Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THUỶ LỢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 21-TL-TT | Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 1964 |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP THIẾT KẾ VÀ DUYỆT THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ THỦY ĐIỆN
Công trình thủy lợi hiện nay đang được xây dựng rất nhiều, nhiệm vụ công tác thiết kế rất nặng nề, lực lượng thiết kế ở các Ty trong mấy năm nay cũng đã được tăng cường. Trước kia, tuy Bộ đã quy định việc phân cấp thiết kế, nhưng hãy còn những điểm chưa được cụ thể và đến nay không còn phù hợp với tình hình nữa. Hiện nay, Bộ xét rằng việc xét duyệt các đồ cán thiết kế công trình thuộc vốn trung ương, cũng có thể ủy nhiệm cho các Cục, Viện đỡ phải tập trung hết lên Bộ để cho được nhanh chóng.
Để phân định rõ trách nhiệm về công tác thiết kế giữa các Ty và các cơ quan thuộc Bộ (như Viện Thiết kế, Cục đê điều, Cục Thủy nông v .v…) Bộ quy định cụ thể như sau:
1. Các công trình ngoài hệ thống nông giang đều do Ty Thủy lợi thiết kế, Ủy ban hành chính xét duyệt nhiệm vụ thiết kế và thiết kế sơ bộ. Công trình xây dựng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung. Gặp khó khăn về kỹ thuật, Ty có thể trao đổi hỏi ý kiến và kinh nghiệm của Viện thiết kế. Trường hợp kinh phí địa phương phải tập trung làm một công trình quy mô quá lớn (như đã làm ở đập sông Mực), vượt quá cả giới hạn quy định ở phần dưới cho các công trình thuộc vốn trung ương, thì Ty Thủy lợi phải báo cáo cụ thể với Bộ để xét, và nếu cần thì Bộ sẽ giúp đỡ một cách thích đáng.
2. Đối với các hệ thống nông giang nói chung, Ty Thủy lợi làm thiết kế, Ủy ban hành chính tỉnh duyệt cả về chủ trương và kỹ thuật. Riêng đối với các hệ thống nông giang đã có đủ điều kiện để trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh, theo tinh thần thông tư số 31-TL-TT ngày 08-10-1963 của Bộ (hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy nông) và đã được quy định nhiệm vụ cụ thể và sự quan hệ với Ty sở quan, thì các Ban quản trị nông giang lập đồ án thiết kế, Ủy ban hành chính tỉnh xét duyệt.
3. Riêng đối với hai hệ thống liên tỉnh lớn Hà-đông, Hà-nam và Bắc Hưng Hải thì các Ban quản trị hệ thống lập nhiệm vụ thiết kế và thiết kế kỹ thuật, Hội đồng quản trị hệ thống duyệt chủ trương và Cục thủy nông (được Bộ ủy nhiệm) duyệt về kỹ thuật.
A. Công trình do địa phương thiết kế, Bộ duyệt:
Công trình dưới đê cần tu sửa, nối dài hoặc xây dựng mới:
a) Tất cả các công trình dưới đê trung ương cần phải tu sửa, nối dài (trừ những công trình đầu mối thuộc hệ thống lớn) đều do Ủy ban hành chính tỉnh lập nhiệm vụ thiết kế trình Bộ duyệt.
b) Việc lập hồ sơ kỹ thuật các công trình này quy định như sau:
- Công trình dưới đê trung ương cần được tu sửa (không thuộc phạm vi quản lý của các Ban quản trị nông giang) thì Ty Thủy lợi lập hồ sơ kỹ thuật, Cục đê điều theo dõi và xét duyệt đồ án.
- Công trình dưới đê trung ương, nhưng thuộc phạm vi quản lý của các Ban quản trị nông giang, thì:
Đối với việc tu sửa lớn, thay đổi kết cấu và nhiệm vụ công trình, thì các Ban quản trị nông giang lập đố án thiết kế, Cục thủy nông và Cục đê điều tham gia ý kiến, Viện Thiết kế duyệt. Trường hợp sửa chữa phức tạp, Bộ có thể giao cho Viện Thiết kế nghiên cứu và đảm nhiệm việc thiết kế.
Đối với các việc tu sửa không thay đổi kết cấu và nhiệm vụ công trình thì các Ban quản trị nông giang lập đồ án thiết kế, Cục thủy nông duyệt (sau khi đã có ý kiến của Cục đê điều).
c) Công trình mới xây dựng dưới đê trung ương :
- Ở các đoạn đê lớn kể dưới đây:
Đê sông Hồng: từ Việt-trì đến Xuân-trường (Nam-định)
Đê sông Đà: từ Km 0 đến Km 10
Đê sông Cầu: từ Đáp-cầu đến Phả-lại
Đê sông Đuống: toàn bộ
Đê sông Luộc: ngã ba sông Hồng đến Ninh-giang
Đê sông Đào Nam-định: toàn bộ
Đê sông Đáy: cửa Đáy đến Ninh-bình
Đê sông Chu: từ Thọ-xuânvề Hàm-rồng
Đê sông Mã: Hữu ngạn từ Yên-định về Hàm-rồng
Nếu khấu diện cống nhỏ hơn 5m2 thì Ty lập hồ sơ kỹ thuật. Cục đê điều giúp đỡ và duyệt đồ án kỹ thuật. Nếu khấu diện lớn hơn, nhưng không vượt quá giới hạn lấy nước tưới cho dưới 2.000 ha, tiêu cho dưới 5.000 ha thì Ty lập hồ sơ kỹ thuật, Viện Thiết kế có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ và duyệt đồ án.
1. Ở các đoạn đê trung ương khác, nếu không vượt quá giới hạn quy định ở điểm 2 dưới đây, thì Ty thủy lợi thiết kế, Cục đê điều xét duyệt kỹ thuật.
Các cống mới xây dựng hay tu sửa, ngoài các đê trung ương kể trên, đều kê vào công trình thuộc vốn địa phương, do Ty Thủy lợi thiết kế và Ủy ban hành chính tỉnh xét duyệt, nếu quy mô không quá mức quy định tưới cho dưới 2.000 ha và tiêu cho dưới 5.000 ha.
2. Các công trình thủy lợi không ở dưới đê do Ty Thủy lợi lập hồ sơ kỹ thuật, và do các cơ quan được Bộ ủy nhiệm duyệt thiết kế.
a) Viện Thiết kế theo dõi, giúp đỡ và xét duyệt kỹ thuật các loại công trình sau đây:
- Đập đất cao tối đa 15m và dung tích dưới 10 triệu m3;
- Đập đá xây hay bê-tông cao dưới 5m;
- Cống lấy nước đầu mối cho dưới 2.000 ha;
- Cống tiêu cho dưới 5.000 ha;
- Âu thuyền nhỏ, cửa rộng dưới 4m;
- Trạm bơm điện nhỏ tưới trên 500ha, tiêu trên 500 ha;
- Trạm thủy điện nhỏ dưới 50kw, -Trường hợp địa phương chưa làm trạm nào thì dù nhỏ hơn, Viện Thiết kế có thể giúp đỡ hoặc cùng với Ty Thiết kế một trạm điển hình;
- Hệ thống kênh mương liên quan đến các công trình kể trên.
b) Cục thủy nông xét duyệt kỹ thuật các trạm bơm điện nhỏ tưới dưới 500ha, tiêu dưới 500 ha.
3. Đối với hệ thống nông giang đang khai thác thì Ủy ban hành chính tỉnh lập nhiệm vụ thiết kế, Bộ duyệt.
Trường hợp tu sửa lớn ở các công trình quan trọng, nếu xét cần, Bộ sẽ giao cho Viện Thiết kế lập đồ án kỹ thuật, địa phương cung cấp tài liệu.
Ngoài ra, tất cả các đồ án thiết kế khác đều do Ban quản trị nông giang và Ty Thủy lợi thiết kế như trên đã nói. Các bản thiết kế này đều do Cục thủy nông duyệt. Trường hợp các công tác tu sửa cải tiến, làm thay đổi nhiệm vụ và kết cấu công trình, thì sẽ do Viện Thiết kế xét duyệt.
Cơ quan nào có trách nhiệm xét duyệt đồ án kỹ thuật thì đồng thời phải có trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ địa phương trong quá trình thiết kế và thi công.
4. Đối với các loại công trình kể trên, nếu gặp trường hợp phức tạp, Ty có thể trao đổi hoặc cử cán bộ trực tiếp đến làm việc dưới sự hướng dẫn của Viện Thiết kế.
B. Công trình do Viện Thiết kế đảm nhiệm
1. Ngoài các công trình kể trên, Viện Thiết kế chịu trách nhiệm thiết kế theo kế hoạch Bộ giao hàng năm.
Đối với các hệ thống tưới, sau khi lập bản thiết kế sơ bộ, Viện Thiết kế có thể phân giao cho Ty thiết kế kỹ thuật kênh mương và công trình, từ cấp 2 hay 3 trở xuống (tùy theo quy mô) và khống chế các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh phí, nhưng Viện Thiết kế vẫn đảm nhiệm việc xét duyệt đồ án. Các kênh nhánh trong hệ thống thuộc phần địa phương đài thọ (kênh tưới dưới 1m3/giây, kênh tiêu đào chìm dưới 4m3/giây) vẫn do Ty Thiết kế, Cục thủy nông duyệt kỹ thuật.
2. Vụ Kế hoạch, căn cứ vào bản quy định này, xét các yêu cầu xây dựng để kịp thời giúp Bộ phận giaonhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị. Đối với các công trình do Viện Thiết kế đảm nhiệm nghiên cứu, địa phương có trách nhiệm cung cấp những tài liệu cần thiết và giúp đỡ Viện Thiết kế trong quá trình nghiên cứu, khảo sát. Các Cục, Vụ thuộc Bộ cần cộng tác và giúp đỡ Viện Thiết kế, theo tinh thần biên bản quyết định ngày 31-3-1964 của Bộ về cải tiến lề lối làm việc của khối kiến thiết cơ bản.
III. Thông tư này thi hành kể từ ngày ký.
Những điều quy định trước kia trái với thông tư này đều bãi bỏ.
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI |
Thông tư 21-TL-TT-1964 về việc phân cấp thiết kế và duyệt thiết kế công trình Thủy lợi và Thủy điện do Bộ Thủy lợi ban hành
- Số hiệu: 21-TL-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/08/1964
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ lợi
- Người ký: Hà Kế Tấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra