BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2011/TT-BCA | Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng; Nghị định số 66/2009/NĐ-CP ngày 01/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003; Nghị định số 118/2010/NĐ-CP ngày 29/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số nội dung áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Thông tư này quy định chi tiết về đối tượng, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng); tổ chức, quản lý trường giáo dưỡng; chế độ đối với học sinh trường giáo dưỡng và kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
2. Trường giáo dưỡng;
3. Công an các đơn vị, địa phương;
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là người thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 66/2009/NĐ-CP (sau đây viết gọn là Nghị định số 142/2003/NĐ-CP); trong đó lưu ý:
a) Điểm c khoản 2 Điều 2 được hiểu là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện một trong các hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng hoặc tái phạm một trong các hành vi đó hoặc thực hiện từ hai hành vi này trở lên trong thời hạn mười hai tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
b) Điểm d khoản 2 Điều 2 được hiểu là: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn, nhiều lần thực hiện một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng; càn quấy, gây gổ đánh nhau; sử dụng vũ lực hành hung người khác; chống người thi hành công vụ; tổ chức đua xe trái phép hoặc tái phạm một trong các hành vi đó hoặc thực hiện từ hai hành vi này trở lên trong thời hạn mười hai tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
c) Điểm đ khoản 2 Điều 2 được hiểu là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi mà nhiều lần có một trong các hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, sử dụng vũ lực chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự tại cơ sở đó hoặc tái phạm một trong các hành vi đó hoặc thực hiện từ hai hành vi này trở lên trong thời hạn mười hai tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Các trường hợp sau đây được coi là không có nơi cư trú nhất định:
a) Không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú của người quy định tại khoản 1 Điều này và người đó thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở nhất định.
b) Người quy định tại khoản 1 Điều này có nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú nhưng không thường xuyên sinh sống tại đó và thường xuyên đi lang thang, không ở nhất định tại nơi đăng ký thường trú, tạm trú.
3. Trường hợp hành vi vi phạm lần sau cùng thì lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; nếu sau khi xem xét, thấy không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng mà bỏ trốn, đến khi bị bắt lại, người đó đủ hoặc trên 18 tuổi thì theo quy định tại
Điều 4. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an, bao gồm:
a) Kinh phí bảo đảm cho việc lập, xét duyệt hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng; truy tìm và bắt giữ đối tượng bỏ trốn; quản lý, ăn, mặc, sinh hoạt, khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng trong thời gian được quản lý tại Công an cấp huyện và cho học sinh trường giáo dưỡng.
b) Kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện và tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng; kinh phí cho học tập, dạy nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và tổ chức cai nghiện ma túy cho học sinh trường giáo dưỡng;
c) Kinh phí cho các khoản chi khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Lập dự trù kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được thực hiện như sau:
a) Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) lập dự trù kinh phí gửi Công an cấp huyện; Công an cấp huyện tổng hợp, báo cáo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh). Trên cơ sở đề xuất của Công an cấp huyện và các đơn vị chức năng, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm lập dự trù kinh phí cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng của địa phương mình gửi Cục Tài chính – Bộ Công an.
b) Trường giáo dưỡng lập dự trù kinh phí cho các khoản chi nêu tại khoản 1 Điều này liên quan đến thực hiện việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng của trường, báo cáo Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp lập dự trù kinh phí chung cho các trường giáo dưỡng gửi Cục Tài chính – Bộ Công an.
c) Cục Tài chính lập dự trù kinh phí chung bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trên cơ sở dự trù kinh phí của Công an cấp tỉnh và của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, trình lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định.
THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 5. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy định tại
2. Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
1. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Công an cấp huyện trong việc lập hồ sơ và thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Tổ chức bắt giữ người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn;
d) Quản lý, giám sát người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được phép về gia đình theo quy định, người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Làm Thường trực Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng; trường hợp không thể tham dự cuộc họp Hội đồng thì ủy quyền cho cấp Phó tham dự cuộc họp với tư cách là Thường trực Hội đồng; làm báo cáo của Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp;
c) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc lập hồ sơ đề nghị đưa người vào trường giáo dưỡng theo thẩm quyền;
d) Ra quyết định truy tìm theo thẩm quyền và tổ chức bắt giữ người trốn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Trưởng Công an cấp huyện xem xét, thẩm tra hồ sơ của người bị đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Chậm nhất là bảy ngày làm việc, trước khi họp Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng phải sao gửi tài liệu tới các thành viên Hội đồng và đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện. Tài liệu bao gồm:
- Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm;
- Bản tóm tắt hành vi vi phạm và văn bản về các biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có);
- Ý kiến của các tổ chức và văn bản đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Gửi giấy mời dự cuộc họp Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng tới các thành viên Hội đồng và đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện;
d) Giúp Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra, xác minh để đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP, thành phần Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Trưởng Công an cấp huyện làm Thường trực Hội đồng;
b) Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện làm thành viên Hội đồng;
c) Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện làm thành viên Hội đồng.
2. Thành phần tham dự cuộc họp của Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Các thành viên quy định tại khoản 1 Điều này do Trưởng Công an cấp huyện chủ trì;
b) Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện được mời tham dự cuộc họp nhưng không tham gia biểu quyết; trường hợp đại diện này không đến dự thì cuộc họp vẫn được tiến hành.
Điều 8. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.
2. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị đưa vào trường giáo dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi đã lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 9. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định. Việc thi hành quyết định phải được lập biên bản; biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu ở Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, một bản gửi kèm theo hồ sơ đưa người vào trường giáo dưỡng.
Đối với trường hợp người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa đưa đi chấp hành quyết định mà có đơn đề nghị hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định thì phải tiếp nhận và xem xét ngay, nếu thấy có đủ điều kiện để được hoãn hoặc miễn theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phải làm văn bản đề xuất Trưởng Công an cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định cho người đó.
Thời gian chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp này được đưa đi chấp hành quyết định (bao gồm cả thời gian đi đường và thời gian quản lý tại Công an cấp huyện).
2. Việc giao, nhận người chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ tình trạng sức khỏe của người được giao, nhận; tài liệu, hồ sơ kèm theo; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận. Biên bản giao, nhận phải được sao gửi về Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để quản lý, theo dõi.
3. Người chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc người bị bắt giữ theo quyết định truy tìm, nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì có thể bị khóa tay để áp giải hoặc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết khác theo quy định của pháp luật để buộc phải chấp hành. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập hồ sơ để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý người không có nơi cư trú nhất định có biểu hiện lẩn trốn, gây khó khăn cho quá trình lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định trong thời gian lập hồ sơ, nếu đối tượng không có nơi cư trú nhất định mà có hành vi trốn tránh, gây khó khăn cho quá trình lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng, thì Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định quản lý họ tại Công an cấp huyện trong thời hạn không quá mười lăm ngày để lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng. Để tránh oan, sai hoặc quản lý không đúng đối tượng, việc đề xuất, xem xét, quyết định quản lý đối tượng nêu trên chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phải là người không có nơi cư trú nhất định và có đủ điều kiện bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Phải có căn cứ chứng tỏ rằng người đó có biểu hiện lẩn trốn, gây khó khăn cho quá trình lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng.
Việc quản lý và chế độ, chính sách đối với người bị quản lý phải thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
2. Quản lý người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng tại Công an cấp huyện.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 và khoản 5 Điều 19 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP, việc quản lý người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng tại Công an cấp huyện để tiến hành các thủ tục cần thiết trước khi đưa họ vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cần phải có thời gian để lập danh bản, lăn tay, chụp ảnh và tiến hành các thủ tục cần thiết khác trước khi đưa vào trường giáo dưỡng.
b) Người bị bắt giữ theo quyết định truy tìm được chuyển đến Công an cấp huyện để quản lý trong thời gian chờ cơ quan có trách nhiệm đến nhận để đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Quyết định quản lý người quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do Trưởng Công an cấp huyện (hoặc Phó trưởng Công an cấp huyện được ủy quyền) ký; quyết định phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị quản lý; lý do, điều, khoản của văn bản được áp dụng; thời hạn quản lý, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phối hợp với Công an cấp xã, gia đình hoặc người giám hộ tổ chức đưa người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng đến nơi quản lý họ tại Công an cấp huyện.
4. Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức quản lý và bố trí nơi quản lý người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng cho phù hợp. Trường hợp nơi quản lý đối tượng được bố trí trong khu vực nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính hoặc trong khu vực nhà tạm giữ hình sự thì phải có buồng dành riêng cho việc quản lý họ, ngoài cửa phải có biển ghi rõ “Buồng quản lý người đưa vào trường giáo dưỡng”. Nghiêm cấm việc quản lý người đưa vào trường giáo dưỡng trong cùng một buồng với người bị tạm giữ, tạm giam theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc quản lý chung nam, nữ trong cùng một buồng hoặc quản lý tại những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn.
5. Chế độ ăn, ở của người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian quản lý tại Công an cấp huyện được hưởng như chế độ ăn, ở của học sinh trong trường giáo dưỡng; kinh phí do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
6. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng chết trong thời gian đang được quản lý tại Công an cấp huyện thì Thủ trưởng đơn vị nơi quản lý người phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan y tế gần nhất đến lập biên bản xác định nguyên nhân chết và giải quyết theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải thông báo cho thân nhân người chết biết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục nêu trên, nếu thân nhân người chết không đến nhận tử thi thì đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp.
Điều 11. Truy tìm và bắt giữ người trốn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc truy tìm và bắt giữ người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn phải thực hiện theo đúng quy định tại
2. Trường hợp người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn trước khi thi hành quyết định thì Trưởng Công an cấp huyện (nơi người đó cư trú hoặc nơi đã lập hồ sơ) ra quyết định truy tìm. Trong trường hợp Công an cấp huyện đã nhận đối tượng để đưa đi chấp hành quyết định mà đối tượng bỏ trốn trên đường dẫn giải hoặc bỏ trốn trong thời gian quản lý tại Công an cấp huyện thì Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định truy tìm.
3. Tùy từng trường hợp cụ thể, quyết định truy tìm được gửi cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân địa phương nơi cần thiết để phục vụ cho việc truy tìm và bắt giữ đối tượng.
Điều 12. Hoãn, miễn chấp hành quyết định; đình chỉ thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, nhưng chưa được đưa đi trường giáo dưỡng, được hoãn chấp hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt có đơn đề nghị và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP thì “thân nhân” được hiểu là những người thân thích như ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ; anh, chị, em ruột và những người trực tiếp nuôi dưỡng đang sống trong cùng một gia đình. Nếu những người thân nhân này bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không tự phục vụ được bản thân mà ngoài người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, gia đình không còn ai để chăm sóc người bệnh, lao động để duy trì cuộc sống gia đình thì được hoãn việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
Thời hạn được hoãn quy định như sau: Đối với trường hợp ốm nặng hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn đặc biệt thì có thể cho họ được hoãn chấp hành quyết định đến khi khỏi bệnh hoặc hoàn cảnh gia đình hết khó khăn đặc biệt.
Công an cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát người được hoãn chấp hành quyết định; khi điều kiện được hoãn không còn thì Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có trách nhiệm tổ chức đưa người đó vào trường giáo dưỡng.
2. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, nhưng chưa được đưa đi trường giáo dưỡng được miễn chấp hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo, người bị tai nạn nặng không có khả năng bình phục, có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên; người bị mắc bệnh tâm thần trong thời gian được hoãn có kết luận của cơ quan giám định có thẩm quyền;
b) Phụ nữ đang có thai, có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Đối với người đang được hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được xét miễn chấp hành quyết định khi thời gian đã được hoãn ít nhất bằng một nửa thời hạn ghi trong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Trường hợp người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bị chết trước khi thi hành thì Trưởng Công an cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định đó.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 13. Thành lập, tổ chức, quản lý trường giáo dưỡng
1. Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể và thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng trên phạm vi cả nước.
2. Trường giáo dưỡng được thành lập theo khu vực. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm có số lượng người phải đưa vào trường giáo dưỡng từ 500 người trở lên thì có thể lập phương án đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định thành lập trường giáo dưỡng đặt tại tỉnh, thành phố đó. Phương án thành lập trường giáo dưỡng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phải nêu rõ quy mô, địa điểm, kinh phí xây dựng và những vấn đề khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng.
3. Đối với trường giáo dưỡng có quy mô trên 1000 học sinh nếu cần thiết phải thành lập các phân hiệu, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải xây dựng đề án cụ thể để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định thành lập. Nội dung của đề án phải nêu rõ quy mô, địa điểm, kinh phí xây dựng và những vấn đề khác có liên quan đến việc thành lập trường giáo dưỡng và phân hiệu trường giáo dưỡng.
1. Việc tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng được thực hiện khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền quy định tại
2. Khi hết thời hạn tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ quan đã có yêu cầu phải có trách nhiệm đưa trả học sinh về trường giáo dưỡng. Trường hợp có yêu cầu gia hạn tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có công văn đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định gia hạn đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng theo mẫu quy định.
Điều 15. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác
1. Việc giải quyết cho học sinh về gia đình khi có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác thực hiện theo Điều 37 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Việc tang của thân nhân học sinh là khi người đó có ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc anh, chị, em ruột chết.
Trường hợp cấp thiết khác là trường hợp mà thân nhân của học sinh bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nặng không tự phục vụ được mà ngoài học sinh đó ra không còn ai để chăm sóc, giúp đỡ. Trong trường hợp này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xét cho học sinh về gia đình không quá năm ngày, không kể thời gian đi đường. Trường hợp thời hạn năm ngày đã hết mà thân nhân của học sinh vẫn chưa bình phục để tự phục vụ mình, thì gia đình hoặc người giám hộ phải làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh đó cư trú gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng xem xét, làm văn bản đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp gia hạn cho học sinh được ở lại phục vụ cho đến khi thân nhân của họ tự phục vụ được.
1. Trường hợp học sinh đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng bị ốm nặng, có chứng nhận của trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên và gia đình có đơn bảo lãnh xin đưa về gia đình điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm báo cáo (có gửi kèm giấy chứng nhận của trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên và đơn đề nghị của gia đình học sinh), đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xem xét, ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
2. Đối với trường hợp học sinh mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phụ nữ có thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét miễn (thành phần như thành phần Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng quy định tại
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của trường giáo dưỡng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho các trường hợp nêu tại các khoản 1, 2 Điều này.
4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định tạm đình chỉ, hoặc ba ngày, kể từ ngày về đến địa phương, người được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại phải đến trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú. Trường hợp người đó ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà không thể tự mình đến trình báo được thì thân nhân của người đó phải đến báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Trường hợp học sinh được tạm đình chỉ chấp hành quyết định để đưa về nhà điều trị bị chết thì gia đình phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã và trường giáo dưỡng biết (kèm theo bản sao giấy khai tử có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã). Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm báo cáo gửi Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa người đó vào trường giáo dưỡng để biết.
1. Chế độ ăn, mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định số 142/2003/NĐ-CP.
Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu chăm lo chế độ ăn uống nhằm bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể điều chỉnh hoặc hoán đổi định mức sử dụng giữa các loại thực phẩm cho phù hợp để học sinh sử dụng hết theo tiêu chuẩn quy định.
2. Chế độ thăm gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà của học sinh trường giáo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy định tại
Học sinh khi gửi, nhận thư, tiền, quà đều phải qua kiểm tra của trường giáo dưỡng. Riêng tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, các đồ trang sức quý hiếm (đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, bông tai…), hoặc giấy tờ có giá, học sinh phải gửi vào bộ phận lưu ký của trường giáo dưỡng và được sử dụng theo quy định của Bộ Công an.
1. Điều kiện xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại được quy định tại
Học sinh có tiến bộ rõ rệt là học sinh có biểu hiện bằng những hành động cụ thể như thành thật hối lỗi; tích cực trong lao động, học tập; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nội quy trường giáo dưỡng.
Học sinh lập công là học sinh có hành động cụ thể như đã giúp Cơ quan điều tra phát hiện, ngăn ngừa tội phạm hoặc phát hiện, ngăn ngừa những học sinh khác có hành vi trốn, chống phá trường; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị lớn trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập; dũng cảm cứu người, cứu tài sản có giá trị lớn của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác.
2. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh; thành phần Hội đồng bao gồm:
- Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phụ trách công tác giáo vụ làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đội trưởng giáo vụ làm Ủy viên thư ký;
- Đội trưởng giáo viên chủ nhiệm làm Ủy viên;
- Đội trưởng giáo viên văn hóa làm Ủy viên;
- Chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ trường giáo dưỡng làm Ủy viên;
- Trưởng phân hiệu làm Ủy viên (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu);
- Bệnh xá trưởng hoặc bác sĩ trực tiếp điều trị làm Ủy viên (nếu học sinh được đề nghị xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại là người đang mắc bệnh hiểm nghèo).
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định thành lập tại mỗi phân hiệu một Tiểu ban xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh với thành phần bao gồm:
- Trưởng phân hiệu trường giáo dưỡng làm Trưởng Tiểu ban;
- Phó trưởng phân hiệu trường giáo dưỡng làm Phó trưởng Tiểu ban;
- Tổ trưởng giáo vụ Phân hiệu làm Ủy viên thư ký;
- Đại diện giáo viên chủ nhiệm Phân hiệu làm Ủy viên;
- Đại diện giáo viên văn hóa Phân hiệu làm Ủy viên;
- Chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ phân hiệu làm Ủy viên;
- Cán bộ phụ trách y tế Phân hiệu hoặc bác sĩ điều trị làm Ủy viên (nếu học sinh được đề nghị xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại là người mắc bệnh hiểm nghèo).
Tiểu ban có trách nhiệm xem xét đề nghị việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng cho học sinh của phân hiệu mình và làm báo cáo gửi Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh.
Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, bốn tháng một lần (trừ trường hợp có yêu cầu xét giảm hoặc miễn đột xuất), Hội đồng xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức để xem xét từng trường hợp cụ thể. Khi Hội đồng họp, giáo viên chủ nhiệm phải trình bày cụ thể và đề xuất mức giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành cho từng học sinh thuộc lớp mình phụ trách (nếu ở trường giáo dưỡng có phân hiệu thì giáo viên chủ nhiệm chỉ tham gia họp tiểu ban). Sau đó, Hội đồng xem xét, quyết định việc đề nghị và làm hồ sơ gửi về Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng cho học sinh gồm biên bản họp Hội đồng, báo cáo đề nghị của trường giáo dưỡng, danh sách học sinh được đề nghị xét giảm hoặc miễn và các tài liệu khác có liên quan.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của trường giáo dưỡng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phải thành lập Hội đồng xét duyệt do Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng được ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng, thành phần bao gồm: Trưởng phòng theo dõi công tác cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng làm Ủy viên thường trực Hội đồng, Phó Trưởng phòng theo dõi công tác ở cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng làm Ủy viên thư ký Hội đồng, cán bộ theo dõi công tác xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại làm Ủy viên Hội đồng.
Đại diện lãnh đạo trường giáo dưỡng trực tiếp báo cáo trước Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho từng trường hợp.
Hội đồng xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại căn cứ vào báo cáo của đại diện lãnh đạo trường giáo dưỡng, hồ sơ đề nghị của trường giáo dưỡng, đối chiếu với các tiêu chuẩn để xem xét, quyết định mức giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho từng học sinh.
Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xem xét, ra quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trong thời hạn năm ngày sau khi họp Hội đồng.
Quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa người đó vào trường giáo dưỡng, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú; đồng thời, tổ chức công bố cho học sinh biết và lưu vào hồ sơ học sinh để theo dõi.
4. Trường hợp học sinh đã được đề nghị giảm thời hạn hoặc đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại, nhưng trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mà có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trọng nội quy trường giáo dưỡng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng, lập hồ sơ báo cáo ngay với Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để đề nghị đưa học sinh đó ra khỏi danh sách xét miễn, giảm; trường hợp đã có quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại, nhưng chưa thi hành thì đề nghị hủy quyết định.
Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với học sinh
1. Việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối với học sinh trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định tại
2. Những học sinh được khen thưởng bằng hình thức cho về phép thăm gia đình phải là những học sinh thực sự tiến bộ trong lao động, học tập, rèn luyện, đạt từ loại khá trở lên và đang còn bố, mẹ; người thân (ông, bà, anh, chị, em ruột hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng).
Thời gian học sinh về phép được tính vào thời hạn chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
3. Đối với học sinh bị cách ly tại buồng kỷ luật, nếu học sinh đó có tiến bộ rõ rệt, nhận thức rõ lỗi lầm của mình thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xem xét, quyết định giảm thời hạn cách ly tại buồng kỷ luật.
Điều 20. Quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
1. Việc quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy định tại
2. Kết quả lao động của trường giáo dưỡng, sau khi trừ những chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật, số còn lại được sử dụng như sau:
- Sử dụng 20% chi ăn thêm cho học sinh và chi phí thêm cho việc phòng, chữa bệnh cho học sinh ngoài tiêu chuẩn Nhà nước cấp;
- Sử dụng 25% chi phí cho việc bù tiền điện sinh hoạt của học sinh, sách, vở, các phương tiện, dụng cụ phục vụ sinh hoạt, học tập, các hoạt động giáo dục bổ trợ khác (văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí), tham quan, nghỉ phép… cho học sinh;
- Sử dụng 15% thưởng cho cán bộ và học sinh, trong đó 8% thưởng cho những học sinh có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, rèn luyện và 7% thưởng cho cán bộ, giáo viên của trường giáo dưỡng có thành tích trong việc quản lý, giáo dục học sinh và tổ chức, quản lý lao động;
Những học sinh được thưởng tiền có thể sử dụng để ăn thêm, mua các đồ dùng sinh hoạt cá nhân, gửi lưu ký và nhận lại khi có yêu cầu hoặc ra trường hoặc gửi về giúp đỡ gia đình theo các quy định của trường giáo dưỡng.
- Sử dụng 25% chi xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất;
Việc sử dụng kết quả lao động của trường để chi vào việc xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất của trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải lập kế hoạch và báo cáo bằng văn bản để xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trước khi thực hiện.
- Sử dụng 15% làm quỹ phúc lợi của trường giáo dưỡng.
3. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, trường giáo dưỡng phải báo cáo cụ thể kết quả lao động, việc quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở mình về Bộ Công an (qua Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Cục Tài chính, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp).
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Định kỳ hàng năm, Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tiến hành tổng kết, báo cáo về công tác thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; kịp thời khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích và chấn chỉnh những trường hợp chưa thực hiện tốt biện pháp này.
2. Cục Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí và hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo các nhiệm vụ chi quy định tại Thông tư này.
3. Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất về trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
4. Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho Công an các đơn vị, địa phương.
5. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tổ chức hướng dẫn Công an cấp dưới thực hiện Thông tư này.
6. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm chủ trì giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2011 và thay thế Thông tư số 08/1998/TT-BCA ngày 03/12/1998 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số quy định của Quy chế về trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Nghị định số 33/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Hiệu trưởng các trường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời./.
- 1Thông tư 08/1998/TT-BCA hướng dẫn thi hành Quy chế về trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Nghị định 33/CP-1997 do Bộ Công an ban hành
- 2Công văn 3798/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về biện pháp xử lý hành chính do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Thông tư 20/2015/TT-BCA về Nội quy trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 1Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 2Nghị định 142/2003/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 4Nghị định 66/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 142/2003/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
- 5Nghị định 118/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ Sở Giáo dục, Trường Giáo dưỡng
- 6Công văn 3798/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về biện pháp xử lý hành chính do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Thông tư 20/2015/TT-BCA về Nội quy trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Thông tư 19/2011/TT-BCA về quy định chi tiết thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 19/2011/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/04/2011
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Hồng Anh
- Ngày công báo: 11/05/2011
- Số công báo: Từ số 255 đến số 256
- Ngày hiệu lực: 15/06/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực