Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2010/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất bản,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động in đối với cơ sở in của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Sửa đổi, bổ sung
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động in quy định tại Luật Xuất bản, Nghị định số 105/2007/NĐ-CP gọi là cơ sở in.
2. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong ngành nghề khác có bộ phận thực hiện hoạt động in thì bộ phận đó cũng gọi là cơ sở in.
Điều 3. Loại hình tổ chức cơ sở in
1. Doanh nghiệp in.
2. Cơ sở in sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
3. Cơ sở in phụ thuộc.
4. Hộ kinh doanh in.
Điều 4. Điều kiện hoạt động in
1. Đối với cơ sở in in xuất bản phẩm, báo, tạp chí, tem chống giả phải có giấy phép hoạt động in theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Cơ sở in không tham gia hoạt động in theo quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về ngành nghề in theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư và thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp cơ sở in là đơn vị sự nghiệp công lập phải có quyết định thành lập của cơ quan chủ quản.
Điều 5. Cấp giấy phép hoạt động in
1. Khi tham gia hoạt động in xuất bản phẩm, báo, tạp chí, tem chống giả, cơ sở in phải đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo quy định tại Luật Xuất bản, Nghị định số 105/2007/NĐ-CP, Điều 11 Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Xuất bản đối với in xuất bản phẩm, Điều 6 Nghị định số 105/2007/NĐ-CP đối với in báo, tạp chí và tem chống giả. Việc nộp hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Cơ sở in thuộc trung ương, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi Cục Xuất bản;
b) Cơ sở in thuộc địa phương, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi Sở Thông tin và Truyền thông sở tại.
Điều 6. Điều kiện nhận in của cơ sở in
1. Khi nhận in xuất bản phẩm, báo, tạp chí, tem chống giả, vàng mã, nhãn hàng hóa, bao bì, cơ sở in phải thực hiện các điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Xuất bản; Điều 16 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005; khoản 2 Điều 5, các khoản 1, 2, 3 Điều 9 Nghị định số 105/2007/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư này.
2. Khi nhận in các sản phẩm là chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện theo quy định tại
3. Khi nhận in giấy tờ có giá, hóa đơn theo quy định của pháp luật phải có bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước quản lý loại giấy tờ đó và thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở in
1. Cơ sở in có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật Xuất bản, Nghị định số 105/2007/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở in có trách nhiệm yêu cầu người đặt in cung cấp địa chỉ của cá nhân, tổ chức, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hợp pháp để lưu tại cơ sở in và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cơ sở in phải có trách nhiệm kiểm tra thủ tục pháp lý của ấn phẩm đặt in trước khi ký hợp đồng in.
4. Cơ sở in phải có trách nhiệm báo cáo đầy đủ những thông tin về hoạt động in của mình với Cục Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông sở tại định kỳ hoặc đột xuất khi được yêu cầu.
5. Cơ sở in phải ghi đầy đủ các thông tin của ấn phẩm vào Sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in (theo mẫu 11).
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung
1. Việc in vàng mã phải đảm bảo không vi phạm các quy định về quảng cáo và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Việc in sản phẩm vàng mã không được sử dụng nội dung, hình ảnh, họa tiết, màu sắc của tiền Việt Nam và nước ngoài.
Kích thước sản phẩm vàng mã (tiền mã) phải lớn hơn hoặc nhỏ hơn tiền Việt Nam, tiền nước ngoài từ 3cm trở lên mỗi chiều và chỉ in một màu, một mặt.
3. Hồ sơ đăng ký xác nhận loại vàng mã để in được lập thành 01 bộ, gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc gửi trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông sở tại, bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký vàng mã (theo mẫu 5);
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề in theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư hoặc văn bản xác nhận mã số thuế đối với cơ sở in sự nghiệp;
c) 02 bản thảo (bản mẫu) loại vàng mã đăng ký.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy xác nhận đăng ký loại vàng mã được in, đóng dấu vào 02 bản thảo (bản mẫu) vàng mã đăng ký và gửi trả lại cơ sở in 01 bản; trường hợp không cấp giấy xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.2 khoản 1 mục II Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT về nhập khẩu máy photocopy màu
1. Cơ quan, tổ chức sử dụng máy photocopy màu phải ban hành quy chế quản lý và sử dụng máy gửi kèm hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục xuất bản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu được lập thành 01 bộ, gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc gửi trực tiếp tại Cục Xuất bản, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu (theo mẫu 2);
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức đề nghị nhập khẩu;
c) Quy chế quản lý và sử dụng máy photocopy màu theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT;
d) Ca-ta-lô của máy.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT về đăng ký thiết bị ngành in
1. Cơ quan, tổ chức sử dụng máy photocopy màu phải đăng ký máy với Sở Thông tin và Truyền thông sở tại.
2. Hồ sơ đăng ký sử dụng máy photocopy màu được lập thành 01 bộ, gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc gửi trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông sở tại, bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký sử dụng máy photocopy màu (theo mẫu 4);
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức đăng ký sử dụng máy photocopy màu;
d) Quy chế quản lý và sử dụng máy photocopy màu theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung
1. Cơ sở chế bản, in xuất bản phẩm, báo, tạp chí, tem chống giả phải có danh mục thiết bị đầu tư sau đây (theo mẫu 9) phù hợp với chức năng hoạt động, gửi kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in:
a) Máy vi tính, máy ghi phim hoặc ghi kẽm;
b) Máy in;
c) Máy dao, máy khâu thép, máy vào bìa hoặc máy liên hợp hoàn thiện sản phẩm.
2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động in, cơ quan cấp giấy phép phải kiểm tra việc đầu tư thiết bị in ghi trong danh mục quy định tại khoản 1 Điều này của cơ sở in; trường hợp không có thiết bị theo danh mục, cơ quan cấp giấy phép phải thu hồi giấy phép hoạt động in đã cấp.
Trong quá trình đầu tư nếu có sự thay đổi về chủng loại thiết bị trong danh mục cơ sở in phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép.
3. Cơ sở chỉ thực hiện công đoạn gia công sản phẩm sau in thì không phải đề nghị cấp giấy phép hoạt động in nhưng phải lập Sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm gia công sau in (theo mẫu 11).
Ban hành kèm theo Thông tư này 11 biểu mẫu để thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực in:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in;
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu;
3. Mẫu giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu;
4. Mẫu đơn đề nghị đăng ký máy photocopy màu;
5. Mẫu đơn đề nghị đăng ký vàng mã để in;
6. Mẫu giấy xác nhận đăng ký vàng mã để in;
7. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho nước ngoài;
8. Mẫu giấy phép in gia công cho nước ngoài;
9. Mẫu danh mục thiết bị in;
10. Mẫu giấy phép hoạt động in;
11. Mẫu sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản - số 10 Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để được xem xét, giải quyết.
- 1Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in
- 2Thông tư 03/2015/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 203/QĐ-BTTTT năm 2016 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2015
- 4Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 04/2008/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Nghị định 105/2007/NĐ-CP về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Thông tư 02/2010/TT-BTTTT hướng dẫn Quy định của Luật xuất bản, Luật sửa đổi Luật xuất bản, Nghị định 111/2005/NĐ-CP và Nghị định 11/2009/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Thông tư 23/2014/TT-BTTTT hướng dẫn Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Xuất bản do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Thông tư 03/2015/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quyết định 203/QĐ-BTTTT năm 2016 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2015
- 6Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 111/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật xuất bản
- 2Nghị định 105/2007/NĐ-CP về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm
- 3Luật Xuất bản 2004
- 4Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 5Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in
Thông tư 22/2010/TT-BTTTT quy định về tổ chức và hoạt động in; sửa đổi Quy định của Thông tư 04/2008/TT-BTTTT và 02/2010/TT-BTTTT do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 22/2010/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/10/2010
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Đỗ Quý Doãn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 622 đến số 623
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra