Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2016/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH HẢI TÀU BIỂN

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống quản lý hành hải tàu biển.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống quản lý hành hải tàu biển (sau đây viết tắt là Hệ thống VTS).

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016. Bãi bỏ Thông tư số 13/2013/TT-BGTVT ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật duy tu, bảo dưỡng hệ thống VTS luồng Sài Gòn - Vũng Tàu.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH HẢI TÀU BIỂN (VTS)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BGTVT ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

2. Nội dung định mức

3. Giải thích từ ngữ

4. Quy định áp dụng

5. Cơ sở pháp lý xây dựng định mức

CHƯƠNG II. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VẬN HÀNH HỆ THỐNG VTS

A. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

PHẦN 1. VẬN HÀNH TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH VTS

1.1. Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện

1.1.1. Vận hành hệ thống quản lý thông tin, hệ thống Điều khiển, xử lý và hiển thị dữ liệu Radar

1.1.2. Vận hành hệ thống điều khiển, xử lý và hiển thị dữ liệu CCTV

1.1.3. Vận hành hệ thống truyền dẫn

1.1.4. Vận hành hệ thống điều khiển, xử lý thông tin VHF

1.1.5. Vận hành hệ thống điều khiển, xử lý thông tin SCADA

1.1.6. Vận hành thiết bị mạng và Internet

1.1.7. Vận hành hệ thống điện và thiết bị phụ trợ

1.1.8. Vệ sinh công nghiệp

1.2. Vận hành phần mềm

1.3. Bảo vệ

PHẦN 2. VẬN HÀNH TRẠM RADAR

2.1. Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện

2.1.1. Vận hành phân hệ Radar

2.1.2. Vận hành phân hệ truyền dẫn

2.1.3. Vận hành phân hệ AIS

2.1.4. Vận hành phân hệ CCTV

2.1.5. Vận hành phân hệ VHF

2.1.6. Vận hành phân hệ SCADA

2.1.7. Vận hành hệ thống điện và thiết bị phụ trợ

2.2. Vận hành phần mềm

2.3. Bảo vệ

B. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

1. Định mức hao phí lao động

1.1. Trung tâm điều hành VTS

1.2. Trạm Radar

2. Định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu

2.1. Định mức tiêu hao điện năng

2.2. Định mức tiêu hao nhiên liệu

2.2.1. Máy phát điện

2.2.2. Ô tô

2.3. Định mức tiêu hao vật tư

2.4. Định mức tiêu hao dụng cụ sản xuất

CHƯƠNG III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT KHAI THÁC HỆ THỐNG VTS

A. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

1. Thu thập và xử lý thông tin

2. Quản lý, giám sát, điều phối giao thông tàu thuyền và cung cấp thông tin hỗ trợ tàu thuyền hoạt động hàng hải

3. Cung cấp thông tin hỗ trợ công tác quản lý nhà nước

4. Cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động của các cơ quan, đơn vị

B. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

CHƯƠNG IV. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG VTS

PHẦN 1. TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH VTS

1. CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ HIỂN THỊ

1.1. Bộ xử lý hiển thị

1.2. Thiết bị ghi và hiển thị dữ liệu

2. HỆ THỐNG XỬ LÝ DỮ LIỆU RADAR

2.1. Bộ xử lý Điều hành trung tâm

3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN

3.1. Bộ xử lý cơ sở dữ liệu server

3.2. Bộ xử lý cơ sở dữ liệu client

4. THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ THỜI GIAN - TIME SERVER

5. MÁY CHỦ WEB

PHẦN 2. PHÂN HỆ RADAR

1. THIẾT BỊ RADAR

1.1. Anten Radar

1.2. Máy thu phát Radar

2. BỘ XỬ LÝ DỮ LIỆU, BỘ XỬ LÝ VIDEO

2.1. Bộ xử lý dữ liệu Radar

2.2. Bộ xử lý video Radar

PHẦN 3. PHÂN HỆ AIS

PHẦN IV. PHÂN HỆ CCTV

1. THIẾT BỊ QUANG VÀ CAMERA GIÁM SÁT

PHẦN 5. PHÂN HỆ SCADA

PHẦN 6. PHÂN HỆ VHF

PHẦN 7. PHÂN HỆ TRUYỀN DẪN

PHẦN 8. PHÂN HỆ ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

1. THIẾT BỊ UPS: 20 KVA - 30 KVA

2. ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ: 9.000 BTU - 18.000 BTU

3. MÁY PHÁT ĐIỆN: 20 KVA ĐẾN 60 KVA

4. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

5. MÁY BIẾN ÁP 15 KVA - 37,5 KVA

6. THÁP ANTEN TỰ ĐỨNG: Chiều cao 40 m - 45 m

7. THIẾT BỊ MẠNG: TƯỜNG LỬA, ĐỊNH TUYẾN, CHUYỂN MẠCH

CHƯƠNG V. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT PHỤ TÙNG THAY THẾ

Chương I

THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Định mức này áp dụng cho các Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (Hệ thống VTS) do các đơn vị thuộc Cục Hàng hải Việt Nam quản lý.

1.2. Đối tượng áp dụng

Định mức này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc vận hành, khai thác và bảo dưỡng các Hệ thống VTS do các đơn vị thuộc Cục Hàng hải Việt Nam quản lý.

2. Nội dung định mức

Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống VTS là định mức về hao phí lao động và tiêu hao nhiên liệu, vật tư, vật liệu, điện năng, phụ tùng thay thế v.v... để bảo đảm vận hành, khai thác Hệ thống VTS đúng tính năng, chức năng theo thiết kế.

- Định mức lao động là hao phí nhân công trực tiếp cần thiết để hoàn thành một khối lượng hoặc một bước công nghệ trong quy trình vận hành, khai thác và bảo dưỡng các phân hệ thiết bị của Hệ thống VTS. Định mức lao động được xác định là số ngày công của lao động trực tiếp thực hiện khối lượng công việc vận hành, khai thác và bảo dưỡng. Cấp bậc lao động quy định trong Định mức là cấp bậc bình quân của các lao động tham gia thực hiện công việc.

- Mức tiêu hao điện năng là tiêu hao điện năng được xác định dựa vào công suất thiết kế, số lượng, thời gian hoạt động theo thống kê về trạng thái hoạt động của từng loại máy móc, thiết bị của Hệ thống VTS.

- Mức tiêu hao nhiên liệu là tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn được xác định dựa vào công suất thiết kế, số lượng và mức độ hoạt động của từng loại máy móc, thiết bị của Hệ thống VTS.

- Mức tiêu hao vật tư phục vụ vận hành, khai thác, bảo dưỡng là tiêu hao về vật tư, vật liệu, dụng cụ phục vụ quá trình vận hành, khai thác, bảo dưỡng Hệ thống VTS.

- Mức tiêu hao dụng cụ sản xuất là tiêu hao về công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình vận hành, khai thác để Hệ thống

VTS hoạt động đúng tính năng, chức năng theo thiết kế.

- Mức phụ tùng thay thế là tiêu hao phụ tùng thiết bị dùng để thay thế đảm bảo cho các máy móc thiết bị của Hệ thống VTS hoạt động ổn định, liên tục 24/7.

3. Giải thích từ ngữ

Trong Định mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- “Hệ thống VTS” là Hệ thống quản lý hành hải tàu biển.

- “Radar” là Hệ thống vô tuyến điện phát hiện mục tiêu và đo khoảng cách mục tiêu.

- “Vận hành” là các hành động tác động lên hệ thống trang thiết bị đang trong trạng thái hoạt động để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng chức năng yêu cầu.

- “Khai thác” là các hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở sử dụng hiệu quả các chức năng của hệ thống nhằm đạt được mục tiêu xác định.

- “Bảo dưỡng” là các hoạt động tác động lên hệ thống trang thiết bị trong trạng thái ngừng hoạt động hoặc hoạt động ở chế độ tối thiểu được tiến hành theo định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống sẵn sàng hoạt động đúng chức năng yêu cầu.

- SCADA là Hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển từ xa.

- Viba là Hệ thống truyền dẫn vô tuyến tần số cao.

- COP là bộ xử lý vận hành trung tâm.

- CSP là bộ xử lý lưu trữ trung tâm.

- DP là bộ xử lý hiển thị.

- DBS là máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu.

- LAN là mạng máy tính nội bộ trong hệ thống.

- CCS là Hệ thống điều khiển thông tin VHF trung tâm.

- VHF là Hệ thống thông tin vô tuyến VHF.

- UPS là Hệ thống thiết bị lưu trữ nguồn điện dự phòng.

- MIS là Hệ thống thông tin quản lý.

- AIS là Hệ thống nhận dạng tự động.

- ENC là hải đồ điện tử.

- ATS là Hệ thống thiết bị chuyển nguồn điện tự động giữa nguồn máy phát và nguồn điện lưới.

- CCTV là Hệ thống camera giám sát.

4. Quy định áp dụng

- Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống VTS là cơ sở để xây dựng và quản lý chi phí thực hiện việc duy trì hoạt động và khai thác Hệ thống VTS trong công tác quản lý nhà nước về hàng hải theo các quy định hiện hành.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật là căn cứ để lập kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch tài chính hàng năm của các đơn vị được giao quản lý, vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống VTS.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật là căn cứ để sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động, tinh gọn bộ máy và là cơ sở để thực hiện cơ chế khoán cho công tác quản lý, vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống VTS.

- Đối với một số công tác khác không nêu trong Định mức này được áp dụng định mức dự toán theo quy định của pháp luật.

- Ngoài quy định áp dụng chung này, trong từng nội dung của định mức còn có thuyết minh và quy định áp dụng cụ thể.

5. Cơ sở pháp lý xây dựng định mức

- Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách nhà nước.

Chương II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VẬN HÀNH HỆ THỐNG VTS

A. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

PHẦN 1. VẬN HÀNH TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH VTS

1.1. Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện

1.1.1. Vận hành hệ thống quản lý thông tin, hệ thống Điều khiển, xử lý và hiển thị dữ liệu Radar

- Vận hành máy chủ xử lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu, Web và lưu trữ;

- Vận hành máy trạm;

- Vận hành máy tính điều khiển, giám sát, khai thác;

- Vận hành thiết bị đồng bộ quản lý thời gian qua mạng.

1.1.2. Vận hành hệ thống điều khiển, xử lý và hiển thị dữ liệu CCTV

- Vận hành đầu ghi hình;

- Vận hành bộ điều khiển camera;

- Vận hành máy tính điều khiển.

1.1.3. Vận hành hệ thống truyền dẫn

- Vận hành thiết bị truyền dẫn viba;

- Vận hành thiết bị truyền dẫn quang;

- Vận hành máy tính quản lý hệ thống truyền dẫn.

1.1.4. Vận hành hệ thống điều khiển, xử lý thông tin VHF

- Vận hành hệ thống xử lý thông tin thoại;

- Vận hành bàn điều hành VHF.

1.1.5. Vận hành hệ thống điều khiển, xử lý thông tin SCADA

- Vận hành khối xử lý tín hiệu;

- Vận hành các cảm biến.

1.1.6. Vận hành thiết bị mạng và Internet

- Vận hành thiết bị đường truyền;

- Vận hành thiết bị mạng (định tuyến, tường lửa, chuyển mạch...).

1.1.7. Vận hành hệ thống điện và thiết bị phụ trợ

- Vận hành thiết bị ổn áp;

- Vận hành UPS;

- Vận hành máy phát điện;

- Vận hành điều hòa nhiệt độ;

- Vận hành máy in màu;

- Vận hành các thiết bị phụ trợ.

1.1.8. Vệ sinh công nghiệp

1.2. Vận hành phần mềm

- Vận hành hệ điều hành của máy chủ, máy trạm, máy tính;

- Vận hành hệ quản trị cơ sở dữ liệu;

- Vận hành các phần mềm quản trị;

- Vận hành các phần mềm ứng dụng;

- Cập nhật phần mềm, hải đồ.

1.3. Bảo vệ

- Thực hiện các công việc đảm bảo an ninh, an toàn cho Trung tâm Điều hành VTS;

- Kiểm tra tiếp nhận tình trạng an ninh, tài sản từ ca trước;

- Phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, nội quy đơn vị;

- Bảo vệ tài sản theo đúng quy định của đơn vị và của Nhà nước;

- Thực hiện các nội quy về phòng cháy, chữa cháy;

- Kiểm soát người đến làm việc và liên hệ công tác theo quy định;

- Thông báo kịp thời cho lãnh đạo cơ quan về các tình trạng bất thường tại khu vực bảo vệ;

- Ghi chép đầy đủ mọi diễn biến trong ca trực và bàn giao chi tiết cho ca tiếp theo.

PHẦN 2. VẬN HÀNH TRẠM RADAR

2.1. Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện

2.1.1. Vận hành phân hệ Radar

2.1.1.1. Vận hành Hệ thống thiết bị Radar

- Vận hành Anten Radar;

- Vận hành máy thu phát Radar;

- Vận hành các phần cứng khác kèm theo Radar.

2.1.1.2. Vận hành bộ xử lý dữ liệu Radar, Bộ xử lý video

- Vận hành bộ xử lý dữ liệu Radar;

- Vận hành bộ xử lý Video.

2.1.1.3. Vận hành bộ điều khiển, xử lý và hiển thị Radar.

2.1.2. Vận hành phân hệ truyền dẫn

- Vận hành thiết bị truyền dẫn viba;

- Vận hành thiết bị truyền dẫn quang.

2.1.3. Vận hành phân hệ AIS

2.1.4. Vận hành phân hệ CCTV

2.1.5. Vận hành phân hệ VHF

- Vận hành máy thu phát VHF.

2.1.6. Vận hành phân hệ SCADA

2.1.7. Vận hành hệ thống điện và thiết bị phụ trợ

- Vận hành thiết bị ổn áp;

- Vận hành UPS;

- Vận hành máy phát điện;

- Vận hành điều hòa nhiệt độ;

- Vận hành các thiết bị phụ trợ.

2.2. Vận hành phần mềm

- Vận hành hệ điều hành của máy chủ, máy trạm;

- Vận hành các phần mềm ứng dụng.

2.3. Bảo vệ

- Thực hiện các công việc đảm bảo an ninh, an toàn cho Trạm Radar;

- Kiểm tra tiếp nhận tình trạng an ninh, tài sản từ ca trước;

- Phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, nội quy đơn vị;

- Bảo vệ tài sản theo đúng quy định của đơn vị và của Nhà nước;

- Thực hiện các nội quy về phòng cháy, chữa cháy;

- Kiểm soát người đến làm việc và liên hệ công tác theo quy định;

- Thông báo kịp thời cho lãnh đạo cơ quan về các tình trạng bất thường tại khu vực bảo vệ;

- Ghi chép đầy đủ mọi diễn biến trong ca trực và bàn giao chi tiết cho ca tiếp theo.

B. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

1. Định mức hao phí lao động

Căn cứ thành phần công việc nêu tại Phần A “Thành phần công việc”, hao phí lao động được xác định theo Bảng mức 1 và Bảng mức 2. Chức danh và bậc lương của lao động vận hành áp dụng theo Mục I.8 (a) của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

1.1. Trung tâm điều hành VTS

Bảng mức 1

Stt

Hạng mục công việc

Chức danh

Diễn giải

Hao phí lao động (công/ngày)

Bậc

Công/ca

Ca/ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Lao động vận hành

1

Giám sát kỹ thuật

Giám sát viên kỹ thuật

(tương đương Kiểm soát viên không lưu Cấp III)

1

1

1

5/5

2

Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện

Kỹ thuật viên

(tương đương Kiểm soát viên không lưu Cấp III)

1

3

3

4/5

3

Vận hành phần mềm

Kỹ thuật viên

(tương đương Kiểm soát viên không lưu Cấp III)

1

3

3

4/5

II

Bảo vệ

Bảo vệ

1

3

3

3/5

III

Lao động quản lý, phục vụ

1

Phục vụ

Nhân viên phục vụ

Bằng 10% mức hao phí lao động của mục I và mục II

9/12

2

Quản lý

Chuyên viên

Bằng 10% mức hao phí lao động của mục I, mục II và lao động phục vụ

6/8

Quy định áp dụng:

Định mức hao phí lao động quy định tại Bảng mức 1 nêu trên là mức hao phí lao động được áp dụng cho 01 Trung tâm điều hành VTS kết nối với từ 04 đến 06 trạm Radar. Đối với các Trung tâm điều hành VTS kết nối với số lượng trạm Radar khác, mức hao phí lao động vận hành sẽ được điều chỉnh theo hệ số K như sau:

STT

Số lượng trạm Radar

Hệ số điều chỉnh K

1

1

0,4

2

2

0,7

3

3

4

4

1,0

5

5

6

6

7

7

1,2

8

8

9

9

1.2. Trạm Radar

Bảng mức 2

Stt

Hạng mục công việc

Chức danh

Diễn giải

Hao phí lao động (công/ngày)

Bậc

Công/ca

Ca/ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Lao động vận hành

1

Vận hành thiết bị, đường truyền, nguồn điện và phần mềm

Kỹ thuật viên

(tương đương Kiểm soát viên không lưu Cấp III)

1

3

3

4/5

II

Bảo vệ

Bảo vệ

1

3

3

3/5

III

Lao động quản lý, phục vụ

1

Phục vụ

Nhân viên phục vụ

Bằng 10% mức hao phí lao động của mục I và mục II

9/12

2

Quản lý

Chuyên viên

Bằng 10% mức hao phí lao động của mục I, mục II và lao động phục vụ

6/8

Quy định áp dụng:

1. Định mức hao phí lao động quy định tại Bảng mức 2 nêu trên là mức hao phí lao động được áp dụng cho Trạm Radar có cấu hình đầy đủ, gồm các phân hệ sau: Radar có Anten từ 18 feet trở lên, AIS, VHF, CCTV, SCADA. Đối với các Trạm Radar có cấu hình khác, mức hao phí lao động vận hành sẽ được điều chỉnh theo hệ số K như sau:

STT

Loại Radar

Quy mô trạm Radar
(Số phân hệ)

Hệ số điều chỉnh K

1

Anten ≥ 18 feet

5

1,0

2

4

3

3

0,9

4

2

5

1

0,8

6

Anten < 18 feet

5

0,9

7

4

8

3

0,8

9

2

10

1

0,7

2. Định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu

2.1. Định mức tiêu hao điện năng

Định mức tiêu hao điện năng cho mỗi thiết bị thuộc Hệ thống VTS (tính cho 01 năm) được xác định theo Bảng mức 3 dưới đây

Bảng mức 3

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Số lượng

Công suất (kW)

Giờ hoạt động/ ngày

Điện năng tiêu thụ/ngày (kWh)

Điện năng tiêu thụ/năm (kWh)

Tổn hao/năm (kWh)

Tổng tiêu hao điện năng/năm (kWh)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7) = (4)*(5)* (6)*80%

(8) = (7)*365

(9) = (8)*5%

(10) = (8)+(9)

I

Trung tâm điều hành VTS

1

Hệ thống điều khiển và hiển thị (Control and Display System)

1.1

Bộ xử lý hiển thị (Display Processor)

Bộ

1

0,58

24

11,136

4.065

203,00

4.268

1.2

Bộ ghi và hiển thị dữ liệu (Record and Replay)

Bộ

1

0,58

24

11,136

4.065

203,00

4.268

1.3

Hệ thống xử lý lưu trữ trung tâm

Bộ

1

0,75

24

14,400

5.256

262,80

5.518,8

2

Hệ thống xử lý dữ liệu Radar (System Processing Radar Data)

Bộ

1

0,75

24

14,400

5.256

262,80

5.518,8

3

Hệ thống quản lý thông tin (Information Manager System)

3.1

Máy chủ dữ liệu (database)

Bộ

1

0,75

24

14,400

5.256

262,80

5.518,8

3.2

Hệ thống lưu trữ dữ liệu ngoài (SAN switch)

Bộ

1

0,50

24

9,600

3.504

175

3.679

4

TimeServer

Bộ

1

0,09

24

1,728

631

32

662

5

WebServer

Bộ

1

0,75

24

14,400

5.256

262,80

5.518,8

II

Phân hệ Radar (Radar Subsystem)

1

Hệ thống thiết bị Radar (Radar System including):

1.1

Anten Radar (Radar Antena)

Bộ

1

4,00

24

76,800

28.032

1.401,60

29.433,6

1.2

Máy thu phát Radar (Radar Transceiver)

Bộ

1

1,050

24

20,160

7.358,4

367,92

7.726,32

2

Bộ xử lý dữ liệu Radar, Bộ xử lý video (Radar Data Processor, including Video Processor)

2.1

Bộ xử lý dữ liệu Radar (Radar Data Processor)

Bộ

1

0,75

24

14,400

5.256

262,80

5.518,8

2.2

Bộ xử lý Video (Video Processor)

Bộ

1

0,75

24

14,400

5.256

262,80

5.518,8

3

Bộ hiển thị dịch vụ Radar cùng với các công cụ phần mềm bảo trì

Bộ

1

0,46

24

8,832

3.224

161

3.385

III

Phân hệ AIS (AIS Subsystem)

1

Trạm gốc AIS (AIS Base Station)

Bộ

1

0,20

24

3,840

1.402

70

1.472

IV

Phân hệ CCTV (CCTV Subsystem)

1

Camera chuyên dụng

Bộ

1

0,06

24

1,152

420,48

21,024

441,504

2

Bộ mã hóa (Encoder)

Bộ

1

0,58

24

11,136

4.065

203

4.268

3

Bộ giải mã (Decoder)

Bộ

1

0,58

24

11,136

4.065

203

4.268

4

Đầu ghi hình

Bộ

1

0,26

24

4,992

1.822

91

1.913

5

Bàn phím điều khiển

Bộ

1

0,03

24

0,576

210

11

221

6

Máy tính vận hành

Bộ

1

0,46

24

8,832

3.224

161

3.385

V

Phân hệ SCADA (SCADA Subsystem)

1

Khối xử lý tín hiệu (Signal Processing Unit)

Bộ

1

0,60

24

11,520

4.204,8

210,24

4.415,04

2

Các cảm biến (Sensors)

Bộ

1

0,01

24

0,192

70

4

74

3

Máy tính quản lý và hiển thị (Management and Display PC)

Bộ

1

0,60

24

11,520

4.204,8

210,24

4.415,04

VI

Phân hệ VHF (VHF Subsystem)

1

Bộ thu phát VHF (VHF Transceiver)

Bộ

1

0,30

24

5,760

2.102

105

2.208

2

Thiết bị xử lý thông tin thoại

Bộ

1

0,60

24

11,520

4.204,8

210,24

4.415,04

3

Bàn điều hành VHF (VHF Console)

Bộ

1

0,60

24

11,520

4.204,8

210,24

4.415,04

VII

Phân hệ truyền dẫn (Transmission Subsystem)

1

Thiết bị truyền dẫn viba (Microwave Transmission)

Bộ

1

0,10

24

1,920

701

35

736

2

Thiết bị truyền dẫn quang (Điểm nối điểm)

Bộ

1

0,42

24

8,064

2.943

147

3.091

3

Máy tính quản lý hệ thống truyền dẫn (Management PC)

Bộ

1

0,46

24

8,832

3.224

161

3.385

VIII

Phân hệ điện và các thiết bị phụ trợ khác

1

Hệ thống UPS

Bộ

1

0,20

24

3,840

1.402

70

1.472

2

Điều hòa

2.1

Máy điều hòa 9.000 BTU

Bộ

1

1,64

24

31,488

11.493,12

574,656

12.067,776

2.2

Điều hòa loại 12.000 BTU

Bộ

1

2,27

24

43,584

15.908,16

795,408

16.703,568

2.3

Điều hòa loại 18.000 BTU

Bộ

1

3,00

24

57,600

21.024

1.051,20

22.075,2

3

Máy in màu (Printer)

Bộ

1

0,60

2

0,960

832,2

41,61

873,81

4

Thiết bị mạng

4.1

Chuyển mạch lớp 2

Bộ

1

0,37

24

7,104

2.592,96

129,648

2.722,608

4.1

Chuyển mạch lớp 3

Bộ

1

0,72

24

13,824

5.045,76

252,288

5.298,048

4.3

Định tuyến

Bộ

1

0,42

24

8,064

2.943

147

3.091

4.4

Tường lửa

Bộ

1

0,10

24

1,920

701

35

736

2.2. Định mức tiêu hao nhiên liệu

2.2.1. Máy phát điện

Định mức tiêu hao nhiên liệu cho máy phát điện (tính cho 01 giờ) được xác định theo Bảng mức 4 dưới đây

Bảng mức 4

Stt

Hạng mục

Số lượng

Công suất

Định mức

Nhiên liệu DO

Dầu bôi trơn

(kW)

(lít/giờ)

(%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Máy phát điện 20 kVA

1

16

3,9

1,8

2

Máy phát điện 30 kVA

1

24

4,5

1,8

3

Máy phát điện 60 kVA

1

48

9,5

1,8

Ghi chú: Định mức tiêu hao dầu bôi trơn được tính bằng tỷ lệ % mức tiêu hao nhiên liệu

2.2.2. Xe ô tô

Định mức tiêu hao nhiên liệu cho xe ô tô (tính cho 01 km) được xác định theo Bảng mức 5 dưới đây.

Bảng mức 5

Stt

Hạng mục

Số lượng

Nhiên liệu tiêu thụ

Dầu bôi trơn

(lít/km)

(%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Xe ô tô 7 chỗ

1

0,19

1,6

Ghi chú: Định mức tiêu hao dầu bôi trơn được tính bằng tỷ lệ % mức tiêu hao nhiên liệu

2.3. Định mức tiêu hao vật tư

Chi phí vật tư phục vụ vận hành, khai thác được xác định bằng 10% tổng chi phí điện năng.

2.4. Định mức tiêu hao dụng cụ sản xuất

Chi phí tiêu hao dụng cụ sản xuất được xác định bằng 7% tổng chi phí nhân công vận hành, khai thác tính theo mức lương cơ sở.

Chương III

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT KHAI THÁC HỆ THỐNG VTS

A. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

1. Thu thập và xử lý thông tin

Thu thập thông tin bao gồm các thông tin báo cáo từ tàu, từ các tổ chức, cá nhân liên quan và các thông tin do hệ thống cung cấp phát hiện được trong quá trình giám sát, điều phối giao thông tàu thuyền. Các thông tin thu thập được gồm:

- Thông tin báo cáo từ tàu trước khi vào khu vực VTS: Tên tàu, hô hiệu, mớn nước thực tế, cảng đến, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

- Thông tin báo cáo từ tàu khi đến điểm báo cáo: Tên tàu, hô hiệu, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

- Thông tin báo cáo từ tàu khi hoàn tất quá trình điều động: Tên tàu, hô hiệu, vị trí tàu, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

- Thông tin báo cáo từ tàu trước khi điều động rời cầu, phao, điểm neo: Tên tàu, hô hiệu, mớn nước thực tế, thời gian dự kiến khởi hành, vị trí đến cuối cùng, các thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, ô nhiễm môi trường (nếu có).

- Thông tin báo cáo bổ sung từ tàu: Cháy nổ trên tàu, các vấn đề liên quan đến tai nạn đâm va, các vấn đề liên quan đến sự cố mắc cạn; bất kỳ tì khuyết, hư hỏng về thân tàu, máy, hệ thống lái, radar, la bàn, hệ thống thông tin liên lạc, neo và lỉn neo; bất kỳ việc thải hay rò rỉ các chất ô nhiễm ra vùng nước cảng; những tàu đang gặp khó khăn; các chướng ngại hàng hải; thiết bị trợ giúp hàng hải bị hư hỏng hoặc bị trôi dạt khỏi vị trí; bất kỳ sự ô nhiễm nào trong vùng nước cảng biển; bất kỳ tàu thuyền nào có thể ảnh hưởng đến hành trình của tàu thuyền khác; điều kiện thời tiết có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hàng hải; những sự cố nguy hiểm khác; yêu cầu trợ giúp y tế, cứu hộ, cứu nạn (nếu có).

- Thông tin do hệ thống cung cấp:

+ Thông tin của tàu thuyền: Tên tàu, hô hiệu, thông số kỹ thuật của tàu, hàng hóa, cảng đi, cảng đến, vận tốc, hướng di chuyển, vị trí; thông tin về hành trình của tàu;

+ Thông tin của các thiết bị trợ giúp hành hải: Đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm v.v...

- Thông tin thu thập từ các tổ chức, cá nhân liên quan:

+ Thông tin từ các thông báo hàng hải về thông số kỹ thuật luồng hàng hải, vùng neo, vùng quy trở, tình trạng hoạt động của các thiết bị trợ giúp hàng hải; các công trình vượt sông; các khu vực cấm, hạn chế hoạt động hàng hải, khu vực thi công công trình; khu vực tìm kiếm, diễn tập TKCN, khu vực tập trận v.v...

+ Thông tin về điều kiện thời tiết, khí tượng, thủy văn.

+ Thông tin kế hoạch điều động tàu hàng ngày.

+ Thông tin về mức độ sẵn sàng của tàu, hoa tiêu, cầu cảng, tàu lai trước khi tàu điều động.

+ Thông tin về sự cố hàng hải, tai nạn đâm va, cháy nổ, mắc cạn, ô nhiễm môi trường.

+ Thông tin liên quan đến việc cầm giữ, bắt giữ, tạm giữ, thả tàu biển.

+ Thông tin liên quan khác phục vụ cho việc quản lý, giám sát, điều phối hoạt động giao thông tàu thuyền hiệu quả.

2. Quản lý, giám sát, điều phối giao thông tàu thuyền và cung cấp thông tin hỗ trợ tàu thuyền hoạt động hàng hải

Dựa trên các thông tin thu thập được, Điều hành viên VTS thực hiện quản lý, giám sát, điều phối giao thông tàu thuyền và cung cấp các thông tin hỗ trợ tàu thuyền hoạt động hàng hải an toàn.

- Đối với tàu thuyền trước khi vào khu vực VTS: Ra thông báo hành trình hay hoãn hành trình theo kế hoạch điều động của Cảng vụ; cung cấp thông tin về lưu thông hàng hải, các điều kiện liên quan đến tuyến luồng, công trình cắt ngang sông, bến cảng, bến phao, khu neo; cung cấp thông tin khí tượng thủy văn; khuyến cáo các quy định liên quan.

- Đối với tàu thuyền khi hành trình trong khu vực VTS: Cung cấp thông tin hỗ trợ tàu hành trình.

- Đối với tàu thuyền trước khi chuẩn bị điều động rời cầu, phao, điểm neo: Ra thông báo sẵn sàng hành trình hoặc trì hoãn hành trình theo kế hoạch điều động của Cảng vụ; cung cấp thông tin về lưu thông hàng hải, luồng lạch, cầu bến, thời tiết, các thông tin thu thập được hỗ trợ tàu hành trình an toàn.

- Đối với tàu thuyền khi hoàn tất quá trình điều động: Cung cấp thông tin về lưu thông hàng hải, luồng lạch, cầu bến, thời tiết.

3. Cung cấp thông tin hỗ trợ công tác quản lý nhà nước

- Cung cấp thông tin hỗ trợ công tác điều tra tai nạn, sự cố, tìm kiếm cứu nạn hàng hải

- Thống kê số liệu tàu thuyền đến, rời cảng và di chuyển trong vùng nước cảng biển.

- Cung cấp thông tin và bằng chứng liên quan đến các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải của tàu thuyền (nếu phát hiện được).

4. Cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động của các cơ quan, đơn vị

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu, đề nghị hỗ trợ, phối hợp từ các cơ quan, đơn vị liên quan.

B. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

Căn cứ thành phần công việc nêu tại Phần A “Thành phần công việc”, hao phí lao động được xác định theo Bảng mức 6. Chức danh và bậc lương của lao động áp dụng theo Mục I.8 (a) của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Bảng mức 6

Stt

Hạng mục công việc

Chức danh

Diễn giải

Hao phí lao động (công/ngày)

Bậc

Công/ca

Ca/ngày

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Lao động khai thác

1

Giám sát viên

Giám sát viên

(tương đương Kiểm soát viên không lưu Cấp III)

1

3

3

5/5

2

Điều hành viên cho một bàn điều hành (console)

Điều hành viên

(tương đương Kiểm soát viên không lưu Cấp III)

1

3

3

4/5

II

Lao động quản lý, phục vụ

1

Phục vụ

Nhân viên phục vụ

Bằng 10% mức hao phí lao động của mục I

9/12

2

Quản lý

Chuyên viên

Bằng 10% mức hao phí lao động của mục I và lao động phục vụ

6/8

Quy định áp dụng:

1. Định mức hao phí lao động Giám sát viên quy định tại Bảng mức 6 nêu trên là mức hao phí lao động được áp dụng cho Trung tâm điều hành VTS có từ 01 đến 03 bàn điều hành. Đối với các Trung tâm điều hành VTS có số lượng bàn điều hành khác, mức hao phí lao động Giám sát viên sẽ được điều chỉnh theo hệ số K như sau:

STT

Số lượng bàn điều hành

Hệ số điều chỉnh K

1

1

1

2

2

3

3

4

4

2

5

5

6

6

7

7

3

8

8

9

9

2. Định mức hao phí lao động Điều hành viên quy định tại Bảng mức 6 nêu trên là mức hao phí lao động cho một bàn điều hành (console). Mức hao phí lao động Điều hành viên của mỗi Hệ thống VTS được xác định bằng số lượng bàn điều hành nhân với mức hao phí lao động Điều hành viên quy định tại Bảng mức 6 nêu trên.

Chương IV

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG VTS

PHẦN 1. TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH VTS

1. CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ HIỂN THỊ

1.1. Bộ xử lý hiển thị

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1.1.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của máy trạm gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng nếu có;

- Chạy các ứng dụng phần mềm hệ thống của máy trạm và ghi nhận lại các kết quả nhằm so sánh sau khi bảo dưỡng;

- Thực hiện sao lưu dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào ổ ghi DVD;

- Thực hiện sao lưu hệ điều hành (Image Backup) của máy chủ vào ổ ghi DVD;

- Kiểm tra, ghi nhận lại toàn bộ cấu hình thiết lập của hệ thống ra một file riêng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần mềm hệ thống:

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng và tính năng của hệ điều hành kiểm tra các thông số hệ thống DP:

+ Kiểm tra trạng thái hoạt động;

+ Kiểm tra giao diện tương tác ngoại vi;

+ Kiểm tra đồng bộ thời gian;

+ Kiểm tra tất cả các tiến trình đang hoạt động (các phần mềm đang hoạt động trên máy chủ);

+ Kiểm tra tải xử lý;

+ Kiểm tra tình trạng sử dụng bộ nhớ;

+ Kiểm tra dung lượng ổ cứng;

+ Kiểm tra file log;

+ Kiểm tra trạng thái tính năng dự phòng (duplication) của các ứng dụng chạy trên Máy chủ.

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log) nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ.

ii. Bảo dưỡng phần cứng

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown.

- Tháo kết nối máy chủ với nguồn điện và các thiết bị khác, đưa ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong.

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):

+ Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (nếu thấy quạt có độ trơ lớn thì cần thay thế ngay), làm sạch bụi bẩn và thay thế hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cho bo mạch chính ở mức +-24V, +-5V;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;

+ Sử dụng chổi mềm và bình khí để làm sạch bụi trên các bo mạch chính, modul Ram và các card đi kèm: Graphics card, raid card, NIC card, kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt. Dùng dung dịch Acatol làm sạch bề mặt vỉ mạch, kiểm tra chân nối với các linh kiện và hàn lại nếu phát hiện có nới lỏng;

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên. Nếu có tiếng "bíp" kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối;

+ Kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi cho thiết bị vào chạy thử;

+ Kiểm tra lại hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các Máy chủ.

* Màn hình hiển thị:

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu, vệ sinh sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra các chức năng điều khiển, hiển thị.

* Loa:

+ Vệ sinh, kiểm tra chất lượng loa;

* Các thiết bị Handset, headset:

+ Tháo thiết bị ra khỏi vị trí;

+ Vệ sinh, kiểm tra vật lý;

+ Lắp lại thiết bị vào vị trí cũ và kiểm tra trạng thái hoạt động.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống.;

- Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác. Kết thúc công việc.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

1.1.2. Định mức tiêu hao a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,10

- Kỹ sư bậc 3/8: 5,75

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 2,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 1,05

- Kỹ sư bậc 3/8: 2,87

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 1,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

1.2. Thiết bị ghi và hiển thị dữ liệu

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1.2.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của máy trạm gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng nếu có;

- Chạy các ứng dụng phần mềm hệ thống của máy trạm và ghi nhận lại các kết quả nhằm so sánh sau khi bảo dưỡng;

- Thực hiện sao lưu dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào ổ ghi DVD;

- Thực hiện sao lưu hệ điều hành (Image Backup) của máy chủ vào ổ ghi DVD;

- Kiểm tra, ghi nhận lại toàn bộ cấu hình thiết lập của hệ thống ra một file riêng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần mềm hệ thống:

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng và tính năng của hệ điều hành kiểm tra các thông số hệ thống CSP:

+ Kiểm tra trạng thái hoạt động;

+ Kiểm tra giao diện tương tác ngoại vi;

+ Kiểm tra đồng bộ thời gian;

+ Kiểm tra tất cả các tiến trình đang hoạt động (các phần mềm đang hoạt động trên máy chủ);

+ Kiểm tra tải xử lý;

+ Kiểm tra tình trạng sử dụng bộ nhớ;

+ Kiểm tra dung lượng ổ cứng;

+ Kiểm tra file log;

+ Kiểm tra trạng thái tính năng dự phòng (duplication) của các ứng dụng chạy trên Máy chủ.

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log) nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ.

ii. Bảo dưỡng phần cứng:

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown;

- Tháo kết nối máy chủ với nguồn điện và các thiết bị khác, đưa ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):

+ Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (nếu thấy quạt có độ trơ lớn thì cần thay thế ngay), làm sạch bụi bẩn và thay thế hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cho bo mạch chính ở mức +-24V, +-5V;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;

+ Sử dụng chổi mềm và bình khí để làm sạch bụi trên các bo mạch chính, modul Ram và các card đi kèm: Graphics card, raid card, NIC card, kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt. Dùng dung dịch Acatol làm sạch bề mặt vỉ mạch, kiểm tra chân nối với các linh kiện và hàn lại nếu phát hiện có nới lỏng;

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên. Nếu có tiếng "bíp" kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối;

+ Kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi cho thiết bị vào chạy thử;

+ Kiểm tra lại hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các Máy chủ.

* Màn hình hiển thị:

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu, vệ sinh sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra các chức năng điều khiển, hiển thị.

* Loa:

+ Vệ sinh, kiểm tra chất lượng loa.

* Các thiết bị Handset, headset:

+ Tháo thiết bị ra khỏi vị trí;

+ Vệ sinh, kiểm tra vật lý;

+ Lắp lại thiết bị vào vị trí cũ và kiểm tra trạng thái hoạt động

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống.

- Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác. Kết thúc công việc.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

1.2.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,10

- Kỹ sư bậc 3/8: 5,75

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 2,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 1,05

- Kỹ sư bậc 3/8: 2,87

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 1,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

2. HỆ THỐNG XỬ LÝ DỮ LIỆU RADAR

2.1. Bộ xử lý điều hành trung tâm

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

2.1.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của máy trạm gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng nếu có;

- Chạy các ứng dụng phần mềm hệ thống của máy trạm và ghi nhận lại các kết quả nhằm so sánh sau khi bảo dưỡng;

- Thực hiện sao lưu dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào ổ ghi DVD;

- Thực hiện sao lưu hệ điều hành (Image Backup) của máy chủ vào ổ ghi DVD;

- Kiểm tra, ghi nhận lại toàn bộ cấu hình thiết lập của hệ thống ra một file riêng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần mềm hệ thống:

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng và tính năng của hệ điều hành kiểm tra các thông số hệ thống COP:

+ Kiểm tra trạng thái hoạt động;

+ Kiểm tra giao diện tương tác ngoại vi;

+ Kiểm tra đồng bộ thời gian;

+ Kiểm tra tất cả các tiến trình đang hoạt động (các phần mềm đang hoạt động trên máy chủ);

+ Kiểm tra tải xử lý;

+ Kiểm tra tình trạng sử dụng bộ nhớ;

+ Kiểm tra dung lượng ổ cứng;

+ Kiểm tra file log;

+ Kiểm tra trạng thái tính năng dự phòng (duplication) của các ứng dụng chạy trên Máy chủ.

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log) nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ.

ii. Bảo dưỡng phần cứng:

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown.

- Tháo kết nối máy chủ với nguồn điện và các thiết bị khác, đưa ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):

+ Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (nếu thấy quạt có độ trơ lớn thì cần thay thế ngay), làm sạch bụi bẩn và thay thế hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cho bo mạch chính ở mức +-24V, +-5V;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;

+ Sử dụng chổi mềm và bình khí để làm sạch bụi trên các bo mạch chính, modul Ram và các card đi kèm: Graphics card, raid card, NIC card, kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt. Dùng dung dịch Acetol làm sạch bề mặt vỉ mạch, kiểm tra chân nối với các linh kiện và hàn lại nếu phát hiện có nới lỏng;

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên. Nếu có tiếng "bíp" kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối;

+ Kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi cho thiết bị vào chạy thử;

+ Kiểm tra lại hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các Máy chủ.

* Màn hình hiển thị:

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu, vệ sinh sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra các chức năng điều khiển, hiển thị.

* Loa:

+ Vệ sinh, kiểm tra chất lượng loa.

* Các thiết bị Handset, headset:

+ Tháo thiết bị ra khỏi vị trí;

+ Vệ sinh, kiểm tra vật lý;

+ Lắp lại thiết bị vào vị trí cũ và kiểm tra trạng thái hoạt động.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống;

- Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác. Kết thúc công việc.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2.1.2. Định mức tiêu hao a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,10

- Kỹ sư bậc 3/8: 5,75

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 2,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 1,05

- Kỹ sư bậc 3/8: 2,87

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 1,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

3. HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN

3.1. Bộ xử lý cơ sở dữ liệu server

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

3.1.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của máy trạm gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng nếu có;

- Chạy các ứng dụng phần mềm hệ thống của máy trạm và ghi nhận lại các kết quả nhằm so sánh sau khi bảo dưỡng;

- Thực hiện sao lưu dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào ổ ghi DVD;

- Thực hiện sao lưu hệ điều hành (Image Backup) của máy chủ vào ổ ghi DVD;

- Kiểm tra, ghi nhận lại toàn bộ cấu hình thiết lập của hệ thống ra một file riêng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần mềm hệ thống:

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng và tính năng của hệ điều hành kiểm tra các thông số hệ thống DBS:

+ Kiểm tra trạng thái hoạt động;

+ Kiểm tra đồng bộ thời gian;

+ Kiểm tra tất cả các tiến trình đang hoạt động (các phần mềm đang hoạt động trên máy chủ);

+ Kiểm tra tải xử lý;

+ Kiểm tra tình trạng sử dụng bộ nhớ;

+ Kiểm tra dung lượng ổ cứng;

+ Kiểm tra file log;

+ Kiểm tra backup cơ sở dữ liệu.

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log) nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ;

- Kiểm tra, điều chỉnh trạng thái thiết bị DBS.

ii. Bảo dưỡng phần cứng:

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown;

- Tháo kết nối máy chủ với nguồn điện và các thiết bị khác, đưa ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):

+ Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (nếu thấy quạt có độ trơ lớn thì cần thay thế ngay), làm sạch bụi bẩn và thay thế hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cho bo mạch chính ở mức +-24V, +-5V;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;

+ Sử dụng chổi mềm và bình khí để làm sạch bụi trên các bo mạch chính, modul Ram và các card đi kèm: Graphics card, raid card, NIC card, kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt. Dùng dung dịch Acatol làm sạch bề mặt vỉ mạch, kiểm tra chân nối với các linh kiện và hàn lại nếu phát hiện có nới lỏng;

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên. Nếu có tiếng "bíp" kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối;

+ Kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi cho thiết bị vào chạy thử;

+ Kiểm tra lại hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các Máy chủ.

* Màn hình hiển thị:

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu, vệ sinh sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra các chức năng điều khiển, hiển thị.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống;

- Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;

- Kết thúc công việc.

d) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

3.1.1. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,10

- Kỹ sư bậc 3/8: 5,75

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 2,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 1,05

- Kỹ sư bậc 3/8: 2,87

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 1,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

3.2. Bộ xử lý cơ sở dữ liệu client

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

3.2.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của máy trạm gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng nếu có;

- Chạy các ứng dụng phần mềm hệ thống của máy trạm và ghi nhận lại các kết quả nhằm so sánh sau khi bảo dưỡng;

- Thực hiện sao lưu dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào ổ ghi DVD;

- Thực hiện sao lưu hệ điều hành (Image Backup) của máy chủ vào ổ ghi DVD;

- Kiểm tra, ghi nhận lại toàn bộ cấu hình thiết lập của hệ thống ra một file riêng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần mềm hệ thống:

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng và tính năng của hệ điều hành kiểm tra các thông số hệ thống DBS:

+ Kiểm tra trạng thái hoạt động;

+ Kiểm tra đồng bộ thời gian;

+ Kiểm tra tất cả các tiến trình đang hoạt động (các phần mềm đang hoạt động trên máy chủ);

+ Kiểm tra tải xử lý;

+ Kiểm tra tình trạng sử dụng bộ nhớ;

+ Kiểm tra dung lượng ổ cứng;

+ Kiểm tra file log;

+ Kiểm tra backup cơ sở dữ liệu.

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log)

nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ.

ii. Bảo dưỡng phần cứng:

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown.

- Tháo kết nối máy chủ với nguồn điện và các thiết bị khác, đưa ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):

+ Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (nếu thấy quạt có độ trơ lớn thì cần thay thế ngay), làm sạch bụi bẩn và thay thế hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cho bo mạch chính ở mức +-24V, +-5V;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;

+ Sử dụng chổi mềm và bình khí để làm sạch bụi trên các bo mạch chính, modul Ram và các card đi kèm: Graphics card, raid card, NIC card, kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt. Dùng dung dịch Acatol làm sạch bề mặt vỉ mạch, kiểm tra chân nối với các linh kiện và hàn lại nếu phát hiện có nới lỏng;

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên. Nếu có tiếng "bíp" kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối;

+ Kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi cho thiết bị vào chạy thử;

+ Kiểm tra lại hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các Máy chủ.

* Màn hình hiển thị:

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu, vệ sinh sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra các chức năng điều khiển, hiển thị.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa thiết bị vào rack và kết nối với thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống;

- Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;

- Kết thúc công việc.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

3.2.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 5/8: 1,30

- Kỹ sư bậc 3/8: 3,80

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 1,80

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 5/8: 0,65

- Kỹ sư bậc 3/8: 1,90

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 0,90

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

4. THIẾT BỊ ĐỒNG BỘ THỜI GIAN - TIME SERVER

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

4.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, khối cắm mở rộng đo kiểm, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của Hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra các đèn chỉ báo, màn hình;

- Kiểm tra các phím chức năng.

c) Thực hiện

- Hệ thống được nối với anten GPS là thiết bị đặt ngoài trời nên chịu nhiều tác động của môi trường có thể dẫn đến suy giảm chất lượng thu phát. Vệ sinh công nghiệp các chi tiết tiếp xúc giữa Anten và dây feeder, kiểm tra các kết cấu cột treo Anten xem có đảm bảo chắc chắn, có bị han gỉ hay không, nếu có thì thực hiện gia cố, sơn chống gỉ đảm bảo yêu cầu;

- Kiểm tra chất lượng dây feeder xem có bị đứt, hỏng, suy giảm chất lượng vỏ bọc hay không;

- Vệ sinh công nghiệp bề mặt thiết bị, gia cố lại các cáp nối.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Kiểm tra các chức năng của thiết bị, thử các dịch vụ có liên quan để kiểm tra tính ổn định của thiết bị.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

4.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,10

- Kỹ sư bậc 5/8: 17,70

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 2,25

ii. Tiêu hao lao động sửa chữa, thay thế thiết bị

- Kỹ sư bậc 7/8: 0,50

- Kỹ sư bậc 5/8: 8,85

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 1,12

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

5. MÁY CHỦ WEB

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

5.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của máy trạm gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng nếu có;

- Chạy các ứng dụng phần mềm hệ thống của máy trạm và ghi nhận lại các kết quả nhằm so sánh sau khi bảo dưỡng;

- Thực hiện sao lưu dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào ổ ghi DVD;

- Thực hiện sao lưu hệ điều hành (Image Backup) của máy chủ vào ổ ghi DVD;

- Kiểm tra, ghi nhận lại toàn bộ cấu hình thiết lập của hệ thống ra một file riêng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần mềm hệ thống:

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng và tính năng của hệ điều hành kiểm tra các thông số hệ thống WS:

+ Kiểm tra trạng thái hoạt động;

+ Kiểm tra đồng bộ thời gian;

+ Kiểm tra tất cả các tiến trình đang hoạt động (các phần mềm đang hoạt động trên máy chủ);

+ Kiểm tra tải xử lý;

+ Kiểm tra tình trạng sử dụng bộ nhớ;

+ Kiểm tra dung lượng ổ cứng;

+ Kiểm tra file log;

+ Kiểm tra sao lưu dự phòng.

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log) nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ;

- Kiểm tra, điều chỉnh trạng thái thiết bị WS.

ii. Bảo dưỡng phần cứng:

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown;

- Tháo kết nối máy chủ với nguồn điện và các thiết bị khác, đưa ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):

+ Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (nếu thấy quạt có độ trơ lớn thì cần thay thế ngay), làm sạch bụi bẩn và thay thế hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cho bo mạch chính ở mức +-24V, +-5V;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;

+ Sử dụng chổi mềm và bình khí để làm sạch bụi trên các bo mạch chính, modul Ram và các card đi kèm: Graphics card, raid card, NIC card, kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt. Dùng dung dịch Acatol làm sạch bề mặt vỉ mạch, kiểm tra chân nối với các linh kiện và hàn lại nếu phát hiện có nới lỏng;

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên. Nếu có tiếng "bíp" kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối;

+ Kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi cho thiết bị vào chạy thử;

+ Kiểm tra lại hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các Máy chủ.

* Màn hình hiển thị:

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu, vệ sinh sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra các chức năng điều khiển, hiển thị.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống;

- Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác. Kết thúc công việc.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

5.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,10

- Kỹ sư bậc 3/8: 5,75

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 2,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 1,05

- Kỹ sư bậc 3/8: 2,87

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 1,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

PHẦN 2. PHÂN HỆ RADAR

1. THIẾT BỊ RADAR

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

Quy định áp dụng: Định mức bảo dưỡng thiết bị Radar dưới đây được xây dựng, áp dụng đối với các loại Radar có kích thước Anten ≥ 18 feet; đối với các loại Radar có kích thước Anten < 18 feet sẽ được điều chỉnh theo hệ số K = 0,8.

1.1. Anten Radar

1.1.1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các công cụ, dụng cụ, thiết bị đo, dây cắm nguồn điện mở rộng, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác nâng hạ, bảo dưỡng;

- Tắt radar, tắt anten

- Dựng dàn giáo bằng với độ cao Anten.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra hoạt động của Anten trên máy tính giám sát;

- Quan sát bằng mắt thường tình trạng của Anten, hộp truyền động, ống dẫn sóng;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến tình trạng thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần phát xạ anten:

- Bảo dưỡng ngăn ngừa: công việc tiến hành bên ngoài bề mặt thiết bị

+ Lau mặt trước và sau anten bằng vải mềm

+ Kiểm tra bằng mắt, vệ sinh đảm bảo không có mảng sơn, bụi bẩn, muối bám trên bề mặt anten

+ Kiểm tra đảm bảo tấm bảo vệ mặt trước và sau không bị hư hại, đánh bóng bề mặt bằng dầu đánh bóng.

- Bảo dưỡng hiệu chỉnh và sửa chữa: khi tiến hành phải mở thiết bị để thay thế

+ Tháo phần phát xạ anten;

+ Lắp phần phát xạ anten.

ii. Bảo dưỡng bộ điều tốc (gearbox)

- Bảo dưỡng ngăn ngừa:

+ Kiểm tra và vệ sinh bề mặt bộ điều tốc;

+ Kiểm tra mức dầu bôi trơn bộ điều tốc;

+ Bổ sung dầu bôi trơn bộ điều tốc (nếu bị thiếu);

+ Thay thế dầu bôi trơn bộ điều tốc (Khi đến hạn).

- Bảo dưỡng hiệu chỉnh: khi tiến hành phải mở thiết bị để thay thế

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ điều tốc;

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ tạo mã phương vị;

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ truyền động (motor, motor phương vị, ống dẫn sóng, phần phát xạ anten phải tháo trước);

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh motor anten;

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh khớp nối động;

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh toàn bộ bộ truyền động;

iii. Bảo dưỡng bộ tạo mã phương vị (encoder)

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ tạo mã phương vị;

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh motor phương vị;

+ Kiểm tra, vệ sinh thiết bị.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Thu dọn các dụng cụ, tháo bỏ cố định anten, đảm bảo không gian an toàn và đảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên khi anten hoạt động;

- Bật radar: cho radar hoạt động đầy đủ các chức năng;

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng;

- Kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống. Công việc này sẽ được tiến hành để đánh giá cho từng module. Kết quả được ghi lại bao gồm, chất lượng dịch vụ, kết quả chức năng và trạng thái hiển thị trên thiết bị;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc

- Lắp lại các vỏ bảo vệ, cửa, vệ sinh sạch bụi bẩn bên ngoài của thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất đặt thiết bị đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào bản kết quả bảo dưỡng và ký tên và báo cáo người phụ trách.

1.1.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 6,00

- Kỹ sư bậc 6/8: 8,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 10,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 14,00

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 3,00

- Kỹ sư bậc 6/8: 4,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 5,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 7,00

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

1.2. Máy thu phát Radar

1.2.1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các công cụ, dụng cụ, thiết bị đo, dây cắm nguồn điện mở rộng, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác nâng hạ, bảo dưỡng.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra hoạt động của máy thu phát Radar trên máy tính giám sát;

- Quan sát bằng mắt thường tình trạng của máy thu phát Radar;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến tình trạng thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Kiểm tra các thiết bị thành phần:

+ Các thiết bị đã lắp đặt, các cáp nối, cáp cấp nguồn;

+ Thiết bị làm khô ống dẫn sóng (thiết bị hút ẩm);

+ Vệ sinh hoặc thay thế các tấm lọc bụi;

+ Vệ sinh bụi bẩn bên ngoài và bên trong thiết bị.

i. Bảo dưỡng hiệu chỉnh

+ Tìm và phát hiện hư hỏng: Quan sát chỉ báo trên các bảng chỉ báo, sử dụng máy tính giám sát và điều khiển radar để kiểm tra lỗi sau đó phân tích xác định chính xác bo mạch, bộ phận hư hỏng để hiệu chỉnh hoặc thay thế;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế đèn chỉ báo hoạt động của máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế đèn chỉ báo hoạt động của các modun trong máy thu phát Radar;

+ Thay thế cầu chì bên trong máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế đèn Magnetron/bộ khuếch đại công suất bán dẫn của máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế modun thu của máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế modun điều chế của máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế quạt làm mát bên trong máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, vệ sinh, điều chỉnh hoặc thay thế lọc gió bên trong máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế modun điều khiển máy thu phát Radar;

+ Thay pin (nếu sử dụng) cấp nguồn cho bộ nhớ của các modun cho các khối trong máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế bo mạch chính và modun nguồn cung cấp của máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế bộ phân phối chính (MDU) của máy thu phát Radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế bộ phân phối tín hiệu radar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế modun xử lý hình ảnh radar trong máy thu phát Rardar;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế modun điều chỉnh độ nhạy và xử lý hình ảnh radar trong cấu hình hai máy thu phát radar sử dụng phân tập tần số;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh hoặc thay thế modun tách nhiễu biển của máy thu phát Radar.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Kiểm tra các công việc đã làm, đảm bảo đúng quy trình, lắp đặt đúng kỹ thuật đảm bảo radar sẵn sàng hoạt động;

- Mở radar: cho radar hoạt động đầy đủ các chức năng;

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng;

- Kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống. Công việc này sẽ được tiến hành để đánh giá cho từng modun. Kết quả được ghi lại bao gồm, chất lượng dịch vụ, kết quả chức năng và trạng thái hiển thị trên thiết bị.

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc

- Lắp lại các vỏ bảo vệ, cửa, vệ sinh sạch bụi bẩn bên ngoài của thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất đặt thiết bị đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào bản kết quả bảo dưỡng và ký tên và báo cáo người phụ trách.

1.2.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 4,00

- Kỹ sư bậc 6/8: 8,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 10,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 12,00

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 6/8: 4,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 5,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 6,00

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

2. BỘ XỬ LÝ DỮ LIỆU, BỘ XỬ LÝ VIDEO

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

2.1. Bộ xử lý dữ liệu Radar

2.1.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của máy trạm gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng nếu có;

- Chạy các ứng dụng phần mềm hệ thống của máy trạm và ghi nhận lại các kết quả nhằm so sánh sau khi bảo dưỡng;

- Thực hiện sao lưu dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào ổ ghi DVD;

- Thực hiện sao lưu hệ điều hành (Image Backup) của máy chủ vào ổ ghi DVD;

- Kiểm tra, ghi nhận lại toàn bộ cấu hình thiết lập của hệ thống ra một file riêng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Bảo dưỡng phần mềm hệ thống:

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng kiểm tra hoạt động hệ thống Radar (RDP)

+ Kiểm tra hình ảnh và điều chỉnh thông số Radar;

+ Kiểm tra hiệu chỉnh hình ảnh radar theo điểm tham chiếu.

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng và tính năng của hệ điều hành kiểm tra các thông số hệ thống RDP:

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh trạng thái hoạt động;

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh giao diện tương tác ngoại vi;

+ Kiểm tra, điều chỉnh đồng bộ thời gian;

+ Kiểm tra tất cả các tiến trình đang hoạt động (các phần mềm đang hoạt động trên máy chủ);

+ Kiểm tra tải xử lý;

+ Kiểm tra tình trạng sử dụng bộ nhớ;

+ Kiểm tra dung lượng ổ cứng;

+ Kiểm tra file log;

+ Kiểm tra trạng thái tính năng sao lưu dự phòng.

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log) nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ.

i. Bảo dưỡng phần cứng:

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown.

- Tháo kết nối máy chủ với nguồn điện và các thiết bị khác, đưa ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Thiết bị xử lý trung tâm (CPU):

+ Sử dụng bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, tháo rời bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (nếu thấy quạt có độ trơ lớn thì cần thay thế ngay), làm sạch bụi bẩn và thay thế hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức điện áp cho bo mạch chính ở mức +-24V, +-5V;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị.

+ Sử dụng chổi mềm và bình khí để làm sạch bụi trên các bo mạch chính, modun Ram và các card đi kèm: Graphics card, raid card, NIC card, kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt. Dùng dung dịch Acatol làm sạch bề mặt vỉ mạch, kiểm tra chân nối với các linh kiện và hàn lại nếu phát hiện có nới lỏng;

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên. Nếu có tiếng "bíp" kêu báo lỗi thì cần thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết nối;

+ Kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi cho thiết bị vào chạy thử;

+ Kiểm tra lại hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các Máy chủ.

* Màn hình hiển thị:

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu, vệ sinh sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra các chức năng điều khiển, hiển thị.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống;

- Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác. Kết thúc công việc.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2.1.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 4,10

- Kỹ sư bậc 3/8: 6,75

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 8,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,05

- Kỹ sư bậc 3/8: 3,37

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 4,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

2.2. Bộ xử lý video Radar

2.2.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các công cụ, dụng cụ, thiết bị đo, dây cắm nguồn điện mở rộng, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác nâng hạ, bảo dưỡng;

- Chạy bộ xử lý dự phòng thay thế thiết bị bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra tình trạng toàn bộ cấu hình hệ thống và tình trạng thiết bị và ghi lại các giá trị liên quan;

- Thực hiện kiểm tra các chức năng;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Vệ sinh thiết bị: vệ sinh bên trong thiết bị tránh bụi bẩn, vệ sinh quạt làm mát;

- Tắt, khởi động thiết bị;

- Sao lưu cấu hình hệ thống;

- Sao lưu toàn bộ hệ điều hành;

- Phát hiện bộ phận hư hỏng;

- Thay thế các bộ phận hư hỏng.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị cũng như kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế;

- Ghi lại các kết quả.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2.2.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 4,10

- Kỹ sư bậc 3/8: 6,75

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 8,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,05

- Kỹ sư bậc 3/8: 3,37

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 4,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

PHẦN 3. PHÂN HỆ AIS

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí máy thu phát AIS khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống;

- Chạy các chương trình kiểm tra (test) của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi bảo dưỡng;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Tháo gỡ các thành phần thiết bị;

- Vệ sinh, kiểm tra tình trạng thiết bị trong trạng thái không cấp nguồn;

- Kiểm tra thông số các trong trạng thái cấp nguồn:

+ Kiểm tra mức điện áp tại khối điều khiển, mạch thu, mạch phát;

+ Kiểm tra mức tín hiệu thu trên mạch thu, mức tín hiệu phát trên mạch phát;

+ Điều chỉnh khối khuếch đại công suất: mức cảnh báo, dải tín hiệu ra, mức tín hiệu ra, mức suy giảm tín hiệu ra;

+ Thay thế các linh, phụ kiện bị hỏng nếu có.

- Kiểm tra và vệ sinh các thành phần ngoài trời như chống sét và anten thu phát.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị cũng như kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế;

- Ghi lại các kết quả.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8: 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8: 5,30

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 6,70

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8: 0,50

- Kỹ sư bậc 5/8: 2,65

- C/N kỹ thuật bậc 5/7: 3,35

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

PHẦN IV. PHÂN HỆ CCTV

1. THIẾT BỊ QUANG VÀ CAMERA GIÁM SÁT

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Bố trí thiết bị/hệ thống khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị;

- Dụng cụ tháo mở chuyên dụng, đồng hồ vạn năng, cồn công nghiệp và chổi mềm, kìm bấm cáp chuyên dụng, đầu nối BNC...

- Tập hợp các tài liệu bảo dưỡng, mẫu bảo dưỡng thiết bị;

- Chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo dưỡng.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra hệ thống nguồn cấp;

- Kiểm tra hệ thống chống sét;

- Kiểm tra tình trạng thiết bị tại mặt thiết bị bộ chuyển đổi cáp quang, Camera IP;

- Kiểm tra tình trạng thiết bị tại hệ thống giám sát từ xa.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Vệ sinh thiết bị;

+ Chuyển thiết bị về chế độ dự phòng;

+ Tắt nguồn cung cấp cho thiết bị;

+ Ngắt các cáp đầu vào và đầu ra, cáp nguồn…

+ Dùng tua vít tháo các ốc;

+ Tháo các ốc và mở nắp đậy;

+ Sử dụng chổi lông, máy hút bụi chuyên dụng làm sạch bề mặt các vỉ mạch;

+ Sử dụng dung dịch Acetol làm sạch các bộ phận tiếp xúc các vỉ mạch;

+ Đóng vỏ thiết bị;

+ Làm vệ sinh bề mặt bên ngoài vỏ máy;

+ Làm vệ sinh bề mặt bên ngoài camera dome;

+ Cấp nguồn, kiểm tra các chức năng hoạt động;

+ Chuyển máy về chế độ dự phòng.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Xem lại hình ảnh hiện thị tại trung tâm điều hành;

- Điều khiển camera tại trung tâm điều hành;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc

- Đóng tủ đựng thiết bị quang;

- Đóng nắp đậy camera IP;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất đặt thiết bị đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào bản kết quả bảo dưỡng và ký tên và báo cáo người phụ trách.

1.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8 : 2,00

- Kỹ sư bậc 6/8 : 5,30

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 6,70

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8 : 1,00

- Kỹ sư bậc 6/8 : 2,65

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 3,35

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Vật tư phục vụ bảo dưỡng: tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

2. THIẾT BỊ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN CAMERA

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

2.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Bố trí thiết bị/hệ thống khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị;

- Dụng cụ tháo mở chuyên dụng, đồng hồ vạn năng, cồn công nghiệp và các dụng cụ khác;

- Tập hợp các tài liệu bảo dưỡng, mẫu bảo dưỡng thiết bị;

- Chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo dưỡng.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra tình trạng thiết bị tại mặt thiết bị chuyển đổi cáp quang, bộ chia tín hiệu, đầu ghi, bàn phím Điều khiển, màn hình hiển thị giám sát;

- Kiểm tra tình trạng thiết bị tại hệ thống giám sát từ xa;

- Ghi lại một số thông tin cần thiết.

c) Thực hiện bảo dưỡng:

- Bảo dưỡng thiết bị (bộ chuyển đổi cáp quang, bộ chia tín hiệu, đầu ghi, bàn phím);

+ Chuyển thiết bị về chế độ dự phòng;

+ Tắt nguồn cung cấp cho thiết bị;

+ Ngắt các cáp đầu vào và đầu ra, cáp nguồn…

+ Dùng tua vít tháo các ốc;

+ Tháo các ốc và mở nắp đậy;

+ Sử dụng chổi lông, máy hút bụi chuyên dụng làm sạch bề mặt các vỉ mạch;

+ Sử dụng dung dịch Acetol làm sạch các bộ phận tiếp xúc các vỉ mạch;

+ Đóng vỏ thiết bị;

+ Làm vệ sinh bề mặt bên ngoài vỏ máy;

+ Cấp nguồn, kiểm tra các chức năng hoạt động;

+ Chuyển máy về chế độ dự phòng.

- Bảo dưỡng màn hình hiển thị giám sát

+ Tắt màn hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu. Sử dụng vải mềm cộng với chất lau kính chuyên dụng để làm sạch bề mặt màn hình;

+ Tháo nắp che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên trong. (không nên tùy ý mở màn hình để vệ sinh các phần bên trong do linh kiện rất nhạy cảm);

+ Lắp lại các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra hình ảnh sao cho có chất lượng hiển thị tốt.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng

- Kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống. Công việc này sẽ được tiến hành để đánh giá cho từng module. Kết quả được ghi lại bao gồm, chất lượng dịch vụ, kết quả chức năng và trạng thái hiển thị trên thiết bị;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc

- Lắp lại các Panel, cửa của Rack thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất đặt thiết bị đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào bảng kết quả bảo dưỡng và ký tên và báo cáo người phụ trách.

2.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 5/8 : 2,40

- Kỹ sư bậc 4/8 : 3,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 2,15

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 5/8 : 1,20

- Kỹ sư bậc 4/8 : 1,50

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 1,07

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

PHẦN 5. PHÂN HỆ SCADA

- Số lượng: 01 bộ/trạm.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị các trang thiết bị, vật tư, phụ tùng cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Tập hợp các tài liệu bảo dưỡng, mẫu bảo dưỡng thiết bị;

- Chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo dưỡng.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra tình trạng các thiết bị có kết nối với hệ thống SCADA;

- Thực hiện thử một số phép thử để kiểm tra chức năng của thiết bị này;

- Ghi lại một số thông số cơ bản của hệ thống tại phần mềm thể hiện trên màn hình và trong các menu.

c) Thực hiện

i. Kiểm tra đường kết nối

- Thay đổi trạng thái (thay đổi cứng) các thiết bị cảm biến. Sau đó kiểm tra phần hiển thị thiết bị này tại máy tính giám sát điều khiển có chỉ báo hay không;

- Thay đổi trạng thái (thay đổi mềm) một thiết bị nào đấy tại máy tính giám sát điều khiển. Sau đó kiểm tra xem thiết bị có thay đổi tương ứng tại phần cứng hay không;

- Kiểm tra xem có gì bất thường không, nếu có sự thay đổi tương ứng ở phần máy tính thì kết nối vẫn tốt.

ii. Kiểm tra máy in và chức năng in ấn.

- Kiểm tra trạng thái của máy in, mực in, giấy in;

- Kiểm tra khả năng in tự động các log cảnh báo của hệ thống.

iii. Kiểm tra các cảm biến

- Kiểm tra tình trạng vật lý của các cảm biến;

- Kiểm tra trạng thái hoạt động của các cảm biến;

- Kiểm tra khả năng điều khiển các cảm biến;

- Kiểm tra chức năng cảnh báo sự cố;

- Tạo một cảnh báo giả tại các cảm biến (ngắt nguồn một thiết bị nào đấy);

- Kiểm tra các cảnh báo tại phần mềm giám sát điều khiển;

- Kiểm tra chức năng xác nhận cảnh báo;

- Đưa thiết bị vừa thử cảnh báo về trạng thái ban đầu.

iv. Kiểm tra, chỉnh đồng hồ

- So sánh thời gian giữa đồng hồ của hệ thống giám sát với đồng hồ chuẩn (theo GPS);

- Sửa đổi lại thời gian nếu bị lệch.

v. Vệ sinh thiết bị

- Sử dụng chổi lông, máy hút bụi chuyên dụng làm sạch bề ngoài các thiết bị, máy tính, máy in;

- Kiểm tra, cố định lại các cáp nguồn và tín hiệu.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Kiểm tra một lần nữa trạng thái của thiết bị tại mặt máy và tại thiết bị giám sát từ xa của hệ thống;

- Kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống.

e) Kết thúc công việc

- Lắp lại các panel, cửa của giá thiết bị, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất đặt thiết bị đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào bản kết quả bảo dưỡng, ký tên và báo cáo người phụ trách.

2. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8 : 4,10

- Kỹ sư bậc 5/8 : 0,60

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 3,90

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8 : 2,05

- Kỹ sư bậc 5/8 : 0,30

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 1,95

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

PHẦN 6. PHÂN HỆ VHF

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí máy thu phát VHF khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống;

- Chạy các chương trình kiểm tra (test) của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi bảo dưỡng;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Thiết bị thu phát VHF:

- Tháo gỡ các thành phần thiết bị;

- Vệ sinh, kiểm tra tình trạng thiết bị trong trạng thái không cấp nguồn;

- Kiểm tra thông số các trong trạng thái cấp nguồn:

+ Kiểm tra mức điện áp tại khối điều khiển, mạch thu, mạch phát;

+ Điều chỉnh các mức tín hiệu trên khối điều khiển: mức khuếch đại micro, mức tín hiệu âm tần remote, mức tín hiệu âm tần thu, mức tín hiệu âm tần ra, mức ghi tín hiệu đầu ra (Record Ouput Level);

+ Kiểm tra mức điện áp tại khối điều khiển, mạch thu, mạch phát;

+ Kiểm tra mức tín hiệu thu trên mạch thu, mức tín hiệu phát trên mạch phát;

+ Điều chỉnh khối khuếch đại công suất: mức cảnh báo, dải tín hiệu ra, mức tín hiệu ra, mức suy giảm tín hiệu ra;

+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của các rơle của khối Anten Duplexer;

+ Thay thế các linh, phụ kiện bị hỏng (nếu có).

ii. Anten VHF:

- Kiểm tra và vệ sinh các thành phần ngoài trời như chống sét và anten thu phát;

- Kiểm tra các tiếp điểm giữa anten với fi-đơ.

iii. Thiết bị xử lý thông tin thoại:

- Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị thông tin thoại.

- Kiểm tra chức năng của thiết bị thông tin thoại.

iv. Bàn điều hành VHF:

- Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị tại bàn điều hành VHF;

- Kiểm tra chức năng của thiết bị tại bàn điều hành VHF.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị cũng như kiểm tra chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế;

- Ghi lại các kết quả.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8 : 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8 : 5,30

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 6,70

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,50

- Kỹ sư bậc 5/8 : 2,65

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 3,35

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

PHẦN 7. PHÂN HỆ TRUYỀN DẪN

- Số lượng: 01 bộ (tính cho 01 tuyến truyền dẫn điểm nối điểm).

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1. THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ bảo dưỡng;

- Bố trí đường truyền dự phòng đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động trực canh của Hệ thống VTS.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra chức năng hoạt động thực tế của hệ thống đường truyền, thực hiện một số phép đo trên các khối để đánh giá cho từng modul;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Bảo dưỡng các thành phần của hệ thống: Do cấu hình của thiết bị thu phát đường truyền là dự phòng nóng (hot standby) nên thiết bị có hai vế No1 và No2 bao gồm các modul giống nhau như TX, RX, DC Conv, MODEM.

i. Bảo dưỡng các khối đường truyền phần vế thứ nhất No.1

Đặt chuyển mạch trên các modul chức năng tương ứng sang làm việc ở vế No.2 để thực hiện bảo dưỡng vế No.1

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn khối và tháo gỡ các thành phần của khối. Vệ sinh các khối và các vỉ mạch trên khối, các đầu jack kết nối;

+ Kiểm tra mạch in, sự biến đổi về màu sắc các linh kiện. Dùng đồng hồ số đo kiểm tra “nguội” thông số các linh kiện điện tử nghi ngờ hỏng, kém chất lượng. Thay thế các linh kiện hỏng.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Đấu nối cáp tín hiệu, cấp nguồn cho hệ thống;

+ Sử dụng các thiết bị đo các thông số theo khuyến nghị của nhà sản xuất trên các vỉ mạch của thiết bị để:

● Kiểm tra chức năng hoạt động của các chuyển mạch, các đèn báo hiệu, các SW trên các khối của vế No1;

● Xác định giá trị điện áp của các điểm kiểm tra, mức công suất phát đường truyền, tần số thu phát của các khối.

+ Thay thế các linh kiện điện tử bị hỏng hóc (nếu có);

+ Ngắt nguồn, lắp ráp vào hệ thống.

ii. Bảo dưỡng các khối đường truyền phần vế thứ hai No.2

- Đặt chuyển mạch trên các modul chức năng tương ứng sang làm việc ở vế No.1 để thực hiện bảo dưỡng vế No.2;

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn khối và tháo gỡ các thành phần của khối. Vệ sinh các khối và các vỉ mạch trên khối, các đầu jack kết nối;

+ Kiểm tra mạch in, sự biến đổi về màu sắc các linh kiện. Dùng đồng hồ số đo kiểm tra “nguội” thông số các linh kiện điện tử nghi ngờ hỏng, kém chất lượng. Thay thế các linh kiện hỏng.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Đấu nối cáp tín hiệu, cấp nguồn cho hệ thống;

+ Sử dụng các thiết bị đo các thông số theo khuyến nghị của nhà sản xuất trên các vỉ mạch của thiết bị để:

● Kiểm tra chức năng hoạt động của các chuyển mạch, các đèn báo hiệu, các SW trên các khối của vế No1;

● Xác định giá trị điện áp của các điểm kiểm tra, mức công suất phát đường truyền, tần số thu phát của các khối;

● Thay thế các linh kiện điện tử bị hỏng hóc (nếu có).

+ Ngắt nguồn, lắp ráp vào hệ thống.

iii. Bảo dưỡng khối ghép kênh

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn khối và tháo gỡ các thành phần của khối. Vệ sinh các khối và các vỉ mạch trên khối, các đầu jack kết nối;

+ Kiểm tra mạch in, sự biến đổi về màu sắc các linh kiện. Dùng đồng hồ số đo kiểm tra “nguội” thông số các linh kiện điện tử nghi ngờ hỏng, kém chất lượng.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Lắp ráp các khối vào giá thiết bị (rack), đấu nối cáp tín hiệu, cấp nguồn cho hệ thống;

+ Sử dụng các thiết bị đo các thông số theo khuyến nghị của nhà sản xuất trên các vỉ mạch của thiết bị. Thực hiện chỉnh định về các giá trị danh định nếu sai lệch vượt quá mức cho phép;

+ Kiểm tra chức năng của các phím trên mặt panel, đèn, còi báo động và bằng Selftest. Thay thế các đèn LED hỏng;

+ Ngắt nguồn, lắp ráp lại thiết bị.

iv. Bảo dưỡng bộ nạp và chỉnh lưu điện.

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn khối và tháo gỡ các thành phần của khối. Vệ sinh các khối và các vỉ mạch trên khối, các đầu jack kết nối;

+ Kiểm tra mạch in, sự biến đổi về màu sắc các linh kiện. Dùng đồng hồ số đo kiểm tra “nguội” các linh kiện điện tử nghi ngờ hỏng, kém chất lượng; mạch bảo vệ nguồn chống sét và sốc điện, thay thế nếu bị hỏng hay bị biến dạng.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Lắp ráp các khối vào giá thiết bị (rack), đấu nối cáp tín hiệu, cấp nguồn cho hệ thống. Sử dụng các thiết bị đo các thông số theo khuyến nghị của nhà sản xuất trên các vỉ mạch của thiết bị. Chỉnh định lại đồng hồ nếu có sai số;

+ Ngắt nguồn, lắp ráp lại thiết bị.

v. Bảo dưỡng nguồn ắc quy dự phòng đường truyền

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn điện chính cung cấp nguồn nạp cho hệ thống nguồn ắc qui dự phòng, vệ sinh bên ngoài và các đầu cực của từng bình ắc quy;

+ Đo kiểm dung lượng của từng bình ắc quy cả hai trường hợp khi không tải và khi có tải mức điện áp.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Lắp ráp cáp đấu nối cáp tín hiệu và cấp nguồn lại;

+ Đo kiểm dung lượng ắc quy với tải thực tế để đánh giá thời gian hoạt động của tải (tính công suất của tải và dung lượng danh định ắc quy thời gian là 24 giờ).

vi. Bảo dưỡng biến áp chống sét

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn cung cấp cho bộ biến áp và tháo rời các nắp bảo vệ của biến áp;

+ Vệ sinh các linh kiện bên trong biến áp và kiểm tra lại toàn bộ các tiếp xúc.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Lắp ráp cáp đấu nối cáp tín hiệu và cấp nguồn lại;

+ Đo kiểm điệp áp theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

vii. Bảo dưỡng bộ hút ẩm ống dẫn sóng

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn cung cấp và tháo rời các nắp bảo vệ thiết bị;

+ Vệ sinh các linh kiện bên trong biến áp và kiểm tra lại toàn bộ các tiếp xúc.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Lắp ráp cáp đấu nối cáp tín hiệu và cấp nguồn lại. Kiểm tra mức áp lực chạy, ngắt máy bơm. Chỉnh định về giá trị danh định theo khuyến nghị nhà sản xuất nếu có sự sai lệch;

+ Kiểm tra các hạt hút ẩm cửa sổ trên thân máy, thay mới hoặc xả độ ẩm theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

viii. Bảo dưỡng anten và ống dẫn sóng của hệ thống đường truyền

+ Kiểm tra các đầu nối chuyển đổi từ cáp đồng trục sang ống dẫn sóng, các vòng đệm làm kín kết nối;

+ Kiểm tra ống dẫn sóng kết nối từ thiết bị thu phát đường truyền đến anten đặc biệt là phần ống dẫn sóng ngoài trời có bị hư hỏng, méo, gập hay không và các ốc vít, chân đế giữ ống dẫn sóng;

+ Kiểm tra các ốc, sự nới lỏng của các khớp nối giữa anten với cột, tra dầu hoặc mỡ chống gỉ cho cột, sơn chống gỉ và sơn màu giá đỡ anten.

ix. Sử dụng các công cụ phần mềm để kiểm tra, điều chỉnh trạng thái thiết bị

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị cũng như kiểm tra chức năng dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế;

- Ghi lại các kết quả.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị và thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 4/8 : 25,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 19,00

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 4/8 : 12,50

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 9,05

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

PHẦN 8. PHÂN HỆ ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

1. THIẾT BỊ UPS: 20 kVA - 30 kVA

- Số lượng: 01 bộ.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

1.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí bộ lưu điện UPS dự phòng khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái đang hoạt động của UPS, nếu UPS không ở chế độ Normal thì khởi động về chế độ Normal;

- Thử tải của UPS để kiểm tra khả năng dự phòng cho hệ thống;

- Kiểm tra các thông số điện áp đầu vào, đầu ra của UPS, các đèn hiển thị trên mặt máy và xử lý nếu có cảnh báo (Alarm);

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Vệ sinh thiết bị:

+ Sử dụng UPS dự phòng thay thế cho UPS bảo dưỡng;

+ Tắt UPS và thực hiện tháo gỡ các thành phần thiết bị;

+ Vệ sinh vỏ máy, các thành phần cấu kiện và quạt làm mát, tra dầu nếu quạt quay không trơn chu;

+ Lắp lại các thành phần cấu kiện đảm bảo đúng vị trí.

- Kiểm tra chất lượng ắc quy:

+ Vệ sinh ắc quy đồng thời kiểm tra vị trí các vỉ mạch và các giắc cắm đảm bảo chính xác trước khi đưa vào làm việc và thực hiện đo kiểm;

+ Đo kiểm giá trị điện áp các ắc quy và thay thế nếu thấy mức điện áp không đạt chỉ tiêu kỹ thuật;

+ Sử dụng tải giả và đồng hồ đo để xác định dung lượng ắc quy theo thời gian sử dụng.

- Kiểm tra màn hình hiển thị, các đèn cảnh báo trong các vỉ Bypass, vỉ Inverter, Rectifier, đèn cảnh báo trên mặt máy và thay thế các linh kiện hỏng trên các vỉ mạch điều khiển nếu phát hiện được;

- Kiểm tra khối nguồn cấp để đảm bảo mức điện áp cấp cho các contactor đường bypass, contactor đầu ra và quạt đồng thời đo kiểm tra điện áp đầu ra, đầu vào UPS.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Kiểm tra lại các thông số điện áp đầu vào, đầu ra, điện áp ắc quy và trạng thái của các đèn tín hiệu trong các vỉ mạch;

- Kiểm tra đảm bảo chuyển mạch ắc quy để ở vị trí Normal;

- Đưa UPS vào hoạt động và kiểm tra lại khả năng chịu tải của UPS.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

1.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 5/8 : 4,35

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 4,65

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 5/8 : 2,12

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 2,32

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

2. ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ: 9.000 BTU - 18.000 BTU

- Số lượng: 01 chiếc.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

2.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Chạy thử máy để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy trước khi bảo dưỡng;

- Ghi lại tình trạng hoạt động và các thông số từ kết quả của chương trình chạy thử liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Bảo dưỡng khối trong nhà:

+ Tháo vỏ máy và kiểm tra, vệ sinh sạch vỏ máy, chân máy, lưới lọc gió, giàn nhiệt, quạt gió. Sơn lại các phần gỉ sét nếu có;

+ Kiểm tra và vệ sinh vỉ mạch Điều khiển và các đầu cảm biến;

+ Kiểm tra và vệ sinh, tra mỡ vào vòng bi trục giữa của quạt gió;

+ Kiểm tra điện áp và dòng sử dụng đồng hồ số đo điện áp 3 pha và dòng của từng pha;

+ Lắp ráp lại các thành phần thiết bị, siết lại các bu lông chân máy.

- Bảo dưỡng khối ngoài trời:

+ Tháo vỏ thiết bị, kiểm tra, vệ sinh sạch các cấu kiện, sơn lại các phần gỉ sét;

+ Siết chặt nắp chụp khống chế đường gas ra;

+ Lắp ráp lại toàn bộ các thành phần thiết bị.

- Bảo dưỡng các đường ống dẫn.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy máy điều hòa để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng;

- Kiểm tra chức năng hoạt động của thiết bị từ bảng điều khiển.

e) Kết thúc công việc

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 5/8 : 0,60

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 1,00

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 5/8 : 0,30

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 0,50

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

3. MÁY PHÁT ĐIỆN: 20 kVA ĐẾN 60 kVA

3.1. Thành phần công việc

- Số lượng: 01 máy phát điện.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 12 tháng.

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, biểu mẫu bảo dưỡng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra trạng thái các đèn hiển thị trên mặt panel của máy;

- Chạy thử máy để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy trước khi bảo dưỡng;

- Ghi lại tình trạng hoạt động và các thông số từ kết quả của chương trình chạy thử liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

Chuyển máy phát điện về chế độ Stop, vệ sinh sạch tổng thể thiết bị, tháo dỡ các chi tiết máy thực hiện bảo dưỡng.

i. Bảo dưỡng phần động cơ:

- Kiểm tra độ sạch (cặn, nước và các tạp chất) và mức của nhớt bôi trơn động cơ, nhiên liệu, nước làm mát động cơ, thực hiện thay hoặc bổ sung nếu cần;

- Kiểm tra và thực hiện hiệu chỉnh dây đai máy nạp ắc quy, các puly truyền động, siết lại các đai ốc nếu cần;

- Kiểm tra và xiết đai kẹp ống dẫn nước, ống dẫn dầu nhiên liệu, dầu nhờn. Nếu phát hiện có sự rò gỉ trên ống dẫn phải lập tức thay thế tránh hỏng máy phát điện;

- Kiểm tra và thay phin lọc dầu nhờn làm mát, phin lọc dầu nhiên liệu theo định kỳ (250 giờ hoặc 06 tháng);

- Kiểm tra và vệ sinh bộ bảo vệ quá nhiệt, bộ lọc khí, bộ giảm chấn và thực hiện hiệu chỉnh nếu cần;

- Kiểm tra bộ nạp ắc quy tĩnh vệ sinh sạch sẽ các tiếp điểm, đo điện áp nạp ắc quy và chỉnh định nếu cần thiết;

- Kiểm tra, vệ sinh đầu nối cáp dẫn motor đề, làm vệ sinh đầu nối từ ắc quy đến motor đề;

- Ghi chép kết quả bảo dưỡng vào mẫu kết quả bảo dưỡng thiết bị.

ii. Bảo dưỡng phần phát điện:

- Kiểm tra các chức năng bảng điều khiển và hiển thị bằng việc ấn phím Test, xử lý các sự cố (nếu có);

- Kiểm tra và hiệu chỉnh AVR, bộ kích từ và các cơ cấu đo lường sử dụng đồng hồ số chuẩn;

- Đo và xử lý độ cách điện giữa các cuộn dây và vỏ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện tẩm sấy cuộn dây (nếu cần);

- Vệ sinh tổng thể thiết bị và toàn bộ nơi đặt máy, sơn chống gỉ và sơn màu thiết bị, siết chặt các bu lông và cáp đấu nối nguồn;

- Kiểm tra và vệ sinh bảo dưỡng Rotor và Stato sau đó lắp lại hoàn chỉnh;

- Chạy thử máy, kiểm tra và hiệu chỉnh thông số nếu cần thiết;

- Kiểm tra khả năng mang tải của máy phát ở trạng thái ngắt điện lưới;

- Ghi chép kết quả bảo dưỡng vào mẫu kết quả bảo dưỡng thiết bị.

iii. Bảo dưỡng bộ tự động chuyển đổi nguồn ATS:

- Thực hiện đấu nối hệ thống điện vào điện lưới trực tiếp để cách ly bộ chuyển đổi nguồn ATS;

- Kiểm tra chức năng đóng, ngắt tự động và bằng tay cấp nguồn điện lưới và điện máy phát điện của contactor;

- Kiểm tra, hiệu chỉnh cơ cấu chỉ thị, đo lường của thiết bị;

- Kiểm tra và vệ sinh các tiếp điểm trong hộp đấu dây và toàn bộ tủ ATS;

- Bảo dưỡng hệ thống chứa và cung cấp nhiên liệu;

- Vệ sinh, kiểm tra tổng thể hệ thống chứa và cung cấp nhiên liệu và xử lý các sự cố rò gỉ, hư hỏng phát hiện được;

- Kiểm tra hệ thống thiết bị phòng chống cháy nổ;

- Mở tất cả các van dẫn nhiên liệu đến máy và từ máy về thùng chứa nhiên liệu để xả khí, cặn bẩn và nước ra khỏi đường ống.

iv. Vệ sinh phòng đặt máy:

- Vệ sinh tổng thể phòng máy;

- Kiểm tra và xử lý các sự cố phát hiện được của hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống nối đất.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy máy phát điện ở chế độ tự động và nhân công để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng.

e) Kết thúc công việc

- Đóng lại cửa tủ máy phát điện, thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

3.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

* Đối với máy phát điện có công suất P:20 kVA ≤ P<30 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,25

- Kỹ sư bậc 5/8 : 4,05

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 6,67

* Đối với máy phát điện có công suất P: 30 kVA ≤ P ≤ 60 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,50

- Kỹ sư bậc 5/8 : 8,10

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 13,34

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

* Đối với máy phát điện có công suất P: 20 kVA ≤ P < 30 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,12

- Kỹ sư bậc 5/8 : 2,05

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 3,33

* Đối với máy phát điện có công suất P: 30 kVA ≤ P ≤ 60 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,25

- Kỹ sư bậc 5/8 : 4,05

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 6,67

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

4. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

- Số lượng: 01 hệ thống/vị trí.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

4.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ hệ thống, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.

b) Kiểm tra hệ thống trước bảo dưỡng

- Kiểm tra chức năng hoạt động của từng phẩn tử đóng cắt trong hệ thống cung cấp điện, hệ thống đóng cắt điều khiển hệ thống chiếu sáng;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

Bảo dưỡng các thành phần của hệ thống, bao gồm:

i. Bảo dưỡng cáp điện, cột trụ, chao đèn, hộp đấu nối, đèn

- Ngắt nguồn hệ thống và tháo gỡ các thành phần hệ thống;

- Treo biển cảnh báo nguy hiểm, không vận hành…

- Kiểm tra hệ thống cáp điện, đầu cốt nếu có hiện tượng lão hóa, rạn nứt hoặc đứt ngậm bên trong thì thay thế đoạn cáp…

- Bảo dưỡng hộp đấu nối chống thẩm thấu nước cũng như các thành phần khác như các tiếp điểm, cầu đấu dây…

- Bảo dưỡng cột trụ, chao đèn…

- Kiểm tra tiếp điểm, đèn.

ii. Bảo dưỡng phần đóng cắt nguồn cấp điện chiếu sáng

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Tháo toàn bộ thiết bị khỏi hệ thống;

+ Vệ sinh công nghiệp toàn bộ khối thiết bị;

+ Kiểm tra “nguội” tình trạng thiết bị, đầu cốt nghi ngờ để phát hiện hỏng hóc và thay thế nếu có hỏng hóc.

- Trạng thái cấp nguồn:

+ Ngắt nguồn, lắp ráp vào hệ thống;

+ Kiểm tra chức năng hoạt động của khối thiết bị đóng cắt.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Thực hiện đóng cắt nguồn để kiểm tra tình trạng thiết bị cũng như hệ thống đèn chiếu sáng;

- Ghi lại các kết quả.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

4.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

* Đối với Trung tâm điều hành VTS

- Kỹ sư bậc 5/8 : 8,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 5,00

* Đối với Trạm Radar

- Kỹ sư bậc 5/8 : 6,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 4,00

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

* Đối với Trung tâm điều hành VTS

- Kỹ sư bậc 5/8 : 4,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 2,50

* Đối với Trạm Radar

- Kỹ sư bậc 5/8 : 3,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 2,00

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

5. MÁY BIẾN ÁP 15 kVA - 37,5 kVA

- Số lượng: 01 máy biến áp.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

5.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, biểu mẫu bảo dưỡng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng hệ thống điện nguồn dự phòng hoạt động trong thời gian bảo dưỡng máy biến áp.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Ngắt biến áp ra khỏi lưới điện cao áp;

- Kiểm tra để đảm bảo các áp tô mát thứ cấp của máy để ở trạng thái mở;

- Ghi lại hiện trạng của trạm biến áp, đường dây truyền tải trước khi thực hiện bảo dưỡng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Bảo dưỡng phần đường dây:

+ Kiểm tra đường dây truyền tải để phát hiện hư hỏng của xà, sứ và các phụ kiện;

+ Thực hiện thay thế xà hư, sứ nứt vỡ, xử lý cách điện, nối dây dẫn đứt;

+ Phát quang hành lang tuyến theo quy định;

+ Tăng lại các dây néo cột bị chùng.

- Bảo dưỡng máy biến áp:

+ Kiểm tra toàn bộ thiết bị cao thế, hạ thế máy biến áp;

+ Đo kiểm các thông số vận hành của máy biến áp;

+ Kiểm tra bổ sung dầu máy biến áp và vệ sinh các thiết bị của trạm;

+ Xử lý các hư hỏng của máy biến áp và các thiết bị trạm (nếu có).

- Vệ sinh khu vực đặt máy biến áp:

+ Vệ sinh tổng thể khu vực đặt máy;

+ Kiểm tra và xử lý các sự cố phát hiện được hệ thống chống sét, hệ thống nối đất.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Đưa máy trở lại mạng điện cao áp, đóng máy để cấp điện lưới cho toàn bộ thiết bị.

e) Kết thúc công việc

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định.

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

5.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

* Đối với máy biến áp có công suất P: 15 kVA ≤ P ≤ 20 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8 : 4,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 15,00

* Đối với máy biến áp có công suất P: 20 kVA < P ≤ 37,5 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 2,00

- Kỹ sư bậc 5/8 : 8,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 20,00

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

* Đối với máy biến áp có công suất P: 15 kVA ≤ P ≤ 20 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,50

- Kỹ sư bậc 5/8 : 2,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 7,50

* Đối với máy biến áp có công suất P: 20 kVA < P ≤ 37,5 kVA

- Kỹ sư bậc 7/8 : 1,00

- Kỹ sư bậc 5/8 : 4,00

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 10,00

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

6. THÁP ANTEN TỰ ĐỨNG: Chiều cao 40 m - 45 m

- Số lượng: 01 tháp anten.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 12 tháng.

6.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo dưỡng

- Kiểm tra sự hoạt động của bộ tự động điều khiển đèn chỉ báo không lưu. Ngắt nguồn AC cung cấp cho đèn chỉ báo không lưu. Treo biển báo hiệu bảo dưỡng sửa chữa tại phần nguồn cung cấp;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo dưỡng

- Vệ sinh bụi đất bám quanh chân trụ anten;

- Đo điện trở tiếp đất của anten bằng máy đo điện trở đất. Nếu đạt thấp hơn giá trị 10 ohm là đạt yêu cầu. Công việc này phải được đo 3 lần với các vị trí đo khác nhau.

i. Kiểm tra thân tháp

Tiến hành bảo dưỡng lần lượt các tầng chằng cột theo các bước như sau:

- Kiểm tra, siết lại các ốc, dùng máy cắt để cắt các ốc bị gỉ sét không tháo được;

- Thay thế ốc, thanh giằng nếu cần thiết;

- Kiểm tra tình trạng vật lý của các thành phần kết cấu.

ii. Bảo dưỡng thân cột anten

- Vệ sinh, đánh gỉ và sơn chống gỉ lại các khúc cột, khớp nối khúc cột... có dấu hiệu ăn mòn, gỉ sét.

- Sơn màu

- Kiểm tra sự tiếp xúc của thân anten với dây đồng tiếp đất. Tiến hành làm sạch và lắp chặt lại.

iii. Bảo dưỡng hệ thống chống sét cột, các khung giá anten trên cột

- Vệ sinh và kiểm tra bảo dưỡng hệ thống kim chống sét, dây dẫn, hệ thống tiếp đất.

iv. Đồng chỉnh lại cột và dây phát xạ.

- Quan sát độ nghiêng và độ xoắn của thân cột anten từ các hướng khác nhau nhờ vào dây rọi.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Kiểm tra lại độ nghiêng, độ xoắn của cột.

e) Kết thúc công việc

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

6.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i) Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 5/8 : 20,00

- C/N kỹ thuật bậc 4/7 : 198,00

ii) Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 5/8 : 2,00

- C/N kỹ thuật bậc 4/7 : 19,50

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phụ phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

6.3. Quy định áp dụng

Mức tiêu hao nêu trên quy định cho tháp Antencó chiều cao từ 40 m đến 45 m tính từ chân cột; các tháp Anten có kích thước khác áp dụng hệ số điều chỉnh K như sau:

STT

Chiều cao thân tháp Anten: H (m)

Hệ số điều chỉnh K

1

50 < H ≤ 55

1,2

2

45 < H ≤ 50

1,1

3

40 ≤ H ≤ 45

1,0

4

35 < H < 40

0,9

5

30 < H ≤ 35

0,8

25 < H ≤ 30

0,7

20 < H ≤ 25

0,6

15 < H ≤ 20

0,5

H ≤ 15

0,3

7. THIẾT BỊ MẠNG: TƯỜNG LỬA, ĐỊNH TUYẾN, CHUYỂN MẠCH

- Số lượng: 01 thiết bị.

- Chu kỳ bảo dưỡng: 06 tháng.

7.1. Thành phần công việc

a) Công tác chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, khối cắm mở rộng đo kiểm, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;

- Bố trí các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của Hệ thống VTS.

b) Kiểm tra thiết bị trước khi bảo dưỡng

- Thực hiện phát thử một số bức điện để chắc chắn rằng thiết bị hoạt động bình thường;

- Kiểm tra trạng thái hiện thời trước khi thực hiện quy trình bảo dưỡng của hệ thống kết nối gồm có các tính năng, chức năng hoạt động của thiết bị. Công việc này sẽ được ghi nhận lại nhằm phục vụ cho công tác khắc phục sự cố phát sinh sau quá trình bảo dưỡng (nếu có);

- So sánh cấu hình lưu định kỳ với cấu hình hiện tại trước khi bảo dưỡng nhằm phát hiện sự sai khác nếu có. Tiếp đó lưu dự phòng cấu hình đang hoạt động ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo dưỡng.

c) Thực hiện bảo dưỡng

i. Thiết bị mạng SWITCH

- Tháo rời toàn bộ dây cáp kết nối từ thiết bị mạng Swicth tới các thiết bị và sử dụng thiết bị kiểm tra cáp để đo tín hiệu;

- Tắt nguồn cung cấp và làm vệ sinh thiết bị;

- Kiểm tra lại máng đi dây cáp mạng và làm vệ sinh hoặc thay thế các đoạn máng đi dây bị hỏng;

- Kết nối, khởi động lại thiết bị và kiểm tra trạng thái Link Up trên từng cổng, sử dụng thiết bị kiểm tra chuyên dụng để xác định tỷ lệ lỗi bit truyền trên các cổng.

ii. Thiết bị chuyển đổi BNC/RJ45

- Kết nối, khởi động lại thiết bị và kiểm tra trạng thái đèn trên từng cổng.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo dưỡng

- Chạy các chương trình tự kiểm tra (self test) của hệ thống xử lý trung tâm để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng;

- Kiểm tra, theo dõi các chức năng của thiết bị sau bảo dưỡng.

e) Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người phụ trách đơn vị.

7.2. Định mức tiêu hao

a) Tiêu hao lao động

i. Tiêu hao lao động bảo dưỡng

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,30

- Kỹ sư bậc 5/8 : 1,20

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 2,00

ii. Tiêu hao lao động thay thế phụ tùng

(Nội dung này chỉ áp dụng khi có phát sinh thay thế phụ tùng)

- Kỹ sư bậc 7/8 : 0,30

- Kỹ sư bậc 5/8 : 1,20

- C/N kỹ thuật bậc 5/7 : 2,00

b) Tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng

- Chi phí vật tư phục vụ bảo dưỡng được tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở.

Chương V.

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT PHỤ TÙNG THAY THẾ

Định mức phụ tùng thay thế là số lượng phụ tùng thay thế cần thiết phải thay thế cho mỗi thiết bị của Hệ thống VTS để bảo đảm Hệ thống VTS hoạt động liên tục và ổn định 24/7. Định mức tiêu hao phụ tùng thay thế trong 01 năm được xác định như sau:

Stt

Thiết bị

Đơn vị tính

Định mức tiêu hao/năm

Ghi chú

I

TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH VTS

1

Máy chủ ghi và hiển thị lại dữ liệu (Central Storage Prossecor - CSP)

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,33

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

Bo mạch giao diện âm thanh Voice Interface Card

Chiếc

0,33

Ổ ghi băng từ Tape Drive

Chiếc

0,33

Băng từ Tape 400GB

Chiếc

0,33

2

Máy chủ cơ sở dữ liệu (DBSP)

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,33

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

3

Máy trạm cơ sở dữ liệu - lập kế hoạch tàu (DBCP)

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

4

Máy chủ xử lý dữ liệu trung tâm cho Radar - COP

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

5

Máy trạm xử lý hiển thị lưu thông (DP)

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

6

Thiết bị tường lửa - Firewall

Chiếc

0,25

7

Thiết bị Điều khiển chuyển mạch máy chủ KVM

Màn hình hiển thị

Chiếc

0,33

KVM

Chiếc

0,33

8

Thiết bị đồng bộ thời gian - Timeserver

Bộ

0,33

9

Anten GPS

- Anten

Chiếc

0,5

- Cáp anten đồng trục

Bộ

0,33

II

PHÂN HỆ RADAR

A

HỆ THỐNG RADAR - Terma Scanter 2001i

1

Anten radar

Chiếc

0,13

2

Motor Anten

Chiếc

0,13

3

Khối điều tốc (Gear Box)

Khối

0,13

4

Khối thu phát tín hiệu radar (Transceiver)

Bộ chia tín hiệu (Mains Distribution Unit )

Bộ

0,25

Bo mạch chính và nguồn (Mother board and Power supply)

Khối

0,25

Khối điều khiển thu phát (TC3)

Khối

0,25

Khối điều chế (Modulator)

Khối

0,25

Khối thu (receiver)

Khối

0,25

Đèn Magnetron

Chiếc

2,00

Khối xử lý Video (Video Processing)

Khối

0,25

Adaptive Sensitivity Control (ASC2)

Khối

0,25

Static Clutter Map (SCM2)

Khối

0,25

Sea Clutter Discriminator (SCD)

Khối

0,25

Bộ chia tín hiệu radar (Radar Signal Distribution - RSD)

Khối

0,25

Stabilized Azimuth Unit (SAU)

Khối

0,25

5

Các thiết bị phụ trợ radar

Bộ Điều khiển Điều tốc Motor Anten Radar (ABB Driver ACS 550)

Bộ

0,20

Bộ hút ẩm ống dẫn sóng (Wave guide Dryer, Pressurizer GD-31-7R)

Bộ

0,20

Ống dẫn sóng radar

Chiếc

0,20

Cáp nguồn

Bộ

0,20

Cáp tín hiệu

Bộ

0,20

Thiết bị chống sét; nguồn, tín hiệu

Bộ

0,20

Motor bearing

Chiếc

0,20

Khớp nối quay

Bộ

0,20

Bộ chuyển mạch thu phát tự động

Bộ

0,20

Dầu làm mát/bôi trơn bộ truyền động Gear box

Lần

0,25

Thay dầu 04 năm/lần

Hệ thống đèn chỉ báo

Bộ

0,50

Hệ thống quạt làm mát

Bộ

0,50

Cầu chì, lọc gió, keo dán, ron cao su, cao su non, vật tư phụ trợ...

Bộ

0,50

6

Máy tính giám sát và bảo trì (Service Display)

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

7

Máy chủ xử lý dữ liệu thô radar

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

Khối xử lý Video (Video processor)

Chiếc

0,25

8

Thiết bị điều khiển chuyển mạch máy chủ KVM

Màn hình hiển thị

Chiếc

0,33

KVM

Chiếc

0,33

B

HỆ THỐNG RADAR - Terma Scanter 5102

1

Anten radar

Bộ

0,13

2

Motor Anten

Bộ

0,13

3

Khối điều tốc (Gear Box)

Bộ

0,13

4

Khối thu phát tín hiệu radar (Transceiver)

Bộ chia tín hiệu (Mains Distribution Unit )

Bộ

0,25

Bo mạch chính và nguồn (Mother board and Power supply)

Bộ

0,25

Khối thu phát TxRx

Khối

0,25

Khối điều khiển thu phát (TxRx Controller)

Khối

0,25

Bảng mạch chung CP4 (Common Platform Board 4)

Khối

0,25

Khối điều chế (Modulator)

Khối

0,25

Khối PC Controller

Khối

0,25

Khối External I/O

Khối

0,25

Khối khuếch đại công suất bán dẫn (SSPA)

Khối

0,20

Khối xử lý Video (Video Processing)

Khối

0,25

Adaptive Sensitivity Control (ASC2)

Khối

0,25

Static Clutter Map (SCM2)

Khối

0,25

Sea Clutter Discriminator (SCD)

Khối

0,25

Bộ chia tín hiệu radar (Radar Signal Distribution-RSD)

Khối

0,25

Stabilized Azimuth Unit (SAU)

Khối

0,25

5

Các thiết bị phụ trợ radar

Bộ Điều khiển Điều Tốc Motor Anten Radar (ABB Driver ACS 550)

Bộ

0,20

Bộ hút ẩm ống dẫn sóng (Wave guide Dryer, Pressurizer GD-31-7R)

Bộ

0,20

Ống dẫn sóng radar

Chiếc

0,20

Cáp nguồn

Bộ

0,20

Cáp tín hiệu

Bộ

0,20

Thiết bị chống sét; nguồn, tín hiệu

Bộ

0,20

Motor bearing

Chiếc

0,20

Khớp nối quay

Bộ

0,20

Bộ chuyển mạch thu phát tự động

Bộ

0,20

Dầu làm mát/bôi trơn bộ truyền động Gear box

Lần

0,25

Thay dầu 04 năm/lần

Hệ thống đèn chỉ báo

Bộ

0,50

Hệ thống quạt làm mát

Bộ

0,50

Cầu chì, lọc gió, keo dán, ron cao su, cao su non, vật tư phụ trợ...

Bộ

0,50

6

Máy tính giám sát và bảo trì (Service Display)

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

7

Máy chủ xử lý dữ liệu thô radar

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

Khối xử lý Video (Video processor)

Cái

0,25

8

Thiết bị điều khiển chuyển mạch máy chủ KVM

Màn hình hiển thị

Chiếc

0,33

KVM

Chiếc

0,33

C

HỆ THỐNG RADAR - JRC JPL-600-2ER2-9

1

Anten radar

Bộ

0,13

2

Đèn Magnetron

Chiếc

0,40

3

Khối Performance Monitor

Khối

0,33

4

Khối Control

- Khối Processor

Khối

0,33

- Khối Keyboard

Khối

0,33

5

Màn hình

Chiếc

0,33

6

Khối ATA

Khối

0,33

7

Khối ARPA

Khối

0,33

8

Khối Plotter

Khối

0,33

9

Khối AIS interface

Khối

0,33

10

Khối AC Rectifier

Khối

0,33

III

PHÂN HỆ AIS

1

Anten VHF

Bộ

0,5

2

Anten GPS

Bộ

0,5

3

Cáp Anten đồng trục

Bộ

0,33

4

Jack nối các loại

Bộ

0,33

IV

PHÂN HỆ CCTV

1

Dome Drive

Bộ

0,33

2

Bộ bảo vệ Dome

Bộ

0,33

3

Camera

Chiếc

0,33

4

Bộ cung cấp nguồn cho camera - Adapter

Bộ

0,33

5

Bộ mã hóa (Encoder)

Bộ

0,33

6

Bộ giải mã (Decoder)

Bộ

0,33

7

Bộ chia tín hiệu

Bộ

0,33

8

Bộ điều khiển Camera -Joystick

Bộ

0,33

9

Màn hình hiển thị giám sát

Chiếc

0,33

10

Bộ cung cấp nguồn cho các thiết bị điều khiển trung tâm

Bộ

0,33

V

PHÂN HỆ SCADA

1

Bộ thu nhận và xử lý dữ liệu trung tâm (CPU)

Bộ

0,25

2

Khối tín hiệu đầu vào dạng tương tự (Analog Input)

Khối

0,25

3

Khối tín hiệu đầu vào dạng số (Digital Input)

Khối

0,25

4

Khối điều khiển (xuất tín hiệu điều khiển)

Khối

0,25

5

Bộ cung cấp nguồn

Bộ

0,33

6

Rơle dùng làm tiếp điểm trung gian

Cái

0,25

7

Máy tính xử lý và hiển thị tín hiệu giám sát

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

8

Sensor cảnh báo đột nhập bằng hồng ngoại

Chiếc

0,33

9

Sensor cảnh báo đột nhập bằng công tắc hành trình

Chiếc

0,33

10

Sensor cảnh báo nhiệt độ (mức cao/thấp)

Chiếc

0,33

11

Sensor báo cháy (khói)

Chiếc

0,33

12

Thiết bị cảm biến công suất phát/phản xạ tín hiệu VHF

Chiếc

0,33

13

Hệ thống dây tín hiệu

Bộ

0,33

14

Hệ thống dây cung cấp nguồn

Bộ

0,33

VI

PHÂN HỆ THÔNG TIN VHF

A

HỆ THỐNG VHF TRẠM BỜ

1

Hệ thống lọc nhiễu, truyền dẫn và Anten

Anten VHF

Chiếc

0,5

Bộ lọc nhiễu tín hiệu

Bộ

0,33

Cáp truyền dẫn sóng VHF

Bộ

0,33

Cáp truyền dữ liệu

Bộ

0,33

Đầu jack BNC

Cái

0,33

Bộ chuyển mạch điều khiển tín hiệu

Bộ

0,33

Bộ nguồn điện cho Bộ chuyển mạch điều khiển tín hiệu

Bộ

0,33

2

Khối thiết bị thu phát VHF

Bộ nguồn DC

Bộ

0,33

Bộ thu tín hiệu VHF

Bộ

0,33

Bộ kích phát tín hiệu VHF

Bộ

0,33

Bộ khuyếch đại công suất VHF

Bộ

0,33

Bộ loa

Bộ

0,33

Bo mạch giao tiếp điều khiển thu phát tín hiệu VHF

Bộ

0,33

Bộ phát và ống nói PTT

Bộ

0,33

3

Khối xử lý trung tâm VHF

Bộ điều khiển kênh

Bộ

0,33

Bo mạch chủ

Bộ

0,33

Bo mạch xử lý thu phát tín hiệu VHF (Dual channel universal

Control card)

Bộ

0,33

Bo mạch xử lý điều khiển người dùng (Console interface Card)

Bộ

0,33

Hộp đấu nối dây

Bộ

0,33

4

Bộ lưu trữ tức thời

Bộ

0,33

5

Bộ điều khiển phát

Bộ

0,33

6

Bộ máy tính giao diện người dùng

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình cảm ứng

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

Card màn hình

Chiếc

0,33

Bo mạch giao tiếp điều khiển người dùng (Card RS422)

Chiếc

0,33

PTT

Chiếc

0,33

Foot switch

Chiếc

0,33

B

MÁY THU PHÁT VHF 25W

Anten VHF

Chiếc

0,5

Máy VHF 25W

Chiếc

0,33

Bộ nguồn

Bộ

0,33

Cáp anten đồng trục

Bộ

0,33

VII

PHÂN HỆ TRUYỀN DẪN

1

Thiết bị chuyển mạch mạng

Chiếc

0,25

2

Thiết bị định tuyến

- Card giao tiếp Ethernet

Chiếc

0,33

- Bộ nguồn AC

Bộ

0,33

- Hệ thống quạt làm mát

Bộ

0,50

3

Thiết bị truyền dẫn Viba

Anten Parabol

Bộ

0,13

Khối thu IDU

Khối

0,20

Khối phát ODU

Khối

0,20

Khối giao tiếp

Khối

0,20

Cáp tín hiệu

Bộ

0,33

Cáp nguồn

Bộ

0,33

4

Máy tính giám sát truyền dẫn Quang và Viba

Bo mạch chủ Mainboard

Chiếc

0,25

Bộ vi xử lý CPU

Chiếc

0,33

Bộ nhớ Ram

Chiếc

0,33

Ổ cứng HDD

Chiếc

0,33

Ổ đĩa quang DVDRW

Chiếc

0,33

Màn hình

Chiếc

0,33

Nguồn cung cấp

Chiếc

0,33

5

Thiết bị truyền dẫn Quang

Bo mạch chính

Chiếc

0,25

Bo nguồn

Chiếc

0,25

Bo chuyển mạch quang (Switch Fabric)

Chiếc

0,25

Bộ thu phát quang

Chiếc

0,25

Bo giao tiếp Ethernet (FE Card)

Chiếc

0,25

Bo giao tiếp luồng 2M

Chiếc

0,25

Bo mạch giám sát và cảnh báo

Chiếc

0,25

6

Hệ thống nguồn DC-48V cung cấp cho hệ thống truyền dẫn

Bộ

0,20

VIII

HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

A

HỆ THỐNG TRẠM HẠ THẾ CẤP NGUỒN 3 PHA

1

Máy biến thế 15 kVA

Máy

0,13

2

Máy biến thế 37,5 kVA

Máy

0,13

3

Cầu chì bảo vệ (FCO)

Chiếc

0,13

4

Thiết bị cắt sét (LA)

Chiếc

0,13

5

Tủ điện phân phối đặt ngoài trời

Chiếc

0,13

6

Áp tô mát 3 pha

Chiếc

0,13

7

Dây cáp nguồn 3 pha

Bộ

0,25

B

HỆ THỐNG CUNG CẤP NGUỒN HẠ THẾ - CHIẾU SÁNG

1

Thiết bị cung cấp nguồn

1.1

Thiết bị cung cấp nguồn liên tục (UPS) 20 kVA

Bo mạch xử lý trung tâm

Bộ

0,33

Bình ắc quy 12V - 9A DC

Bộ

0,33

Card mạng LAN

Bộ

0,33

Card giao tiếp SCADA

Bộ

0,33

1.2

Áp tô mát 3 pha

Chiếc

0,13

1.3

Áp tô mát 1 pha

Chiếc

0,13

1.4

Hệ thống dây dẫn 3 pha

Bộ

0,25

1.5

Hệ thống dây dẫn 1 pha

Bộ

0,25

2

Hệ thống chiếu sáng

Bóng đèn huỳnh quang

Chiếc

1

Tăng phô cho đèn huỳnh quang

Chiếc

1

C

HỆ THỐNG MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ PHÒNG

1

Động cơ

Bộ

0,13

2

Đầu phát điện

Bộ

0,13

3

Lọc nhớt

Bộ

1,0

4

Lọc dầu

Bộ

1,0

5

Lọc gió

Bộ

1,0

6

Dây curua

Bộ

0,50

7

Két nước làm mát

Bộ

0,25

8

Bình ắc quy cho máy phát điện

Chiếc

1,00

9

Bộ khởi động và dinamo sạc

Bộ

0,20

10

Bơm cao áp và kim phun

Chiếc

0,20

11

Bo mạch chính

Chiếc

0,33

11

Board điều khiển

Chiếc

0,33

12

Bộ điều áp tự động (AVR)

Bộ

0,33

16

Quạt làm mát

Chiếc

0,5

17

Hệ thống dây tín hiệu

Bộ

0,33

18

Hệ thống dây cáp nguồn

Bộ

0,33

19

Áp tô mát cấp nguồn đầu ra

Chiếc

0,13

D

HỆ THỐNG PCCC

1

Tổng đài báo cháy tự động

Chiếc

0,13

2

Đầu báo khói

Chiếc

0,17

3

Đầu báo nhiệt

Chiếc

0,17

4

Vòi phun nước cứu hỏa

Chiếc

0,13

5

Tủ chứa vòi cứu hỏa

Chiếc

0,13

6

Bình chữa cháy bột

Bột chữa cháy

Lần

1,00

Nạp hàng năm

Van, vòi xịt

Bộ

0,20

7

Bình chữa cháy khí CO2

Khí CO2 chữa cháy

Lần

1,00

Nạp hàng năm

Van, vòi xịt

Bộ

0,20

8

Chuông báo cháy

Chiếc

0,20

9

Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200

Trung tâm điều khiển chữa cháy thông minh

Bộ

0,20

Van điện từ

Chiếc

0,20

Khí sạch

Lần

0,20

Lẫy xả khí bằng tay

Chiếc

0,20

E

HỆ THỐNG MÁY HÒA NHIỆT ĐỘ

1

Dàn nóng máy hòa nhiệt độ

- Gas làm lạnh

Lần

0,50

- Quạt tản nhiệt

Chiếc

0,20

- Block

Chiếc

0,20

2

Dàn lạnh máy điều hòa nhiệt độ

- Bo điều khiển

Chiếc

0,20

- Quạt làm mát

Chiếc

0,20

- Remote điều khiển

Chiếc

0,20

3

Ống đồng máy lạnh

Chiếc

0,20

F

HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

1

Kim thu sét chủ động

Chiếc

0,14

2

Cáp thoát sét 7 lớp chống nhiễu

Bộ

0,14

3

Hệ thống tiếp đất (dây đồng trần và cọc mạ đồng)

Bộ

0,14

4

Thiết bị lọc sét

Bộ

0,33

5

Thiết bị cắt sét

Bộ

0,33

6

Bộ đếm sét

Bộ

0,14

G

THIẾT BỊ KHÁC

1

Máy in màu

Mực in

Bộ

2

Bộ lấy ảnh

Bộ

1

Kim phun, bo mạch

Bộ

0,25

2

Máy hút bụi

Chiếc

0,13

3

Sơn tháp anten

Lần

0,5

IX

THIẾT BỊ ĐO KIỂM

1

Đồng hồ số DMM

Chiếc

0,20

2

Đồng hồ đo vạn năng

Chiếc

0,20

3

Máy dao động ký

Chiếc

0,13

4

Máy đếm tần số

Chiếc

0,13

5

Máy tạo âm tần AF

Chiếc

0,13

6

Máy cung cấp nguồn DC đa năng

Chiếc

0,13

7

Máy đo công suất VHF

Chiếc

0,13

9

Máy kiểm tra Cable Lan

Chiếc

0,13

10

Bộ kiểm tra thu phát chuẩn

Bộ

0,13

11

Máy đo điện trở đất

Bộ

0,13