Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2011/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2011 |
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành Chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định Chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề áp dụng đối với các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, cao đẳng nghề có khoa sư phạm nghề, các cơ sở giáo dục khác được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề) để đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và cho người đã có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề có nguyện vọng làm giáo viên, giảng viên dạy nghề.
Chương trình khung sư phạm dạy nghề quy định tại Thông tư này bao gồm: mục tiêu, đối tượng học tập, thời gian đào tạo, mô tả nội dung các môn học/mô-đun của Chương trình và hướng dẫn thực hiện Chương trình (Phụ lục kèm theo).
Căn cứ quy định tại Thông tư này, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề có trách nhiệm tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề của cơ sở mình để thực hiện đào tạo.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 9 năm 2011.
Bãi bỏ các quy định về đào tạo, bồi dưỡng sư phạm dạy nghề trước đây trái với quy định tại Thông tư này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổ chức Chính trị - Xã hội; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng cục Dạy nghề; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề; các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG SƯ PHẠM DẠY NGHỀ CHO GIÁO VIÊN DẠY TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, GIẢNG VIÊN DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
- Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục nghề nghiệp, có năng lực sư phạm dạy nghề;
- Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng sư phạm vào dạy nghề theo chuyên ngành được đào tạo;
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo và hình thành nhân cách người giáo viên, giảng viên dạy nghề.
2. Mục tiêu cụ thể
Học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tâm lý học nghề nghiệp, giáo dục học nghề nghiệp, phương pháp dạy học chuyên ngành và một số kiến thức khác có liên quan;
- Lập kế hoạch, xác định các công việc cụ thể cho dạy học và giáo dục học sinh, sinh viên ở các cơ sở dạy nghề;
- Chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng đào tạo theo mục tiêu quy định;
- Lựa chọn và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học vào quá trình dạy học;
- Xác định và chuẩn bị các nguồn học liệu cần thiết cho dạy và học;
- Soạn được các công cụ kiểm tra; biết cách đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
II. ĐỐI TƯỢNG HỌC TẬP
- Giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề chưa được đào tạo sư phạm kỹ thuật hoặc nghiệp vụ sư phạm dạy nghề;
- Các đối tượng đã có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, có nguyện vọng làm giáo viên, giảng viên dạy nghề.
III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian đào tạo
- Thời gian thực học là 400 giờ. Trong đó: nội dung bắt buộc 340 giờ, nội dung tự chọn 60 giờ.
- Thời gian tổ chức thực hiện một khoá đào tạo không ngắn hơn 2,5 tháng và không kéo dài quá 5 tháng.
2. Đơn vị thời gian
- Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành, thảo luận là 60 phút; một giờ học tích hợp là 45 phút.
- Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ; một ngày học thực hành, thực tập, thảo luận hoặc tích hợp không quá 8 giờ.
IV. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC/MÔ-ĐUN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Các môn học/mô-đun bắt buộc:
Mã môn học, mô-đun | Tên môn học, mô-đun | Thời gian đào tạo (giờ) |
MH01 | Tâm lý học nghề nghiệp | 45 giờ |
MH02 | Giáo dục học nghề nghiệp | 45 giờ |
MĐ03 | Kỹ năng và Phương pháp dạy nghề | 60 giờ |
MH04 | Phương tiện dạy học | 30 giờ |
MĐ05 | Thực tập sư phạm | 160 giờ (4 tuần) |
2. Các môn học tự chọn (chọn 2 trong số các môn học )
Mã môn học | Tên môn học | Thời gian đào tạo (giờ) |
MH06 | Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp | 30 giờ |
MH07 | Phát triển chương trình dạy nghề | 30 giờ |
MH08 | ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | 30 giờ |
MH09 | Lôgíc học | 30 giờ |
V. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC/MÔĐUN
1. Tâm lý học nghề nghiệp - 45 giờ
1.1. Mục tiêu
Học xong môn học này, người học có khả năng:
- Phân tích được khái niệm tâm lý, tâm lý học, cấu trúc và các thuộc tính tâm lý của nhân cách; Nhận biết và phân tích được: quá trình nhận thức, trạng thái chú ý, ý chí và hành động ý chí, xúc cảm và tình cảm. Biết vận dụng những hiểu biết này vào hoạt động dạy học và giáo dục.
- Xác định được các đặc điểm tâm lý của HSSV học nghề. Hiểu và phân tích được: các yếu tố tâm lý của hoạt động dạy và học nghề nghiệp, các yếu tố tâm lý và con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp; phân tích được đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên dạy nghề, vận dụng được những hiểu biết tâm lý vào việc hình thành năng lực sư phạm của bản thân, vào hoạt động giảng dạy, giáo dục ở cơ sở dạy nghề.
- Hình thành và phát triển năng lực sư phạm nghề của người giáo viên dạy nghề tương lai.
1.2. Nội dung
- Những vấn đề chung của tâm lý học
- Quá trình nhận thức và trạng thái chú ý
- Ý chí và hành động ý chí
- Đời sống tình cảm
- Nhân cách
- Trí nhớ
- Đặc điểm tâm lý của HSSV học nghề
- Đặc điểm lao động sư phạm và yêu cầu về phẩm chất và năng lực của GVDN
- Tâm lý học dạy nghề
- Tâm lý học về giáo dục đạo đức nghề
- Khái quát về nghề và đặc điểm tâm lý của nghề
- Hướng nghiệp trong quá trình phát triển nghề nghiệp
- Tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học
2. Giáo dục học nghề nghiệp - 45 giờ
2.1. Mục tiêu
Học xong môn học này, người học có khả năng:
- Hiểu được những vấn đề chung của giáo dục học nghề nghiệp và những kiến thức cơ bản của lí luận giáo dục, dạy học;
- Trình bày đúng các hình thức tổ chức và nội dung cơ bản của quản lý quá trình dạy học nghề
- Vận dụng vào tổ chức quá trình dạy học và giáo dục người học nghề ở trình độ trung cấp và cao đẳng nghề;
- Phát triển năng lực sư phạm nghề của người giáo viên dạy nghề tương lai.
2.2. Nội dung
- Khái quát về giáo dục và giáo dục học nghề nghiệp
- Mục đích của giáo dục
- Nguyên lí giáo dục
- Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, giảng viên dạy nghề
- Vị trí của giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân của một số quốc gia
- Quá trình giáo dục
- Nguyên tắc giáo dục
- Nội dung giáo dục ở trường dạy nghề
- Phương pháp giáo dục
- Việc vận dụng phương pháp giáo dục trong thực tiễn ở trường dạy nghề
- Tập thể học sinh học nghề và công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
- Quá trình dạy học
- Mục tiêu dạy học
- Nguyên tắc dạy học
- Nội dung dạy học
- Các loại bài học trong dạy nghề
- Phương pháp dạy học
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV
- Tổ chức quá trình dạy học ở trường nghề
- Quản lý quá trình dạy học ở trường nghề
3. Kỹ năng và phương pháp dạy nghề - 60 giờ
3.1. Mục tiêu
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
- Chuẩn bị được giáo án, các tài liệu phát tay, bảng biểu treo tường và công cụ đánh giá người học để tổ chức dạy học có hiệu quả;
- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các loại bài dạy lý thuyết, thực hành và tích hợp trong chương trình đào tạo nghề;
- Vận dụng các phương pháp dạy học vào thiết kế và tổ chức giảng dạy các loại bài khác nhau trong chương trình đào tạo nghề;
- Sử dụng một số kỹ năng dạy học chính để tổ chức hoạt động dạy nghề có hiệu quả;
- Xây dựng các tiêu chí, chỉ số và thu thập bằng chứng tốt nhất để đánh giá người học và đánh giá khóa học phù hợp với yêu cầu chương trình đào tạo nghề;
- Đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các nội dung cụ thể;
- Thể hiện tính tích cực rèn luyện kỹ năng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.
3.2. Nội dung
- Chuẩn bị dạy học: Thiết kế giáo án; thiết kế phiếu hướng dẫn thực hiện; thiết kế công cụ đánh giá năng lực (phiếu đánh giá quy trình và đánh giá sản phẩm); làm bảng biểu treo tường; làm tài liệu phát tay.
- Thực hiện dạy học: Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ trong dạy học; mở đầu một bài giảng; kỹ năng hướng dẫn giải quyết vấn đề; kỹ năng kết thúc vấn đề.
- Đánh giá người học: Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực người học; soạn trắc nghiệm khách quan; tiến hành đánh giá sự thực hiện; phân tích kết quả kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Dạy học lý thuyết nghề: Dạy học bài khái niệm; dạy học bài cấu tạo thiết bị kỹ thuật; dạy học bài nguyên lý kỹ thuật; dạy học bài vật liệu kỹ thuật.
- Dạy học thực hành nghề: Dạy học bài thiết kế/ chế tạo; dạy học bài kiểm tra; dạy học lắp đặt và vận hành; dạy học sửa chữa và bảo dưỡng.
- Dạy học tích hợp: Hồ sơ phân tích nghề và chương trình dạy nghề theo mô-đun; bản chất của dạy học tích hợp; thiết kế bài dạy tích hợp; tổ chức dạy học tích hợp.
4. Phương tiện dạy học - 30 giờ
4.1. Mục tiêu
Học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được vai trò, đặc điểm phân loại và kỹ thuật sử dụng các loại phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại;
- Chế tạo và sử dụng hiệu quả một số phương tiện dạy học thường dùng, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy học hiện đại có trong nhà trường để phục vụ tốt hoạt động dạy học;
- Rèn luyện được tính cẩn thận, sự khéo léo, khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình phát triển và sử dụng phương tiện dạy học.
4.2. Nội dung
- Khái niệm chung về phương tiện dạy học
- Phân loại phương tiện dạy học
- Lựa chọn phương tiện dạy học
- Bảng trình bày và thẻ kỹ năng
- Tài liệu ấn hoạ
- Tài liệu phát tay
- Vật thật, mô hình, ma két
- Phim trong và máy chiếu qua đầu và máy chiếu Dia
- Máy chiếu Projector và Camera
- Tạo ngân hàng tranh ảnh trên phần mềm Photoshop cho dạy học
- Thiết kế bài giảng bằng phần mềm Powerpoint
- Một số phần mềm khác
- Khai thác thông tin học tập trên mạng Internet
5. Thực tập sư phạm - 160 giờ (4 tuần)
5.1. Mục tiêu
Học xong mô-đun này, người học có khả năng:
- Phân tích được các mặt hoạt động dạy học, giáo dục của cơ sở dạy nghề (nơi đến thực tập);
- Phân tích được chương trình môn học/mô-đun sẽ thực hành giảng dạy;
- Chuẩn bị và thực hiện được các bài dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp được phân công;
- Biết nhận xét, đánh giá bài giảng;
- Thực hiện được các nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp;
- Tham gia và biết tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện của cơ sở dạy nghề (nơi đến thực tập).
5.2. Nội dung
- Những vấn đề chung về thực tập sư phạm
- Tìm hiểu trường dạy nghề
- Chuẩn bị cho giảng dạy
- Thực hiện giảng dạy
- Thực tập công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục toàn diện
- Viết báo cáo thực tập sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp - 30 giờ
6.1. Mục tiêu
Học xong môn học này, người học có khả năng:
- Hiểu được những khái niệm chung về nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp;
- Phân tích và vận dụng được những phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp;
- Xác định được các giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa học giáo dục nghề nghiệp;
- Trình bày được cấu trúc nội dung báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp;
- Làm được một bài tập về nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp;
- Hình thành và phát triển năng lực sư phạm nghề của người giáo viên dạy nghề tương lai.
6.2. Nội dung
- Những vấn đề lý luận chung về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp: Khái quát chung về nghiên cứu khoa học giáo dục; một số quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục; phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp.
- Các giai đoạn thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp: giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu; giai đoạn triển khai nghiên cứu; giai đoạn kiểm tra kết quả nghiên cứu; giai đoạn viết công trình nghiên cứu; giai đoạn bảo vệ công trình nghiên cứu
- Đánh giá và tổ chức thực hành nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp: Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp; thực hành nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp; thảo luận nhóm về các giai đoạn thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp.
7. Phát triển chương trình dạy nghề - 30 giờ
7.1. Mục tiêu
Học xong môn học này, người học có khả năng:
- Phân tích được ưu, nhược điểm của một số loại chương trình dạy nghề;
- Biết được những căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng một chương trình dạy nghề;
- Tham gia biên soạn hoặc điều chỉnh chương trình dạy nghề, bồi dưỡng nghề phù hợp với nguyên tắc xây dựng chương trình; nội dung chương trình đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo và tiếp cận được trình độ tiên tiến trong khu vực;
- Biết phân tích, đánh giá một chương trình dạy nghề.
7.2. Nội dung
- Tổng quan về chương trình đào tạo nghề: Cơ cấu hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam và trên thế giới; các loại chương trình đào tạo nghề.
- Phát triển chương trình đào tạo nghề: Những căn cứ và nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo nghề; quy trình phát triển chương trình đào tạo nghề; các giai đoạn phát triển chương trình đào tạo nghề.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học - 30 giờ
8.1. Mục tiêu
Học xong môn học này, người học có khả năng:
- Mô tả được đặc trưng của các phần mềm dạy học;
- Sử dụng được các phần mềm dạy học trong dạy học;
- Phát triển được một số phần mềm dạy học.
8.2. Nội dung
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: dạy học có sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm dạy học và phát triển phần mềm dạy học.
- Các công cụ hỗ trợ cho dạy học có sử dụng công nghệ thông tin: sử dụng phần mềm dạy học chạy trên máy tính cá nhân, hệ thống mạng thông tin phục vụ dạy học trong nhà trường.
9. Lôgíc học - 30 giờ
9.1. Mục tiêu
Học xong môn học này, người học có khả năng:
- Phân biệt được đối tượng của lôgíc học hình thức với lôgíc học biện chứng;
- Xác định những điều kiện để suy diễn chính xác và hiểu được ý nghĩa của lôgíc học đối với công tác giảng dạy;
- Hiểu và phân tích được đặc điểm, cấu trúc lôgíc, phân loại và các quan hệ của khái niệm, phán đoán, suy luận;
- Vận dụng các hình thức tư duy lôgíc vào hoạt động dạy và học;
- Hiểu được bản chất, cấu trúc của giả thuyết, chứng minh;
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của các qui luật tư duy lôgíc cơ bản, từ đó vận dụng vào quá trình suy nghĩ và biện luận.
9.2. Nội dung
- Đối tượng và ý nghĩa của lôgíc học: Đặc điểm của quá trình nhận thức; khái niệm chung về tri thức suy diễn và tư duy đúng đắn; lôgíc học với tư cách là một khoa học; ý nghĩa của lôgíc học.
- Các hình thức lôgíc cơ bản: Khái niệm; phán đoán; suy luận.
- Giả thuyết và chứng minh.
- Các quy luật lôgíc cơ bản.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phương thức tổ chức thực hiện chương trình:
Chương trình có thể thực hiện tập trung liên tục một đợt hoặc hai đợt theo phương thức tích luỹ kết quả các môn học/ mô-đun.
2. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương trình:
- Mô-đun Kỹ năng và Phương pháp dạy nghề phải được bố trí sau khi học xong môn học Giáo dục học nghề nghiệp.
- Mô-đun Thực tập sư phạm được bố trí sau khi học xong các môn học/mô-đun bắt buộc.
- Nếu người học chưa được học môn học Lôgíc học trong chương trình đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật thì phải chọn môn học này là một trong hai môn học tự chọn.
3. Kết thúc mỗi môn học/mô-đun, giáo viên giảng dạy phải tiến hành đánh giá kết quả học tập của người học thông qua các bài thi hoặc trình diễn sản phẩm. Điểm đánh giá kết quả các môn học/mô-đun (sau đây gọi là điểm thi) được tính theo thang điểm 10.
Điểm thi các môn học/mô-đun là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề xét cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề.
4. Người học xong chương trình này nếu điểm thi của các môn học/mô-đun đạt từ 5 điểm trở lên thì được cấp Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Kết quả xếp loại ghi trong Chứng chỉ thực hiện theo quy định sau:
Loại giỏi: Điểm trung bình chung của khoá học đạt từ 9 đến 10.
Loại khá: Điểm trung bình chung của khoá học đạt từ 7 đến dưới 9
Loại trung bình: Điểm trung bình chung của khoá học đạt từ 5 đến dưới 7.
(Điểm trung bình chung của khoá học là điểm trung bình cộng của tất cả điểm thi các môn học/mô-đun có trong chương trình khoá học)
5. Căn cứ vào chương trình này, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề có trách nhiệm tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo chi tiết, tài liệu giảng dạy của từng môn học/mô-đun riêng cho cơ sở mình để tiến hành đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo liên thông cho các học viên đã có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
- 1Thông tư 27/2009/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề kinh doanh và quản lý do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 05/2010/TT-BLĐTBXH quy định Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 09/2011/TT-BLĐTBXH về quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: sản xuất và chế biến - nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - sức khoẻ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 11/2011/TT-BLĐTBXH về quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề các nghề thuộc nhóm nghề công nghệ kỹ thuật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 28/2018/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, cao đẳng; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Thông tư 28/2018/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, cao đẳng; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 3Thông tư 27/2009/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề kinh doanh và quản lý do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 05/2010/TT-BLĐTBXH quy định Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 09/2011/TT-BLĐTBXH về quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: sản xuất và chế biến - nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - sức khoẻ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư 11/2011/TT-BLĐTBXH về quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề các nghề thuộc nhóm nghề công nghệ kỹ thuật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 19/2011/TT-BLĐTBXH quy định Chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 19/2011/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/07/2011
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 443 đến số 444
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra