Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19-BYT/TT | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1986 |
Bộ Y tế hướng dẫn triển khai ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh đầy đủ vào bộ máy tại các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Y tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và y tế ở các ngành.
ứng dụng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức ngành Y tế vào bộ máy của các cơ sở y tế, phải thực sự là một công tác chấn chỉnh tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, tổ chức lại lao động trong mỗi cơ quan, từng bước thực hiện sự phân công hợp lý, chấn chỉnh lề lối làm việc và hoàn thiện quy chế làm việc ở mọi khâu, tạo ra chuyển biến đồng bộ của bộ máy, nhằm làm cho bộ máy gọn, nhẹ và có hiệu lực.
Thông tư hướng dẫn này quy định sự thống nhất quản lý quá trình triển khai ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức danh đầy đủ viên chức ngành Y tế vào bộ máy về các mặt phương châm, nguyên tắc, điều kiện, nội dung, trình tự tiến hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Từng viên chức có quyền dân chủ tham gia tự đánh giá, sắp xếp và chủ động tổ chức lao động cho mình theo một quy trình thật hợp lý;
- Tập thể lãnh đạo xem xét, kiến nghị và giám sát thực hiện tiêu chuẩn của mỗi chức danh;
- Thủ trưởng quyết định công nhận chức danh đạt tiêu chuẩn theo sự phân cấp quản lý.
III- ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN
- Các chức danh đầy đủ đó phải có nội dung lao động rõ ràng, các nội dung ấy phải qua khảo sát thực tế. Toàn bộ nội dung công việc của bộ máy đã được sắp xếp hợp lý, nhằm thực hiện đúng chức năng của tổ chức và phù hợp với tiêu chuẩn nghiệp vụ.
- Phải có tiêu chuẩn nghiệp vụ theo 3 nội dung của tiêu chuẩn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định ban hành.
- Cơ quan ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức danh đầy đủ phải có kế hoạch triển khai cụ thể theo trình tự của Thông tư này quy định, được cấp trên có thẩm quyền trực tiếp duyệt.
- Thủ trưởng từng cơ quan trực tiếp chủ trì, chỉ đạo có sự kết hợp chặt chẽ với công đoàn và đoàn thanh niên, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Từng viên chức khi được sắp xếp chức danh phải tự nguyện và phải nắm vững các nội dung lao động, tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh đó, đồng thời phải hiểu rõ phương pháp triển khai công việc.
a) Dưới sự chủ trì chỉ đạo của Thủ trưởng từng đơn vị là người đứng đầu bộ máy thuộc nhóm 9, thành lập Hội đồng giúp cho Thủ trưởng chỉ đạo và giám định chức danh và tiêu chuẩn viên chức từng cơ quan. Thành phần Hội đồng gồm các đồng chí lãnh đạo các bộ phận cấu thành thuộc nhóm 8, đại diện của tổ chức Đảng, công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Hội đồng có bộ phận thường trực giúp việc từ 1 đến 2 người do phòng tổ chức cán bộ của đơn vị đảm nhiệm, bộ phận thường trực phải có chương trình kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên của Hội đồng.
Danh sách Hội đồng và chương trình kế hoạch của đơn vị tiến hành ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh vào bộ máy phải được duyệt trước. Các đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo về Bộ để Bộ duyệt, các Sở Y tế tỉnh, thành và y tế các ngành báo cáo lên cấp trên trực tiếp duyệt.
b) Tổ chức việc rà xét chức năng, nhiệm vụ, soát xét lại các nội dung công việc của bộ máy nhằm cụ thể hoá các chức năng, nhiệm vụ đó thành những nội dung lao động rõ ràng và sát với tình hình thực tế. Qua đó, nghiên cứu sắp xếp hợp lý tối ưu các nội dung công việc, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, hoặc bỏ sót nhiệm vụ, với tinh thần tinh giản bộ máy để hình thành một cơ cấu hợp lý, đồng thời thu thập và chuẩn bị các tài liệu về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ dự định để triển khai.
c) Tổ chức hướng dẫn cho tất cả viên chức của cơ quan nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch và trình tự ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh vào bộ máy, để hiểu rõ mọi công việc mà tất cả viên chức phải làm.
Đồng thời tổ chức cho các viên chức học tập các tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức danh đầy đủ mà họ sẽ đảm nhiệm.
d) Tiến hành điều tra thực trạng đội ngũ cán bộ viên chức về trình độ và công việc thực tế lâu nay mà mọi người đang làm, đồng thời để đánh giá thực tế lâu nay bộ máy đã hoạt động thế nào, thông qua các công việc sau đây:
- Từng viên chức viết bản tự khai về các nội dung công việc đã và đang làm, kê khai về trình độ, năng lực thực tế và khối lượng công việc đang đảm nhiệm; tự nhận xét đánh giá và đề nghị sắp xếp chức danh, đồng thời có sự phân tích của tập thể từng bộ phận mà viên chức đó đang công tác.
- Thường trực Hội đồng tổng hợp lại, phân tích, sắp xếp, xử lý những trường hợp chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, điều chỉnh cơ cấu hợp lý so với thực tế và dự kiến sự phân loại viên chức, dự kiến phương án sắp xếp chức danh cho viên chức.
- Sau đó đưa ra Hội đồng bàn và thống nhất để đưa ra thông qua thủ trưởng quyết định.
Việc phân loại viên chức qua điều tra thực trạng đội ngũ được chia ra làm 5 loại như sau:
- Loại đủ trình độ đáp ứng được chức danh đang đảm nhiệm;
- Loại trình độ còn yếu nhưng có khả năng vươn lên đảm nhiệm được chức danh;
- Loại có trình độ cao hơn, có khả năng bố trí chức danh có độ phức tạp cao hơn;
- Loại trái ngành nghề nên không đảm đương được nhiệm vụ, cần phải chuyển sang chức danh khác cho phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ viên chức;
- Loại trình độ quá yếu, không có khả năng để bố trí, phải giải quyết theo chính sách, hoặc tạm thời chuyển sang khu vực khác có quỹ tiền lương riêng đài thọ.
e) Qua khảo sát khối lượng công việc thực tế của từng lĩnh vực, xây dựng định mức biên chế và xác định biên chế cho các chức danh.
g) Lập biểu tổng hợp đề nghị trên duyệt chức danh, biên chế, cơ cấu bộ máy và phương án sắp xếp chức danh cho các viên chức.
2. Bước tổ chức triển khai ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh đầy đủ vào bộ máy.
a) Phổ biến phương án sắp xếp chức danh cho từng viên chức (trong đó có 4 loại trên), đồng thời phải giải quyết các vướng mắc còn lại (đây chưa phải là bổ nhiệm chức danh chính thức, kể cả người có đủ trình độ).
b) Tổ chức học tập cho tất cả các viên chức về các nội dung chức trách, nhiệm vụ, các yêu cầu nội dung, phương pháp tổ chức lao động khoa học của công việc và xây dựng quy chế làm việc.
c) Viên chức nhận công việc (hoặc bàn giao) dựa trên chức danh và tiêu chuẩn. Từng viên chức tự tổ chức xây dựng quy chế làm việc; trong đó từng công việc phải xác định rõ ranh giới, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời xác định các mối liên hệ chỉ đạo, phối hợp, các quy trình, phương pháp, lề lối tiến hành công việc, xác định các nhu cầu về thông tin, kiểm tra, xây dựng các hồ sơ, nề nếp công tác và quản lý...
Trên đây là những cơ sở để cho viên chức nắm vững chức trách, tự tổ chức quá trình lao động để hoàn thành nhiệm vụ đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá xem xét việc thực hiện chức danh sau này.
d) Sau khi xây dựng quy chế, xây dựng chương trình làm việc, viên chức tự áp dụng thử nghiệm và hoàn chỉnh, có sự góp ý của lãnh đạo trực tiếp hoặc Hội đồng giám định chức danh, tiêu chuẩn. Khi đã được Thủ trưởng duyệt toàn bộ, các quy chế, quy trình, phương pháp đó sẽ có tính pháp quy, được công bố trong đơn vị và các chức danh có liên quan để cùng phối hợp. Khi số đông viên chức đã hoàn thành xây dựng quy chế, quy trình, có thể tổ chức một cuộc phát động chung trong cơ quan về việc vận động thực hiện chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ để gây được sự hưng phấn và đồng bộ trong cơ quan.
e) Tiếp tục thực hiện chức trách dựa trên các nội dung công việc được giao, tự tổ chức lao động khoa học dựa theo quy trình, quy chế đã được duyệt, phấn đấu đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh.
g) Hội đồng tổ chức giám định, đánh giá kết quả thực hiện chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức công nhận cho từng viên chức, ai thực hiện tốt chức danh và đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ, Hội đồng sẽ đề nghị Thủ trưởng chính thức bổ nhiệm chức danh đạt tiêu chuẩn.
h) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định bổ nhiệm chức danh đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ thuộc phạm vi phân cấp, hoặc đề nghị lên trên bổ nhiệm những chức danh đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức danh thuộc quyền quản lý của cấp trên.
Việc giao nhiệm vụ, hay nói cách khác là sắp xếp viên chức vào các chức danh, và việc chính thức bổ nhiệm viên chức vào chức vụ đó là hai việc khác nhau hoàn toàn. Giao nhiệm vụ là sau khi căn cứ vào phân loại viên chức dựa trên yêu cầu của công việc và căn cứ vào trình độ, khả năng của cán bộ để giao việc, trong số đó có viên chức đã đủ trình độ, có viên chức chưa đạt trình độ nhưng có khả năng phấn đấu vươn lên. Còn việc chính thức bổ nhiệm chức danh đạt tiêu chuẩn, thì chỉ khi nào viên chức đó đã được thực sự tổ chức tốt các công việc đúng với chức trách, được Hội đồng giám định chức danh, tiêu chuẩn xác nhận là viên chức đó đã đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ. Củng cố những viên chức được xác nhận là đã phấn đấu thực hiện tốt theo chức danh, nhưng chưa đạt tiêu chuẩn thì mới chỉ được đánh giá ở mức "đã làm theo chức danh" mà chưa chính thức bổ nhiệm chức danh đó.
Tóm lại, trong đánh giá quá trình thực hiện ứng dụng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ vào bộ máy của mỗi viên chức có thể chia ra làm 3 giai đoạn là được giao chức danh; làm tốt theo chức danh; và được chính thức bổ nhiệm chức danh đạt tiêu chuẩn, để có chính sách, chế độ đãi ngộ thích đáng.
3. Bước tổng kết hiệu quả và tiếp tục hoàn chỉnh.
a) Quá trình chỉ đạo các bước trên, trong mỗi việc cần có thí điểm và các trọng điểm. Thường trực Hội đồng thường xuyên đi sát rút kinh nghiệm phổ biến uốn nắm kịp thời những lệch lạc để đỡ tốn công làm đi làm lại. Quá trình này Hội đồng cần luôn luôn thu thập ý kiến của viên chức để bổ sung sửa đổi việc chỉ đạo cho sát và có sự giải thích kịp thời.
Việc chỉ đạo phải tiến hành liên tục theo lịch đã được duyệt, không được tiến hành theo kiểu phong trào, lúc thì phát động ồ ạt, lúc thì để lắng xuống, hoặc làm chiếu lệ, thiếu sự kiểm tra đôn đốc chặt chẽ.
b) Việc tổ chức theo dõi hiệu quả của việc ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh đầy đủ của viên chức ngành Y tế vào bộ máy phải làm thật chặt chẽ, chính xác, xuất phát từ mục tiêu hiệu quả chung của từng tổ chức, để có sự hướng dẫn thống nhất về đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng chức danh và tiêu chuẩn cho từng viên chức, vì hiệu quả của cả bộ máy chính là hiệu quả của từng viên chức trong đó được tổng hợp lại.
Hiệu quả của ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh đầy đủ và bộ máy được căn cứ vào những kết quả lao động và quản lý trực tiếp và gián tiếp trước và sau khi ứng dụng chức danh, tiêu chuẩn. Hiệu quả đó bao gồm nhiều loại như hiệu quả về nhận thức, về tổ chức và thiết kế loại bộ máy, về kinh tế, kỹ thuật, về lãnh đạo điều hành, về năng suất, chất lượng, v.v... đã được nâng lên so với trước. Tất cả những hiệu quả thu được phải có số liệu rõ và phải bảo đảm tính chính xác.
c) Sau đợt ứng dụng khoảng 6 tháng, cần tiến hành tổng kết, đề xuất các biện pháp bổ sung, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch tiếp tục hoàn chỉnh để đẩy mạnh việc ứng dụng tiếp theo của đơn vị. Quá trình ứng dụng cần phải rút ra những ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung về chức danh hoặc tiêu chuẩn với cấp trên.
d) Vạch kế hoạch và yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các loại.
đ) Đề xuất quy hoạch và kế hoạch, về cán bộ và giải quyết chính sách cho những viên chức không bố trí được vào chức danh.
Trên cơ sở làm tốt việc ứng dụng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức vào bộ máy, được tổng kết điều chỉnh lại cho sát thực tế để đưa công tác này vào thành các nội dung quản lý của các lĩnh vực tổ chức lao động khoa học trong viên chức, làm cơ sở cho việc bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng các định mức biên chế, xét duyệt biên chế và cải tiến không ngừng cơ cấu của bộ máy. Đồng thời qua đó từng bước thực hiện việc trả lương theo lao động và có chế độ, chính sách khuyến khích năng suất, chất lượng trong viên chức.
1. Tiểu ban danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức ngành Y tế là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý và ứng dụng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức thuộc chuyên ngành Y và Dược trong cả nước; đồng thời chịu sự quản lý chung về công tác chức danh và tiêu chuẩn của Nhà nước theo quy định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
2. Các Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan sự nghiệp, các cơ quan sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ, y tế các ngành là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh đầy đủ viên chức ngành Y tế vào bộ máy. Phòng tổ chức cán bộ của các cơ sở nói trên làm nhiệm vụ thường trực cho Hội đồng tư vấn giúp cho thủ trưởng cơ quan về việc giám định chức danh tiêu chuẩn. Hội đồng tư vấn do Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập theo điểm a của bước chuẩn bị thuộc phần IV quy định của Thông tư này.
3. Yêu cầu về thông tin, báo cáo và các mối liên hệ. Đối với các cơ quan đã bắt đầu ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh đầy đủ viên chức ngành Y tế vào bộ máy, kể từ khi cấp trên duyệt kế hoạch, phải duy trì nghiêm ngặt chế độ báo cáo và thông tin như sau:
- Khi tiến hành ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ và chức danh đầy đủ vào bộ máy, cần phải có một cán bộ chuyên trách, hoặc thường trực giúp cho Thủ trưởng theo dõi chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện như nắm tình hình, uốn nắn, điều chỉnh, tổng hợp, bảo đảm đúng mọi yêu cầu chỉ đạo của Thông tư này.
- Mỗi bước thực hiện của việc ứng dụng tiêu chuẩn chức danh phải báo cáo kết quả về Bộ (Tiểu ban danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức ngành Y tế tại Vụ tổ chức cán bộ) và phải có sự đồng ý của Tiểu ban thì mới được chuyển sang bước sau.
- Các viên chức khi thực hiện chức danh và tiêu chuẩn, bộ phận thường trực cho Hội đồng giúp cho thủ trưởng phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thống kê các số liệu thuộc lĩnh vực chức danh và tiêu chuẩn.
- Hàng quý, hàng năm phải báo cáo cụ thể tình hình ứng dụng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ vào bộ máy của đơn vị cho tiểu ban danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức ngành Y tế.
- Việc tổ chức ứng dụng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức ngành Y tế vào bộ máy là một việc mới mẻ bước đầu về chấn chỉnh tổ chức, chuyển đổi cơ chế quản lý cải tiến lề lối làm việc, sẽ có nhiều khó khăn phức tạp, nếu đơn vị nào thấy có vấn đề gì chưa rõ thì báo cáo về Bộ, để Bộ cử cán bộ xuống giúp đỡ hoặc hướng dẫn thêm.
Trong quá trình tổ chức triển khai ứng dụng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức vào bộ máy, nếu các đơn vị thấy có chức danh và tiêu chuẩn nào còn thiếu, hoặc có vấn đề gì chưa rõ, cần bổ sung, sửa đổi thì phản ảnh về Bộ bằng văn bản để Bộ xem xét và bổ sung khi thấy cần thiết. Các đơn vị không được tự ý sửa đổi nội dung của tập tiêu chuẩn này.
Đặng Hồi Xuân (Đã ký) |
- 1Quyết định 672-BYT/QĐ năm 1986 ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh đầy đủ viên chức ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 324-LĐ/QĐ năm 1984 về bản danh mục số 1 chức danh đầy đủ viên chức ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 3Quyết định 36-CP năm 1980 về việc thành lập Tiểu ban nghiên cứu xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 124-HĐBT năm 1983 về đẩy mạnh công tác xây dựng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Thông tư 19-BYT/TT 1986 hướng dẫn triển khai ứng dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh đầy đủ của viên chức ngành Y tế thuộc nhóm 5 và nhóm 0 vào bộ máy tại các đơn vị trực thuộc bộ, các sở y tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và y tế ở các ngành do Bộ y tế ban hành
- Số hiệu: 19-BYT/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/09/1986
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đặng Hồi Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 4 đến số 12
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra