, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc;
- Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng; tại cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia, người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên hoặc người điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước thuộc về Tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Trường hợp tại cuộc bán đấu giá, khi đấu giá viên hoặc người điều hành cuộc bán đấu giá đã công bố người mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá mà người này từ chối mua thì khoản tiền đặt trước của người từ chối mua thuộc về người có tài sản bán đấu giá và được sử dụng để bù đắp chi phí bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia.
Điều 9. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá
1. Trường hợp đấu giá thành, người mua được tài sản đấu giá phải ký kết hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá với đơn vị bán hàng.
Thời hạn ký kết hợp đồng, do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc bán đấu giá.
Hết thời hạn quy định trên, người mua được tài sản bán đấu giá không ký kết hợp đồng mua bán hàng; không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng nhưng không thanh toán đủ tiền mua hàng trong thời hạn quy định thì coi như từ chối mua hàng.
2. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, đơn vị bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;
b) Họ, tên của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;
c) Tên, địa chỉ của đơn vị bán hàng;
d) Tên, địa chỉ, tài khoản giao dịch của tổ chức, đơn vị; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của cá nhân mua được hàng dự trữ quốc giá bán đấu giá;
đ) Thời gian, địa điểm bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;
e) Danh mục, quy cách, số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;
g) Giá khởi điểm của hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;
h) Giá bán hàng dự trữ quốc gia;
i) Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá.
- Thời hạn thanh toán: trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia được ký kết;
- Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản;
- Địa điểm thanh toán: tài khoản tiền gửi của đơn vị bán hàng dự trữ quốc gia;
k) Thời hạn, địa điểm giao, nhận hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá.
- Thời hạn giao nhận hàng: tối đa không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày người mua được hàng thanh toán đủ tiền mua hàng;
- Địa điểm giao nhận hàng: trên phương tiện vận chuyển của người mua được hàng tại cửa kho dự trữ của đơn vị bán hàng.
l) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên.
3. Thanh lý hợp đồng: trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hai bên hoàn thành việc giao, nhận hàng.
Điều 10. Phí, chi phí trong đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia
1. Nội dung chi phí bán đấu giá, bao gồm: chi thuê thẩm định giá (nếu có); chi phí thuê Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; chi thông báo, niêm yết, chi lập hồ sơ hàng hóa và tổ chức cuộc bán đấu giá của Hội đồng bán đấu giá; các chi phí khác có liên quan.
2. Nguồn kinh phí thực hiện đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia, bao gồm: nguồn dự toán chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia được giao hàng năm; thu phí đấu giá của người đăng ký tham gia đấu giá.
Trường hợp dự toán đầu năm chưa giao (hoặc đã được giao nhưng còn thiếu so với dự toán ban đầu) thì đơn vị bán hàng lập dự toán kinh phí bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ, ngành trực tiếp quản lý kiểm tra, tổng hợp gửi Tổng cục Dự trữ Nhà nước thẩm định, trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định bổ sung kinh phí.
3. Mức thu phí, thanh toán, quản lý và sử dụng phí đấu giá thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
4. Việc thanh toán chi phí đấu giá phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo đúng chế độ quy định hiện hành.
1. Biên bản bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia.
2. Hợp đồng mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
3. Chứng từ nộp đủ tiền hàng.
4. Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia (ghi rõ danh mục, quy cách, số lượng, đơn giá, thành tiền).
5. Phiếu xuất kho.
6. Các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật kèm theo (nếu có).
Điều 12. Kiểm tra về đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia
1. Việc kiểm tra về đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền.
2. Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra về đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia.
1. Thủ trưởng các Bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện việc đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư này.
2. Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trường hợp tổ chức đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia 02 (hai) lần liên tiếp mà không đạt kết quả, thì Thủ trưởng Bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng phương thức bán khác.
4. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật không phải bán đấu giá, thì Thủ trưởng Bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước có thể lựa chọn phương thức bán đấu giá theo quy định tại Thông tư này để thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2011. Bãi bỏ Quyết định số 103/2008/QĐ-BTC ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để xem xét, phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 103/2008/QĐ-BTC về Quy chế bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2006/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 6483/VPCP-KTTH về phương thức xuất bán hàng dự trữ quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 6Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 103/2008/QĐ-BTC về Quy chế bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2006/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 5Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
Thông tư 25/2011/TT-BTC quy định về đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 25/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/02/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 125 đến số 126
- Ngày hiệu lực: 15/04/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra