BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2018/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2018 |
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.
Thông tư này quy định về việc phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan trong thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.
1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chính quyền địa phương và cơ quan công an gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
b) Cơ quan công an cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
3. Các cơ quan chức năng gồm:
a) Các Bộ, ngành ở Trung ương;
b) Các Sở, Ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Liên đoàn Lao động cấp huyện;
d) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động và cá nhân có liên quan.
1. Thanh tra vào ban đêm: Là việc cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành thanh tra tại đơn vị sử dụng lao động vào giờ làm việc ban đêm theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thanh tra ngoài giờ hành chính: Là việc cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành thanh tra tại đơn vị sử dụng lao động ngoài giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước (không bao gồm thanh tra vào ban đêm).
1. Đảm bảo hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
2. Đảm bảo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
3. Phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
4. Đảm bảo thực thi pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.
1. Việc phối hợp được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; tuân thủ pháp luật thanh tra, pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
2. Việc phối hợp phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thanh tra; đúng thành phần, đúng trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.
CƠ CHẾ PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
1. Khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều người lao động thì Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan ở Trung ương.
2. Cơ quan được thông báo cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc.
3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định thanh tra theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp Trung ương và địa phương
1. Khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều người lao động mà không cần thiết phải thành lập đoàn thanh tra cấp Trung ương thì Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo kịp thời bằng văn bản hoặc qua điện thoại, thư điện tử, fax đến Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc để thực hiện thanh tra.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành các hoạt động phối hợp theo quy định tại
Điều 8. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương
1. Khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng người lao động hoặc khi nhận được chỉ đạo của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì bằng cách nhanh nhất, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan được thông báo cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc.
3. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc ban hành Quyết định thanh tra theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin các vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra tại địa phương.
3. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) để thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong công tác thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính cấp trung ương.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin các vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
1. Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thanh tra đối với các vụ việc cần thiết.
2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu thấy cần thiết) để thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động xảy ra trên địa bàn.
3. Báo cáo kết quả thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra ngay sau khi có kết quả thanh tra từng vụ việc tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan công an và chính quyền địa phương xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương trong công tác thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi thanh tra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan chức năng có liên quan ở Trung ương
1. Cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc; thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền và tính mạng của người lao động.
2. Cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan tới các vụ xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc (nếu có) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp để kịp thời xử lý.
3. Giao nhiệm vụ cho đơn vị trực thuộc làm đầu mối phối hợp theo quy định tại Thông tư này đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở Trung ương.
4. Tham gia xây dựng quy chế phối hợp trong công tác thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương
1. Cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc; thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền và tính mạng của người lao động.
2. Cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan tới các vụ xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc (nếu có) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp để kịp thời xử lý.
3. Giao nhiệm vụ cho đơn vị trực thuộc làm đầu mối phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh tại địa phương theo quy định tại Thông tư này.
4. Tham gia xây dựng quy chế phối hợp trong công tác thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi thanh tra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.
Điều 13. Trình tự, thủ tục phối hợp giữa các cơ quan
1. Trong thời gian tối đa 04 giờ kể từ khi có cơ sở cho rằng thông tin, tài liệu có liên quan tới các vụ xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc thông báo bằng một trong các hình thức email, điện thoại, fax đến đơn vị làm đầu mối tại các cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) để xác nhận việc tham gia đoàn thanh tra.
2. Trong thời gian tối đa 04 giờ kể từ khi thông báo cho các các cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương có liên quan biết có hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động xảy ra trên địa bàn và đề nghị cử người tham gia đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc ban hành Quyết định thanh tra.
3. Trong thời gian tối đa 12 giờ kể từ khi ký Quyết định thanh tra đột xuất, Trưởng đoàn thanh tra phải công bố Quyết định thanh tra, đồng thời triển khai thanh tra tại nơi xảy ra vi phạm.
4. Thực hiện hoặc kiến nghị thực hiện các biện pháp xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các cuộc thanh tra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, gồm chi phí phương tiện đi lại, tiền làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan cử người tham gia đoàn thanh tra đảm bảo kinh phí cho cán bộ được cử theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 270/QĐ-LĐTBXH năm 2014 về chuẩn trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc Dự án 1, Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011- 2015 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 4198/LĐTBXH-ATLĐ năm 2014 về thanh, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ở những nơi đông người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 4199/LĐTBXH-ATLĐ năm 2014 về thanh, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ở những nơi đông người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 42/2018/TT-BLĐTBXH quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 4286/LĐTBXH-KHTC năm 2019 về triển khai Thông tư 15/2019/TT-BLĐTBXH quy định Chế độ báo cáo thống kê Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Quyết định 270/QĐ-LĐTBXH năm 2014 về chuẩn trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc Dự án 1, Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011- 2015 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 4198/LĐTBXH-ATLĐ năm 2014 về thanh, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ở những nơi đông người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 4199/LĐTBXH-ATLĐ năm 2014 về thanh, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ở những nơi đông người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Nghị định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 8Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Thông tư 42/2018/TT-BLĐTBXH quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Công văn 4286/LĐTBXH-KHTC năm 2019 về triển khai Thông tư 15/2019/TT-BLĐTBXH quy định Chế độ báo cáo thống kê Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 20/2018/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1095 đến số 1096
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực