Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 2 Thông tư 22/2017/TT-BTC quy định mua lại trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Mục 2. ĐẤU THẦU MUA LẠI TRÁI PHIẾU

Điều 10. Nguyên tắc đấu thầu, hình thức đấu thầu và phương thức xác định giá trúng thầu

1. Nguyên tắc đấu thầu.

a) Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật;

b) Bảo mật mọi thông tin dự thầu của thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ.

2. Hình thức đấu thầu.

Đấu thầu mua lại trái phiếu được thực hiện theo một (01) trong hai (02) hình thức, gồm:

a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;

b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.

Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng trái phiếu mua lại từ thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu mua lại trong phiên đấu thầu.

3. Phương thức xác định giá trúng thầu.

Kết quả đấu thầu trái phiếu được xác định theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:

a) Đấu thầu đơn giá;

b) Đấu thầu đa giá.

4. Kho bạc Nhà nước thông báo cụ thể về hình thức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu đối với mỗi đợt đấu thầu mua lại trái phiếu.

Điều 11. Đối tượng được tham gia đấu thầu mua lại trái phiếu

1. Là thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo thông báo hàng năm của Bộ Tài chính.

2. Thành viên đấu thầu bán lại trái phiếu thuộc sở hữu của mình hoặc bán lại hộ trái phiếu của khách hàng theo ủy quyền của chủ sở hữu trái phiếu.

Điều 12. Quy trình mua lại trái phiếu

1. Tối thiểu năm (5) ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại trái phiếu, theo đề nghị của Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán gửi thông báo về việc mua lại trái phiếu tới toàn bộ thành viên đấu thầu và công bố thông tin trên trang tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Nội dung thông báo bao gồm:

a) Điều khoản của trái phiếu dự kiến được mua lại, bao gồm: mã trái phiếu, quy mô của mã trái phiếu, ngày phát hành lần đầu, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

b) Khối lượng trái phiếu dự kiến mua lại đối với từng mã trái phiếu;

c) Ngày cuối cùng đăng ký bán lại trái phiếu, ngày phong tỏa trái phiếu, ngày tổ chức mua lại trái phiếu và ngày mua lại trái phiếu;

d) Hình thức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu.

2. Căn cứ vào thông báo về việc mua lại trái phiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ gửi Sở Giao dịch Chứng khoán bản đăng ký bán lại trái phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này. Các bản đăng ký bán lại trái phiếu nộp sau ngày cuối cùng đăng ký bán lại trái phiếu là không hợp lệ.

3. Sau ngày cuối cùng đăng ký bán lại trái phiếu, căn cứ thông tin đăng ký bán lại trái phiếu của thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch Chứng khoán thông báo cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để phong tỏa số trái phiếu đăng ký bán lại theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư này. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa số trái phiếu đăng ký bán lại của chủ sở hữu trái phiếu và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán, Kho bạc Nhà nước việc phong tỏa trái phiếu.

4. Chậm nhất vào 10 giờ 30 phút ngày tổ chức mua lại trái phiếu, các thành viên đấu thầu gửi Sở Giao dịch chứng khoán thông tin dự thầu theo quy trình và mẫu đăng ký dự thầu do Sở Giao dịch Chứng khoán quy định. Mỗi thành viên đấu thầu và mỗi khách hàng của thành viên đấu thầu dự thầu cạnh tranh lãi suất được phép đặt tối đa năm (05) mức dự thầu trên một phiếu dự thầu đối với mỗi mã trái phiếu gọi thầu, mỗi mức đặt thầu bao gồm lãi suất dự thầu (tính đến 2 chữ số thập phân) và khối lượng trái phiếu dự thầu tương ứng. Đối với trường hợp đấu thầu hộ cho khách hàng, thành viên đấu thầu phải cung cấp đầy đủ tên khách hàng, mức lãi suất và khối lượng dự thầu tương ứng của mỗi khách hàng.

5. Chậm nhất mười lăm (15) phút sau thời gian đăng ký dự thầu cuối cùng quy định tại Khoản 4 Điều này, Sở Giao dịch Chứng khoán mở thầu, tổng hợp thông tin dự thầu và gửi cho Kho bạc Nhà nước.

6. Căn cứ vào thông tin dự thầu tổng hợp nhận từ Sở Giao dịch Chứng khoán, Kho bạc Nhà nước xác định mức lãi suất mua lại đối với mỗi mã trái phiếu gọi thầu và thông báo cho Sở Giao dịch Chứng khoán để xác định kết quả đấu thầu trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

7. Kết thúc phiên đấu thầu mua lại trái phiếu, Sở Giao dịch chứng khoán thông báo kết quả đấu thầu cho thành viên đấu thầu bằng dữ liệu điện tử thông qua hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử.

8. Kết thúc phiên đấu thầu mua lại trái phiếu, Sở Giao dịch Chứng khoán thông báo kết quả đấu thầu mua lại trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tiếp tục phong tỏa trái phiếu đã trúng thầu mua lại và ngừng phong tỏa trái phiếu không trúng thầu mua lại trong ngày tổ chức mua lại trái phiếu.

9. Vào ngày mua lại trái phiếu, Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển tiền mua lại trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

10. Việc hủy niêm yết, hủy đăng ký, rút lưu ký trái phiếu thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

11. Kết thúc đợt mua lại trái phiếu, các đơn vị thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

Điều 13. Xác định kết quả đấu thầu

1. Căn cứ để xác định lãi suất trúng thầu, khối lượng trúng thầu và giá mua lại trái phiếu:

a) Khối lượng trái phiếu gọi thầu mua lại;

b) Lãi suất và khối lượng trái phiếu dự thầu;

c) Khung lãi suất tối thiểu mua lại trái phiếu theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Phương pháp xác định lãi suất trúng thầu:

a) Đối với phương thức đấu thầu đơn giá

Lãi suất trúng thầu là mức lãi suất dự thầu thấp nhất, áp dụng chung cho tất cả các thành viên trúng thầu (cạnh tranh và không cạnh tranh lãi suất) và được xét chọn theo thứ tự từ cao đến thấp của lãi suất dự thầu, thỏa mãn đồng thời hai (02) điều kiện sau:

- Trong khung lãi suất tối thiểu do Bộ Tài chính quy định;

- Khối lượng trái phiếu mua lại tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khối lượng trái phiếu thông báo mua lại.

b) Đối với phương thức đấu thầu đa giá

- Lãi suất trúng thầu áp dụng cho mỗi thành viên trúng thầu cạnh tranh lãi suất là mức lãi suất dự thầu của thành viên đó và được xét chọn theo thứ tự từ cao đến thấp của lãi suất dự thầu, thỏa mãn đồng thời hai (02) điều kiện sau:

+ Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu không thấp hơn khung lãi suất tối thiểu mua lại trái phiếu do Bộ Tài chính quy định;

+ Khối lượng trái phiếu mua lại tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu thấp nhất không vượt quá khối lượng trái phiếu gọi thầu.

- Lãi suất trúng thầu áp dụng cho các thành viên đặt thầu dưới hình thức không cạnh tranh lãi suất là bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu, được làm tròn xuống tới hai (02) chữ số thập phân.

3. Phương pháp xác định khối lượng trái phiếu trúng thầu cho từng thành viên đấu thầu:

a) Đối với trái phiếu được đấu thầu dưới hình thức cạnh tranh lãi suất:

Khối lượng trái phiếu mua lại cho mỗi thành viên dự thầu cạnh tranh lãi suất tương đương với khối lượng trái phiếu dự thầu của thành viên đó. Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu thấp nhất, khối lượng trái phiếu dự thầu tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu thấp nhất vượt quá khối lượng trái phiếu gọi thầu thì sau khi đã trừ đi khối lượng trái phiếu dự thầu ở các mức lãi suất cao hơn, phần dư còn lại của khối lượng trái phiếu gọi thầu được phân bổ cho các thành viên dự thầu tại mức lãi suất trúng thầu thấp nhất theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự thầu. Khối lượng trái phiếu phân bổ cho các thành viên được làm tròn xuống hàng 10.000 (mười nghìn) đơn vị trái phiếu.

b) Đối với trái phiếu được đấu thầu dưới hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất:

- Khối lượng trái phiếu mua lại từ mỗi thành viên dự thầu cạnh tranh lãi suất tương đương với khối lượng trái phiếu dự thầu của thành viên đó. Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu thấp nhất, khối lượng trái phiếu dự thầu tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu thấp nhất vượt quá khối lượng trái phiếu gọi thầu thì sau khi đã trừ đi khối lượng trái phiếu dự thầu ở các mức lãi suất cao hơn và khối lượng trái phiếu mua lại từ các thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất, phần dư còn lại được phân bổ cho các thành viên dự thầu tại mức lãi suất trúng thầu thấp nhất theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự thầu và được làm tròn xuống hàng 10.000 (mười nghìn) đơn vị trái phiếu.

- Khối lượng trái phiếu mua lại từ mỗi thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất tương đương với khối lượng trái phiếu dự thầu của thành viên đó. Trường hợp tổng khối lượng dự thầu vượt quá giới hạn quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, khối lượng trái phiếu mua lại cho mỗi thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự thầu của thành viên đó và được làm tròn xuống hàng 10.000 (mười nghìn) đơn vị trái phiếu.

- Trường hợp tất cả các thành viên dự thầu cạnh tranh lãi suất không trúng thầu, trái phiếu sẽ không được mua lại từ các thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất.

4. Tổng số tiền mua lại trái phiếu được xác định bằng khối lượng trái phiếu mua lại từ chủ sở hữu trái phiếu nhân với giá mua một (01) trái phiếu. Giá mua lại một (01) trái phiếu được xác định theo Điều 14 Thông tư này.

Điều 14. Xác định giá mua lại một (01) trái phiếu

1. Xác định giá mua lại một (01) trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ:

Trong đó:

GG = Giá mua lại một (01) trái phiếu (được làm tròn về đơn vị đồng)

MG = Mệnh giá trái phiếu

a = Số ngày kể từ ngày mua lại trái phiếu cho đến ngày thanh toán tiền lãi kế tiếp theo giả định

E = Số ngày trong kỳ trả lãi giả định mà trái phiếu được mua lại

t = Số lần trả lãi giả định kể từ ngày mua lại trái phiếu đến ngày trái phiếu đáo hạn

Lt = Lãi suất mua lại trái phiếu (%/năm)

2. Xác định giá mua lại một (01) trái phiếu có lãi suất danh nghĩa cố định, thanh toán lãi định kỳ và có các kỳ trả lãi bằng nhau:

a) Đối với trường hợp ngày mua lại trái phiếu trước hoặc vào ngày đăng ký cuối cùng của kỳ trả lãi kế tiếp theo giả định, giá mua lại một (01) trái phiếu được xác định như sau:

GG =

b) Đối với trường hợp ngày mua lại trái phiếu sau ngày đăng ký cuối cùng của kỳ trả lãi kế tiếp theo giả định, giá mua lại một (01) trái phiếu được xác định như sau:

Trong đó:

GG = Giá mua lại một (01) trái phiếu (được làm tròn đến đơn vị đồng)

MG = Mệnh giá trái phiếu

Lc = Lãi suất danh nghĩa trái phiếu (%/năm).

k = Số lần thanh toán lãi định kỳ trong 1 năm

d = Số ngày thực tế giữa ngày mua lại trái phiếu và ngày thanh toán tiền lãi kế tiếp theo giả định

E = Số ngày thực tế trong kỳ trả lãi mà trái phiếu được mua lại

t = Số lần thanh toán lãi trái phiếu giữa ngày mua lại trái phiếu và ngày đáo hạn của trái phiếu.

Lt = Lãi suất mua lại trái phiếu (%/năm)

3. Xác định giá mua lại một (01) trái phiếu có lãi suất danh nghĩa cố định, thanh toán lãi định kỳ và có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn hoặc dài hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo:

a) Trường hợp ngày mua lại trái phiếu trước hoặc vào ngày đăng ký cuối cùng để nhận được tiền lãi trái phiếu của kỳ trả lãi đầu tiên:

- Đối với trường hợp số ngày thực tế từ ngày mua lại trái phiếu đến ngày thanh toán tiền lãi của kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn một (01) kỳ trả lãi thông thường, giá mua một (01) trái phiếu được xác định như sau:

- Đối với trường hợp số ngày thực tế từ ngày mua lại trái phiếu đến ngày thanh toán tiền lãi của kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn so với một (01) kỳ trả lãi thông thường, giá mua một (01) trái phiếu được xác định như sau:

GG = Giá mua một (01) trái phiếu (được làm tròn đến đơn vị đồng)

GL1 = Số tiền thanh toán lãi của một (01) trái phiếu đối với kỳ trả lãi đầu tiên theo điều khoản của trái phiếu khi phát hành lần đầu

MG = Mệnh giá trái phiếu

Lt = Lãi suất mua lại trái phiếu (%/năm)

Lc = Lãi suất danh nghĩa trái phiếu (%/năm)

k = Số lần thanh toán lãi định kỳ trong 1 năm

a1 = Số ngày thực tế giữa ngày mua lại trái phiếu và ngày thanh toán tiền lãi trái phiếu đầu tiên theo điều khoản của trái phiếu khi phát hành lần đầu

a2 = Số ngày thực tế từ ngày mua lại trái phiếu đến ngày thanh toán tiền lãi thông thường theo giả định

E = Số ngày trong kỳ trả lãi thông thường theo điều khoản của trái phiếu khi phát hành lần đầu

t = Số lần thanh toán lãi giữa ngày mua lại trái phiếu và ngày đáo hạn của trái phiếu

b) Trường hợp ngày mua lại trái phiếu sau ngày đăng ký cuối cùng để nhận được tiền lãi trái phiếu của kỳ trả lãi đầu tiên, giá mua lại một (01) trái phiếu được xác định theo công thức như đối với trường hợp trái phiếu có các kỳ trả lãi bằng nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp lãi suất danh nghĩa trái phiếu là lãi suất thả nổi, Bộ Tài chính thông báo cách xác định lãi suất và giá mua lại trái phiếu tại từng đợt mua lại.

Thông tư 22/2017/TT-BTC quy định mua lại trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 22/2017/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/03/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Văn Hiếu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 301 đến số 302
  • Ngày hiệu lực: 01/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH