Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản, như sau:

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam khi nộp hồ sơ đề nghị các cơ quan, đơn vị có chức năng thực hiện nghiệp vụ quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật thì phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan thu phí, lệ phí là cơ quan, đơn vị thực hiện các công việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản. Bao gồm:

a) Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản: Văn phòng Trung tâm, Trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm miền Đông Nam Bộ, Trung tâm miền Trung và Tây nguyên, Trung tâm miền Bắc;

b) Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 2. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí trong công tác quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Quản lý và sử dụng phí, lệ phí

Phí, lệ phí về công tác quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:

1. Về phí: Cơ quan thu được trích 90% trên tổng số tiền thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải cho các nội dung chi theo quy định tại Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Số tiền còn lại (10%) nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

2. Về lệ phí: Cơ quan thu nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo chương, mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

3. Đối với cơ quan thu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này:

a) Định kỳ cuối quý, các đơn vị thu căn cứ vào số tiền phí được để lại chi theo quy định (90%) và dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự toán năm chia ra từng quý), nếu số tiền phí được để lại lớn hơn dự toán chi được phê duyệt thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản của Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản để điều hòa cho đơn vị thu khác (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này) không đủ nguồn thu theo quy định tại Thông tư này.

b) Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để điều hòa tiền phí trong công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản theo quy định giữa các cơ quan thu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này.

c) Tiền phí được trích để lại cho cơ quan thu theo quy định, trong năm nếu giảm thu thì sẽ giảm chi tương ứng; kết thúc năm nếu chưa chi hết thì chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

d) Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản lập dự toán thu chi hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp trên phê duyệt. Đồng thời, mở sổ hạch toán riêng và hàng năm phải quyết toán với cơ quan cấp trên.

4. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, kê khai, nộp phí, lệ phí và công khai chế độ thu phí, lệ phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.

2. Bãi bỏ Phụ lục 2 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (P5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

(Kèm theo Thông tư số 204/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính)

Phần 1.

LỆ PHÍ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Số TT

Danh mục

Mức thu (đồng/lần)

1

Cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thủy sản (bao gồm cả động vật và thực vật)

50.000

2

Cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thủy sản

50.000

3

Cấp giấy chứng nhận chất lượng chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

50.000

4

Cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đối với một (01) sản phẩm.

50.000

5

Cấp giấy thay đổi thông tin của sản phẩm đã có trong danh mục (thay đổi các nội dung không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm)

50.000

6

Cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, thực vật thủy sản

50.000

7

Lệ phí công nhận Tổ chức Chứng nhận

50.000

Phần 2.

PHÍ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chương 1.

PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LÔ HÀNG

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu
(đồng)

1

Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn thủy sản nhập khẩu

Lô hàng

0,095% giá trị lô hàng (tối thiểu 285.000 đồng, tối đa 9.500.000 đồng). Các chỉ tiêu hóa đặc biệt, vi sinh thu theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại Chương V.

2

Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất nhập khẩu

Lô hàng

0,095% giá trị lô hàng (tối thiểu 285.000 đồng, tối đa 9.500.000 đồng). Các chỉ tiêu hóa, lý, vi sinh thu theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại Chương V.

3

Thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất xuất khẩu

Lô hàng

0,095% giá trị lô hàng (tối thiểu 285.000 đồng, tối đa 9.500.000 đồng). Các chỉ tiêu hóa, lý đặc biệt, vi sinh thu theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại Chương V.

4

Con giống

Lô hàng

0,095% giá trị lô hàng (tối thiểu 285.000 đồng, tối đa 9.500.000 đồng). Các chỉ tiêu chất lượng thu theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại Chương V.

Chương 2.

PHÍ KIỂM TRA KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN

MỤC 1. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN, CHẾ PHẨM SINH HỌC, HÓA CHẤT XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Kiểm tra, đánh giá phân loại kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

Lần

1.500.000

2

Kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở bảo quản, kinh doanh chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Lần

1.300.000

3

Kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở san chiết, sang bao, đóng gói thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong nuôi trồng thủy sản

Lần

1.400.000

MỤC 2. PHÍ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ NUÔI THỦY SẢN

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

Kiểm tra, đánh giá phân loại kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi thủy sản

Lần

1

Diện tích =< 10 ha

Lần

750.000

2

Diện tích > 10 ha

Lần

1.050.000

MỤC 3. PHÍ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

Kiểm tra, đánh giá phân loại kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản

1

Công suất > 20 triệu con/năm

Lần

700.000

2

Công suất từ trên 10 triệu đến 20 triệu con/năm

Lần

500.000

3

Công suất từ trên 5 triệu đến 10 triệu con/năm

Lần

400.000

4

Công suất đến 5 triệu con/năm

Lần

260.000

MỤC 4. PHÍ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN: 230.000 ĐỒNG/LẦN.

Chương 3.

PHÍ KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH, GIÁM SÁT CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Kiểm tra cơ sở đủ kiện thực hiện khảo nghiệm, thử nghiệm chế phẩm sinh học, thức ăn, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

Lần

2.500.000

2

Thẩm định đăng ký lưu hành cho thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường:

- Đăng ký mới

- Tái đăng ký (gia hạn)

- Bổ sung, thay đổi nội dung đối với thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản đã được cấp đăng ký

Lần

1.050.000

530.000

350.000

3

Phí giám sát khảo nghiệm chế phẩm sinh học, hóa chất, thức ăn thủy sản, giống thủy sản:

- Khảo nghiệm tiến hành = < 12 tháng

- Khảo nghiệm tiến hành > 12 tháng

Sản phẩm hoặc đối tượng

1.050.000

1.400.000

4

Thẩm định hồ sơ, đề cương khảo nghiệm, thử nghiệm giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

Sản phẩm hoặc đối tượng

1.400.000

5

Thẩm định kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

Sản phẩm hoặc đối tượng

1.400.000

Chương 4.

PHÍ ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN VIETGAP, PHÒNG THỬ NGHIỆM

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Phí kiểm tra, đánh giá Tổ chức chứng nhận VietGAP

Lần

2.800.000

2

Phí đánh giá phòng thử nghiệm lĩnh vực kiểm nghiệm các yếu tố đầu vào nuôi trồng thủy sản

Lần

22.500.000

3

Phí đánh giá mở rộng phòng thử nghiệm

Lần

11.500.000

4

Phí đánh giá lại phòng thử nghiệm

Lần

17.000.000

Chương 5.

PHÍ KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU ĐƠN LẺ

MỤC 1. PHÍ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI THỦY SẢN

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Vi khuẩn hiếu khí tổng số

Chỉ tiêu

74.000

2

Vibrio sp. tổng số

-

74.000

3

Aeromonas sp. tổng số

-

74.000

4

Pseudomonas sp. tổng số

-

74.000

5

Streptococcus sp. tổng số

-

74.000

6

Hàm lượng NO2-N

-

74.000

7

Hàm lượng NO3-N

-

74.000

8

Hàm lượng NH3-N

-

74.000

9

Sắt tổng

-

74.000

10

Độ cứng

-

74.000

11

Oxy hòa tan (Phân tích)

-

74.000

12

Oxy hòa tan (Đo nhanh)

-

12.500

13

Sulfurhydro (H2S)

-

74.000

14

Đo pH (Phân tích)

-

37.000

15

Đo pH (Đo nhanh)

-

13.000

16

BOD

-

100.000

17

COD

-

87.000

18

Độ trong (Phân tích)

-

50.000

19

Độ trong (Đo nhanh)

-

13.000

20

Độ kiềm (Phân tích)

-

62.000

21

Độ kiềm (Đo nhanh)

-

13.000

22

Độ mặn (Phân tích)

-

50.000

23

Độ mặn (Đo nhanh)

-

13.000

24

PO4-3

-

74.000

25

CO2

Mẫu

62.000

26

Thực vật nổi, tảo độc

-

190.000

27

Động vật nổi

-

150.000

28

Sinh vật đáy

-

223.000

29

Phân lập và định dạng vi sinh vật

Chỉ tiêu

100.000

30

Dư lượng kim loại nặng

-

250.000

31

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

-

320

MỤC 2. KIỂM NGHIỆM HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Đánh giá ngoại quan, cảm quan

Chỉ tiêu

13.000

2

Thử vật lý sản phẩm dạng nước

a

Thể tích

-

13.000

b

Soi độ trong

-

13.000

3

Thử vật lý sản phẩm dạng hạt, bột

a

Độ đồng đều về khối lượng của đơn vị bào chế

Chỉ tiêu

13.000

b

Độ đồng đều về hàm lượng của đơn vị bào chế

-

13.000

c

Độ rã

-

25.000

d

Độ tan

-

25.000

e

Độ mịn

-

13.000

4

Thử độ ẩm

a

Sấy

Lần

13.000

b

Sấy chân không

-

160.000

c

Đo độ ẩm bằng tia hồng ngoại

-

100.00

d

Đo độ ẩm bằng phương pháp chuẩn độ Karl Fischer

-

190.000

5

Đo tỷ trọng

a

Dùng tỷ trọng kế

-

13.000

b

Dùng picnomet

-

25.000

7

Đo pH

a

Không phải xử lý mẫu

-

13.000

b

Phải xử lý mẫu

-

56.000

8

Thử định tính hoạt chất

Chỉ tiêu

8.1

Iodine

+ Định tính

+ Định lượng

-

35.000

126.000

8.2

PVP Iodine

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.3

Iodphor

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.4

Chlorin

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.5

TCCA

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.6

Alkyl Dimethyl Benzyl Ammonium Chloride

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.7

Benzalkonium Chloride

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.8

Glutaral Aldehyde

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.9

Saponin

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.10

Yucca schidigera, Quillaja

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

280.000

8.11

Ethylen Diamin Tetra Acetic (EDTA)

+ Định tính

+ Định lượng

-

350.000

140.000

8.12

Kim loại, hợp chất kim loại thường (Ca, Mn, Fe, Cu, Mn, Co, Mg, Na, Si, Zn, ...)

+ Định tính

+ Định lượng

-

140.000

280.000

8.13

Kim loại, hợp chất kim loại nặng

+ Định tính

+ Định lượng

-

140.000

280.000

8.14

Nhóm chất oxy hóa Ethoxyquin, BHA, BHT

+ Định tính

+ Định lượng

-

70.000

210.000

8.15

Nhóm dư lượng thuốc BVTV

+ Định tính

+ Định lượng

-

140.000

320.000

8.16

Dapsone

+ Định tính

+ Định lượng

-

140.000

350.000

8.17

Malachite Green (MG)

+ Định tính

+ Định lượng

-

140.000

320.000

8.18

Trichlorofon (Dipterex)

+ Định tính

+ Định lượng

-

140.000

350.000

8.19

Trifluraline

+ Định tính

+ Định lượng

-

140.000

350.000

8.20

Vi sinh vật

+ Định tính

+ Định lượng

-

35.000

1.200.000

8.21

Enzyme

+ Định tính

+ Định lượng

-

35.000

210.000

9

Thử định lượng

Chỉ tiêu

9.1

Phương pháp thể tích

9.1.1

Phương pháp chuẩn độ axit-bazơ

-

150.00

9.1.2

Phương pháp chuẩn độ Complexon

-

200.000

9.1.3

Định lượng Penicilin

-

250.000

9.1.4

Chuẩn độ môi trường khan

-

223.000

9.1.5

Chuẩn độ Nitrit

-

250.000

9.1.6

Chuẩn độ điện thế

-

223.000

9.2

Phương pháp cân

-

223.000

9.3

Phương pháp vật lý

9.3.1

Quang phổ tử ngoại và khả biến

-

190.000

9.3.2

Sắc ký lỏng cao áp

-

370.000

9.3.3

Sắc ký lỏng khối phổ

-

495.000

9.3.4

Sắc ký khí

-

370.000

9.4

Định lượng những đối tượng đặc biệt

Chỉ tiêu

9.4.1

Định lượng Protease

-

250.000

9.4.2

Định lượng Amylase

-

250.000

9.4.3

Định lượng Cellulase

-

250.000

9.4.4

Định lượng Lipase

-

250.000

9.4.5

Nitơ toàn phần

-

223.000

10

Thử trên sinh vật và vi sinh vật

Lần

10.1

Thử độc tính bất thường

-

272.000

10.2

Thử vô khuẩn

-

185.000

10.3

Làm kháng sinh đồ

-

370.000

10.4

Định lượng kháng sinh bằng vi sinh vật

-

370.000

10.5

Định lượng kích dục tố HCG

-

247.000

11

Phân lập và định danh vi sinh vật

Chỉ tiêu

124.000

12.

Kiểm tra vacxin, sinh phẩm

12.1

Kiểm tra giống vi sinh vật dùng trong thú y

Chủng

Vi khuẩn

-

1.900.000

Vi rút

-

1.300.000

12.2

Kiểm tra tính an toàn chung

Lần

400.000

12.3

Xác định hiệu giá kháng thể

-

400.000

MỤC 3. KIỂM NGHIỆM THỨC ĂN THỦY SẢN

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Thức ăn viên

Chỉ tiêu

1.1

Kiểm tra ngoại quan

-

13.000

1.2

Kích cỡ

-

13.000

1.3

Tỷ lệ vụn nát

-

13.000

1.4

Độ bền

-

13.000

1.5

Độ ẩm

-

50.000

1.6

Năng lượng

-

74.000

1.7

Protein

-

72.000

1.8

Xơ thô

-

50.000

1.9

Lipid

-

74.000

1.10

Tro

-

74.000

1.11

Cát sạn

-

13.000

1.12

Canxi

-

72.000

1.13

Phospho

-

72.000

1.14

NaCl

-

13.000

1.15

Lyzin

-

250.000

1.16

Đạm tiêu hóa

420.000

1.17

Methionin (chỉ tiêu thứ 3 acidamin còn 100.000đ/chỉ tiêu)

-

133.000

1.18

Melamine

-

420.000

1.19

Trifluralin

-

350.000

1.20

Dipterex(Trichlorfon)

-

350.000

1.21

Dapsone

-

350.000

1.22

Iodine Available

-

210.000

1.23

Ethoxyquin

-

500.000

2

Thức ăn khác và chất bổ sung thức ăn

Chỉ tiêu

2.1

Tỷ lệ nở của Artemia

-

47.500

2.2

Các chỉ tiêu chất lượng khác

-

Theo mức phí kiểm tra chất lượng thức ăn viên

2.3

Vitamin

-

350.000

2.4

Khoáng

-

140.000

2.5

Vi sinh vật

-

1.200.000

2.6

Enzyme

-

140.000

2.7

Beta glucan

-

210.000

2.8

Choline

-

210.000

2.9

Folic acid

-

210.000

2.10

Albumine

-

105.000

2.11

Sorbitol, Inositol, Glucose, Fructose...

-

210.000

3

Kiểm tra vệ sinh an toàn thức ăn thủy sản

3.1

Côn trùng sống

-

13.000

3.2

Salmonella

-

65.000

3.3

Aspergillus flavus

-

74.000

3.4

Aflatoxin (sắc ký khí)

-

370.000

3.5

Dư lượng thuốc kháng sinh

-

370.000

3.6

Dẫn xuất của Nitrofuran

-

495.000

3.7

Dư lượng thuốc kháng sinh bằng LC/MS/MS

-

455.000

3.8

Melamine

Chỉ tiêu

490.000

3.9

Trifluralin

350.000

3.10

Dipterex(Trichlorfon)

350.000

3.11

Dapsone

350.000

3.12

Iodine Available

210.000

3.13

Các loại hocmon

-

370.000

4

Các chỉ tiêu hóa học đặc biệt

4.1

Xác định kim loại nặng (Cd, As, Hg, Pb...)

Nguyên tố

170.000

4.2

Độc tố vi nấm

4.3

- Chỉ tiêu đầu

Chỉ tiêu

260.000

4.4

- Chỉ tiêu tiếp theo

Chỉ tiêu

170.000

4.5

Dư lượng thuốc trừ sâu

Chỉ tiêu

4.6

- Chỉ tiêu đầu

Chỉ tiêu

220.000

4.7

- Chỉ tiêu tiếp theo

Chỉ tiêu

105.000

4.8

Sắt

Chỉ tiêu

78.000

4.9

Histamin

Chỉ tiêu

4.10

- Phân tích bằng HPLC

Chỉ tiêu

490.000

4.11

- Phân tích bằng ELISA

Chỉ tiêu

490.000

4.12

Xác định PSP, DSP bằng phương pháp sinh hóa trên chuột

Chỉ tiêu

325.000

4.13

Kiểm chứng PSP, DSP, ASP bằng HPLC

Chỉ tiêu

450.000

4.14

Dư lượng thuốc kháng sinh bằng Elisa:

- Chloramphenicol

Chỉ tiêu

360.000

- AOZ

Chỉ tiêu

490.000

- AMOZ

Chỉ tiêu

490.000

- Quinolones

Chỉ tiêu

390.000

- Malachite Green

Chỉ tiêu

360.000

4.15

Dư lượng thuốc kháng sinh (kiểm tra bằng LC/MS, LC/MS/MS)

- Chỉ tiêu đầu

Chỉ tiêu

450.000

- Chỉ tiêu tiếp theo cùng nhóm

Chỉ tiêu

170.000

4.16

Phẩm màu thực phẩm

- Định tính

- Định lượng bằng HPLC

Chỉ tiêu

52.000

130.000

4.17

Thuốc nhuộm màu

Chỉ tiêu

450.000

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 204/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 204/2013/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 24/12/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Vũ Thị Mai
  • Ngày công báo: 06/02/2014
  • Số công báo: Từ số 171 đến số 172
  • Ngày hiệu lực: 10/02/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản