- 1Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4Quyết định 58/2010/QĐ-TTg ban hành “Điều lệ trường đại học" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2011/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2011 |
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 ngày 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Trường đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi là Hội đồng Hiệu trưởng) bao gồm: nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên, nguyên tắc và phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức.
2. Hội đồng Hiệu trưởng là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của các Giám đốc đại học, học viện, các Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng). Việc trưởng khoa của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tham gia vào Hội đồng Hiệu trưởng do Hội đồng Hiệu trưởng xem xét, quyết định.
Hội đồng Hiệu trưởng có thể được thành lập theo khu vực địa lý hoặc theo khối ngành.
Điều 2. Chức năng của Hội đồng Hiệu trưởng
Hội đồng Hiệu trưởng có chức năng:
1. Phối hợp, hỗ trợ các trường thành viên trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.
2. Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các vấn đề của giáo dục đại học nói chung, các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học thuộc khối ngành hoặc thuộc khu vực địa lý nói riêng.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG HIỆU TRƯỞNG
Điều 3. Nhiệm vụ của Hội đồng Hiệu trưởng
Nhiệm vụ của Hội đồng Hiệu trưởng do các thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng bàn bạc, thống nhất và được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng.
Điều 4. Quyền của Hội đồng Hiệu trưởng
1. Chủ động thực hiện việc tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các trường thành viên vì lợi ích chung của các trường đại học, cao đẳng trong khối ngành, trong khu vực địa lý hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Phổ biến, cung cấp thông tin cần thiết cho các trường thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng theo quy định của pháp luật.
3. Tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển giáo dục đại học; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục đại học để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét.
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG HIỆU TRƯỞNG
Điều 5. Thành viên Hội đồng Hiệu trưởng
1. Thành viên Hội đồng Hiệu trưởng là Hiệu trưởng đương nhiệm của cơ sở giáo dục đại học.
Việc mời các trưởng khoa được tham gia Hội đồng Hiệu trưởng hoặc dự một số cuộc họp của Hội đồng Hiệu trưởng do Hội đồng Hiệu trưởng quyết định.
2. Khi nhiệm kỳ của Hiệu trưởng kết thúc trước nhiệm kỳ của Hội đồng Hiệu trưởng thì Hiệu trưởng mới là thành viên Hội đồng Hiệu trưởng.
3. Hiệu trưởng có thể tham gia vào một hoặc một số Hội đồng Hiệu trưởng khác nhau.
4. Hiệu trưởng, khi vì lý do bất khả kháng không thể tham dự cuộc họp của Hội đồng Hiệu trưởng, thì ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng dự họp. Người được ủy quyền tham dự cuộc họp Hội đồng Hiệu trưởng có quyền biểu quyết.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng Hiệu trưởng
1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng Hiệu trưởng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng.
2. Thành viên Hội đồng Hiệu trưởng không được lợi dụng danh nghĩa của Hội đồng Hiệu trưởng để tiến hành các hoạt động trái với quy định của pháp luật.
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG HIỆU TRƯỞNG
Điều 7. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng
1. Hội đồng Hiệu trưởng hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
2. Hội đồng Hiệu trưởng họp Hội nghị toàn thể mỗi năm ít nhất một lần.
3. Hội nghị toàn thể Hội đồng Hiệu trưởng được tổ chức trên cơ sở thống nhất của các thành viên Hội đồng hiệu trưởng và do Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng triệu tập.
4. Hội đồng Hiệu trưởng ra Nghị quyết về các nội dung:
a. Xây dựng, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng; bầu ra Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng và các chức danh khác (nếu cần) của Hội đồng Hiệu trưởng, quy định thời hạn nhiệm kỳ của Hội đồng Hiệu trưởng và của Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng; mục tiêu, phương hướng hoạt động, nhiệm vụ của nhiệm kỳ và từng năm; theo dõi, đánh giá, tổng kết hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng theo định kỳ và các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục đại học mà Hội đồng Hiệu trưởng quan tâm;
b. Thống nhất hành động của các thành viên Hội đồng Hiệu trưởng trong việc chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ các trường thành viên hoặc tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục đại học mà Hội đồng Hiệu trưởng quan tâm;
c. Đề xuất, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các vấn đề giáo dục đại học nói chung, các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học thuộc khối ngành hoặc thuộc khu vực địa lý.
5. Hội đồng Hiệu trưởng ra nghị quyết khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng tham dự Hội nghị toàn thể. Nghị quyết của Hội đồng Hiệu trưởng được thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai và có giá trị khi có hơn 1/2 số thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng tán thành.
6. Những Hiệu trưởng không tán thành với nội dung nghị quyết của Hội đồng Hiệu trưởng thì không phải thực hiện nội dung nghị quyết đó.
7. Hội đồng Hiệu trưởng không ra Nghị quyết về các nội dung thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng và công việc nội bộ của từng trường.
Điều 8. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiệu trưởng
1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiệu trưởng gồm: Chủ tịch Hội đồng và các bộ phận giúp việc. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hiệu trưởng được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng.
2. Hội đồng Hiệu trưởng sử dụng con dấu của trường đang có Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng.
3. Ban vận động thành lập Hội đồng Hiệu trưởng là bước đầu tiên để thành lập Hội đồng Hiệu trưởng. Ban vận động thành lập Hội đồng Hiệu trưởng có nhiệm vụ vận động các Hiệu trưởng tham gia Hội đồng Hiệu trưởng, căn cứ Thông tư này xây dựng Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng, chuẩn bị và tổ chức Hội nghị toàn thể Hội đồng Hiệu trưởng để bầu Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng và các chức danh khác (nếu cần), thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng trong nhiệm kỳ, trong năm hoạt động đầu tiên và báo cáo kết quả với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 9. Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng
1. Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng là thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng do Hội nghị toàn thể Hội đồng Hiệu trưởng bầu khi Hội nghị có hơn 2/3 thành viên Hội đồng Hiệu trưởng tham dự Hội nghị, có hơn 1/2 tổng số thành viên toàn Hội đồng Hiệu trưởng tán thành và theo nguyên tắc đa số phiếu. Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Việc tổ chức bầu lại Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có ít nhất 1/3 số thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng đề nghị bằng văn bản.
b) Chủ tịch vi phạm pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có lý do để không thể thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng.
c) Việc bầu và bầu lại Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng do Hội đồng Hiệu trưởng tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 10. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng do Hội đồng Hiệu trưởng thống nhất và được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng.
Điều 11. Điều kiện hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng
1. Địa điểm làm việc của Hội đồng Hiệu trưởng do Hội đồng Hiệu trưởng bàn bạc, quyết định.
2. Hội đồng Hiệu trưởng hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng do Hội đồng Hiệu trưởng thông qua.
3. Tài chính
a) Nguồn thu của Hội đồng Hiệu trưởng gồm:
- Đóng góp hàng năm của các thành viên trên cơ sở thống nhất của Hội nghị toàn thể Hội đồng hiệu trưởng.
- Kinh phí từ các hợp đồng nghiên cứu tư vấn với các cơ quan, tổ chức trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí từ các hợp đồng thực hiện một số dịch vụ công do cơ quan nhà nước giao hoặc các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
b) Quy chế thu, chi tài chính
Quy chế thu, chi tài chính do Hội nghị toàn thể Hội đồng Hiệu trưởng quyết nghị và được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng.
Hoạt động tài chính của Hội đồng Hiệu trưởng được báo cáo công khai trước Hội nghị toàn thể Hội đồng Hiệu trưởng hàng năm.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2011.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Hội đồng Hiệu trưởng phản ảnh kịp thời để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, bổ sung , sửa đổi Thông tư.
Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Hội đồng Hiệu trưởng, thành viên Hội đồng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2356/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 chuẩn y Quy chế Hoạt động của Hội đồng trường Trường Đại học Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục
- 3Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 1Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4Quyết định 58/2010/QĐ-TTg ban hành “Điều lệ trường đại học" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 6Quyết định 2356/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 chuẩn y Quy chế Hoạt động của Hội đồng trường Trường Đại học Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 25/2011/TT-BGDĐT về Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 25/2011/TT–BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/06/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Phạm Vũ Luận
- Ngày công báo: 01/07/2011
- Số công báo: Từ số 391 đến số 392
- Ngày hiệu lực: 30/07/2011
- Ngày hết hiệu lực: 19/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực