Hệ thống pháp luật

Điều 5 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Điều 5. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.

Ví dụ 7: Nhà giáo Đ là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 234.000 đồng.

Ví dụ 8: Nhà giáo E là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,2 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 130.000 đồng.

2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 9: Trường hợp nhà giáo Đ tại ví dụ 7 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = [(3,66 0,45) x 1.300.000 đồng] / (400 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 40% = 1.282.320 đồng.

Ví dụ 10: Trường hợp nhà giáo E tại ví dụ 8 thuộc khoản 1 Điều này không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 35% học viên là người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 20%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ x 20% = 475.800 đồng.

Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 22/2017/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 10/08/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Doãn Mậu Diệp
  • Ngày công báo: 02/09/2017
  • Số công báo: Từ số 649 đến số 650
  • Ngày hiệu lực: 25/09/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra