Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT |
Số: 184-TC-HC | Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 1956 |
Phụ cấp đi đường là một khoản tiền cấp cho nhân viên đi công tác để đền bù một phần nào những phí tổn mà nhân viên phải chi thêm cho dọc đường, so với những ngày ở cơ quan ( như: ăn cơm tháng, giải khát….). Phụ cấp đi đường không phải là một thứ phụ cấp để bồi dưỡng sức lao động.
Vì vậy, việc tính phụ cấp đi đường chỉ căn cứ vào số bữa cơm chính thực sự phải ăn ở ngoài, còn như số cây số chỉ là một tài liệu để để giúp ta tính xem quảng đường cần phải đi bao nhiêu thời gian, có phải ăn cơm ngoài hay không? Ngoài ra, cũng cần bíêt cây số để chiếu cố đến những trường hợp tuy không phải ăn cơm hàng nhưng nhân viên cũng cần được trợ cấp để giải khát trong những trường hợp quãng đường đi tương đối dài.
II. ĐỊNH XUẤT PHỤ CẤP ĐI ĐƯỜNG.
Những ngày đi công tác, nhân viên được hưởng phụ cấp đi đường, mỗi ngày:
- 1.200đ, nếu phải ăn hai bữa cơm chính ở ngoài.
- 6.00đ nếu phải ăn một bữa cơm chính ở ngoài.
Đối với các vị trong Chính phủ ( từ Thứ trưởng trở lên và các cấp tương đương bên Đảng vá các đoàn thể) định suất phụ cấp đi đường tính theo gấp đôi:
- 2.400đ nếu ăn hai bữa ở ngoài.
- .200đ, nếu ăn một bữa ở ngoài.
Nhân viên đi công tác chỉ được hưởng phụ cấp đi đường về những ngày thực sự đi trên đường, không có phụ cấp lưu trữ.
III.- PHỤ CẤP ĐI ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP.
- Đi bộ
- Đi xe đạp công
- Đi ôtô, tàu thuỷ, xe hoả, ca-nô....
a) Đi bộ: - Nhân viên đi đựơc 30 cây số một ngày(mức thấp nhất) được hưởng phụ cấp đi đường.
- 1.200đ, nếu ăn hai bữa cơm ở ngoài.
- .00đ nếu ăn một bữa cơm ở ngoài.
Tuy ăn ở hai bữa cơm ở cơ quan, nhưng quãng đường từ cơ quan nơi đi cách cơ quan nơi đi đến dài trên 15 cây số trở lên thì nhân viên đi công tác cũng được hưởng phụ cấp đi đường 400đ.
Như đã nói ở trên, phụ cấp đi đường căn cứ vào số bữa cơm chính thực sự phải ăn ở ngoài, nhưng cũng kết hợp với số cây số để xem nhân viên đi công tác có đạt được mức đi trung bình hay không. Trên thực tế, mức trung bình của người đi bộ là 30cây số một ngày và như thế nhân viên phải ăn hai bữa cơm ngoài.
Đặc biệt ở miền rừng núi, hoàn cảnh đường sá và phương tiện vận tải khác ở trung du hay đồng bằng . Ở miền rừng núi, đi từ xã này sang xã kia cũng mất cả ngày nên việc thanh toán phụ cấp đi đường chỉ căn cứ vào số bữa cơm thực sự phải ăn ở ngoài, theo điều lệ chung nghĩa là :
- 1.200đ, nếu ăn hai bữa cơm ở ngoài.
- 6.00đ nếu ăn một bữa cơm ở ngoài.
b) Đi xe đạp công: - Bình thường mỗi ngày đi xe đạp được 60cây số trở lên. Cho nên nhân viên đi công tác bằng xe đạp được hưởng:
- .200đ, nếu ăn hai bữa cơm ở ngoài.
- 6.00đ nếu ăn một bữa cơm ở ngoài.
Phụ cấp đi đường của nhân viên đi xe đạp công cũng căn cứ vào số bữa ăn cơm thực sự ăn ở ngoài xét tính như trường hợp đi bộ .
c) Đi ôtô, tàu thuỷ, ca-nông nghiệp, thuyềnv,v....
Đi công tác bằng những phương tiện vận tải này, cơ quan sẽ trả tiền vé ôtô , xe lửa, tàu thuỷ v,v...
Ngoài ra, nhân viên vẫn được hưởng phụ cấp đi đường theo thể lệ chung:
- 1.200đ, nếu ăn hai bữa cơm ở ngoài.
- 6.00đ nếu ăn một bữa cơm ở ngoài.
d) Trong trường hợp có ôtô, tàu thuỷ, xe hoả chạy một đoạn trong quãng đường đi công tác. Thủ trưởng cơ quan có thể quyết định cho nhân viên đi xe đạp công được đi ôtô, tàu thuỷ v,v...trên đoạn đường đó. Nếu không có sự đồng ý trước của Thủ trưởng cơ quan mà nhân viên tự ý đi tàu, ôtô thì nhân viên phải chịu lấy phí tốn vận tải( kể cả về cước người và xe)
Ngoài ra, nếu Thủ trưởng cơ quan xét thấy cần thiết cho phép trước thì nhân viên đi công tác bằng ôtô, tàu thuỷ cũng được mang theo xe đạp công để đi đến địa điểm đã định lại có phương tiện vận tải công tác nhanh chóng.
Trong hai trường hợp trên, nhân viên được thanh toán tiền tàu, xe, cước phí xe đạp và phụ cấp đi đường theo thể lệ đã quy định trên về từng đoạn đường đi xe đạp , ôtô, tàu thuỷ v.v...
e) Tuy ăn cả hai bữa cơm chính ở cơ quan nhưng nhân viên đi công tác bằng xe đạp công, nếu phải đi liền một chặng đường từ 40 cây số trở lên cũng được phụ cấp đi đường : 400đ.
IV.- ĐI CÔNG TÁC BẰNG XE ĐẠP TƯ:
Nhân viên được cữ đi công tác nếu muốn đi xe đạp riêng của mình phải được Thủ trưởng cơ quan đồng ý trước.
Phụ cấp đi đường của nhân viên đi công tác bằng xe đạp tư cũng thanh toán theo đúng thể thức của nhân viên đi xe đạp công( mức đi tối thiểu: 60 cây số một ngày và tính theo số bữa cơm chính ăn ỡ ngoài ). Cơ quan chỉ trả cho nhân viên tiền vá săm , lốp ở dọc đường ( nếu có ) ngoài ra không trả thêm món tiền sửa chữa nào khác
a ) Nhân viên đi công tác bằng xe đạp tư trên những quãng đường có chạy ô tô , tàu thủy , xe hỏa v v … chỉ được hưởng những khoản tiền đứng như trường hợp một nhân viên đi công tác bằng ô tô , tàu thủy , xe hỏa trên quãng đường đó, nghĩa là :
- Được trả tiền bằng xuất vé ô tô , xe hỏa , tàu thủy ( tuỳ teho trường hợp ).
- Được trả phụ cấp đi đường trong phạm vi thời gian như đi tàu hỏa , ô tô , v v… (thí dụ đi từ Hà Nội đến Nam Định bằng xe hỏa , ô tô chỉ phải ăn ngoài một bữa cơm , thì đi xe đạp cũng chỉ được tính vậy thôi ).
- Không được trả tiền săm lốp .
b ) Xe đạp tự dùng vào công tác lao động thường xuyên .
Nếu như vì nhu cầu thực tế của công tác và thủ trưởng cơ quan đồng ý , nhân viên được dùng xe đạp của mình vào công tác lưu động thường xuyên thì được hưởng ½ tiêu chuẩn sửa chữa xe đạp đã quy định cho xe đạp công .
c ) Xe đạp tư dùng trong đoàn cải cách ruộng đất .
Đặc biệt trong các đoàn cải cách ruộng đất , cán bộ có thể dùng xe đạp tư để phục vụ công tác .
Chế độ đi đường ấn định như sau :
- Đi liền một quãng đường từ 20 đến 30 cây số một lượt , không phải ăn cơm ngoài, được 3.000đ.
Nhân viên không được gộp những ngày đi được 10 , 15 cây số với nhau để tính phụ cấp .
Ngoài trường hợp trên , cán bộ cải cách ruộng đất dùng xe đạp tư vào công tác cũng được hưởng phụ cấp đi đường theo thể lệ chung như đi xe đạp công.
Nhân viên đi công tác vào ban đêm ( nghĩa là từ 21 giờ đến 5 giờ sang hôm sau ) được hưởng phụ cấp như sau :
a ) Đi bộ , đi xe đạp .
- Dưới 4 tiếng đồng hồ không có phụ cấp
- Bằng hay trên 4 tiếng 400 đ .
b ) Đi ô tô , tàu thủy , xe hỏa , ca nô , thuyền , v v .. không có phụ cấp đi thêm . Đặc biệt , nhân viên nào phải thức ( từ 4 tiếng trở lên ) để thực hiện một nhiệm vụ , v v .. (canh phòng hang hóa , bảo vệ tài liệu ) được phụ cấp 300đ.
Những trường hợp đi từng đoàn như : di chuyển một công trường , một lớp huấn luyện , một đoàn học sinh đi tham quan thì không có phụ cấp đi đường : cơ quan bố trí cho cán bộ tự lo liệu lấy việc ăn uống . Cơ quan chỉ chịu chi những khoản chi về tàu , xe hay thuê phòng trọ nếu có .
Về các công trường , riêng những nhân viên trong các bộ phận chỉ huy và giúp việc (không phải là nhân lực) đi công tác ( trừ trường hợp di chuyển cảcông trường ) được hưởng phụ cấp đi theo chế độ chung ; còn nhân lực của công trường ngày nào được phái đi làm ngoài công trường như tải thương , vận tải dụng cụ , vật liệu thì ngoài lương làm việc ỡ công trường sẽ được hưởng một khoản phụ cấp 600 đ một ngày nếu phải ăn hai bữa cơm chính ỡ ngoài .
Tham quan cải cách ruộng đất -Những cán bộ , công nhân viên được cử đi tham quan cải cách ruộng đất hay dự các tổng kết được trả tiền tàu , xe ( nếu có ) và phụ cấp đi đường theo tỉ lệ chung .
( Nếu phân biệt giao thông và bưu điện , Vô tuyến điện có quy định riêng ) .
Vẫn tạm thời áp dụng theo chế độ củ như sau :
a ) Đi bộ : phụ cấp đi đường cảu giao thông viên đi lien lạc thường xuyên trêm một chặng đường trong một khu vực nhất định ( chừng 10 cây số trở lên ) tính theo số cây số trong một tháng ; lượt đi và lượt về được cộng với nhau .
Nếu đi dưới hay bằng 500 cây số trong một tháng thì cứ 25 cây số được hưởng ¼ định suất ( 300 đ) ; nếu đi trên 500 cây số một tháng thì cứ 25 cây số ( về phía trên 500 ) được tính ½ định suất chung (600 đ) .
Thí dụ anh A đi được 450 cây số một tháng lĩnh.
đ
Anh bác sĩ đi được 650 cây số một tháng, lĩnh:
đ
b ) Giao thông viên đi bằng xe đạp công lĩnh phụ cấp đi đường theo số cây số đi được trong tháng . Cách tính phụ cấp cũng tương tự như trường hợp giao thông viên đi bộ nhưng múc phụ cấp khác .
Nếu dưới hay bằng 1.500 cây số trong một tháng thì cứ 500 cây số được ¼ định suất chung ( 300 đ ) ; nếu đi trên 1.500 cây số một tháng thì cứ 50 cây số ( về phía trên 1.500 ) được ½ định suất chung ( 600đ )
c ) Giao thông viên đi công tác bất thường ra ngoài khu vực ấn định được hưởng phụ cấp đi đường theo chế độ chung .
VIII. – NHÂN VIÊN LƯU THÔNG THƯỜNG XUYÊN .
Được coi là lưu thông thường xuyên ;những nhân viên phải lưu động hàng ngày để thi hành nhiệm vụ ngoài trụ sở chính thức trong một khu vực nhất định và phải ăn cơm ngoài .
Việc xếp hạng các nhân viên này và ấn định khu vực hoạt động thường xuyên do cấp quản trị nhân viên quyết định , sau khi thoải thuận với bộ tài chính .
Có thể một nhân viên ngày nào cũng phải đi ra ngoài nhưng không phải là đi lưu thông thường xuyên. Thí dụ ; nhân viên đi thu thuế trong một khu vục nhất định ; đến trụ sở lấy tài liệu , chỉ thị rồi đi ra thu thuế trong phạm vi khu vục , đến 11 giờ lại trở về trụ sở , chiều cũng vậy , không phải là lưu thông thường xuyên nên không được hưởng phụ cấp đi đường .
Phụ cấp đi đường của nhân viên lưu động thường xuyên ấn định mỗi ngày là:
300đ nếu ăn hai bữa cơm ỡ ngoài
150đ nếu ăn một bữa cơm ỡ ngoài .
Nhân viên lưu thông thường xuyên đi công tác bất thường ra ngoài khu vực quy định thì được hưởng phụ cấp đi đường theo chế độ chung .
Cán bộ nhân viên phù động cũng tuỳ theo tính chất công tác là lưu động thường xuyên hay không mà được trả phụ cấp đi đường theo thể lệ chung .
Nói chung mọi trường hợp đi việc riêng , kể cả đi nghĩ phép về thăm gia đình điều không được hưởng phụ cấp đi đường. Tuy nhiên trường hợp đặt biệt như sau một thời gian phục vụ lâu ngày ( vài ba năm ) cơ quan cho phép nghỉ, hoặc cán bộ có gia đình ở miền xuôi nhưng công tác ở miền núi, nếu được phép về thăm gia đình, thì được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường .
XI. - TIỀN TÀU X ECHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN ĐI THEO BỐ HAY MẸ TRONG VIỆC THUYÊN CHUYỂN CÔNG tác.
Những con từ 16 tuổi chẵn trở xuống ( dù được hưởng hay không được hưởng phụ cấp gia đình ) và những con còn đi học, từ 16 tuổi đến 18 tuổi chẳn , đi theo bố hay mẹ là, cán bộ, công nhân viên trong những dịp thuyên chuyển vì công tác , được cấp phí vận tải về người ( cụ thể ; tiền vé ô tô, tàu thủy, xe hỏa, ca nô, thuyền , v v .. ) còn cước phi hành lý do nhân viên tự túc.
Trong trường hợp tất cả các con không đi cùng một lúc với bố hay mẹ, nhưng cước phí vận tải của những con đi lượt sau sẽ do cơ quan nơi đến thanh toán .
Cước phí vận tải chỉ cấp theo giá vé hạng bình thường chứ không cấp hạng đắt tiền ( như vé tắc xi, ghế hàng đặc biệt, tàu tốc hành , v v… ).
XII. – CÁCH THÚC GHI GIẤY ĐI ĐƯỜNG .
Nhân viên đi công tác được cấp một giấy công lệnh và một giấy đi đường .
Khi bắt đầu đi hay khi trở về cơ quan , nhân viên đi công tác xuất trình giấy đi đường để cấp có trách nhiệm ở cơ quan tự tay ghi vào giấy đi đường; ngày, giờ, số bữa cơm đã ăn ở ngoài .
Khi đến điểm nào, nhân viên đi công tác phải xuất trình giấy đi đường để cấp có trách nhiệm ở đó ghi chú các khoản nói trên. Trên dọc đường không có cơ quan hành chính thì Đồn Công An chứng nhận. Những chỗ sửa chữa, tẩy xóa, phải được nhân viên có quyền làm việc đó ghi chú, ký tên, đóng dấu nhận thực.
Trong mọi trường hợp ,nhân viên đi công tác không nên tự mình ghi lấy những ngày, giờ đi, về và số bữa cơm.
Để tránh lãng phí, Phòng Quản trị cơ quan có trách nhiệm thẩm tra lại giấy đi đường trước khi thanh toán phụ cấp đi đường cho nhân viên đi công tác.
Để đơn giản kế toán và tiện lợi cho anh em, cơ quan nào( dù thuộc Trung ương , địa phương,xí nghiệp, đoàn thể, nhà trường.v.v...)có nhân viên đổi đi làm việc nơi khác sẽ cấp cho nhân viên đó một khoản tiền gồm có
- Tiền tàu xe ( nếu cần thiết).
- Phụ cấp đi đường ước lượng theo số ngày trung bình.
Khoản tiền đó phải được ghi rõ ràng từng chi tiết trên công lệnh và dấu đi đường và coi như cơ quan đã thực chi, có thể quyết toán( chứng từ để quyết toán là giấy nhận tiền của nhân viên thuyên chuyền).
Cơ quan nơi đến sẽ tính cụ thể những khoản tiền mà nhân viên được hưởng ( chỉ tiêu thực tế về tàu xe, số ngày thực sử6 được hưởng đi đường).
Đối chiếu với khoản tiền ứng trước ghi trên công lệnh hoặc giấy đi đường, nếu thiếu cơ quan nơi đến trả thêm cho nhân viên vào dự toán của mình, nếu thừa, nhân viên nộp số chênh lệch cho cơ quan nơi đến để nộp vào Kho bạc ( Tài khoản tạp thu của Trung ương hay địa phương, tuỳ theo cơ quan nơi đến là Trung ương hay địa phương)> Cơ quan nơi đến không phải chuyển hoàn tiền thừa cho cơ quan nơi đi.
Chế độ phụ cấp đi đường này thay thế cho tất cả các điều quy định trước đây và áp dụng cho cả cán bộ, công nhân viên cũ và mới, dù là nhân viên hành chính, sự nghiệp hay xí nghiệp.
Riêng đối với các anh em công nhân như: lái xe ôtô, lái tàu thuỷ, lái xe hoả, điện tuyến viên, giao thông viên Bưu điện thì tạm thời thi hành chế độ hiện có trong khi chờ đợi một nội quy mới.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Thông tư 04-TC/HCP/P1 năm 1960 sửa đổi chế độ phụ cấp hao mòn xe đạp tư dùng đi công tác do Bộ Tài Chính ban hành.
- 2Thông tư liên bộ 11-TT-LB năm 1956 sửa đổi khoản phụ cấp đi đường quy định trong thông tư Liên bộ 10-TT-LB cho anh em áp tải viên bưu phẩm trên ô-tô, tàu hỏa, ca-nô, tàu thủy do liên bộ Bộ Lao Động- Bộ Tài Chính- Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành
- 1Thông tư 04-TC/HCP/P1 năm 1960 sửa đổi chế độ phụ cấp hao mòn xe đạp tư dùng đi công tác do Bộ Tài Chính ban hành.
- 2Thông tư liên bộ 11-TT-LB năm 1956 sửa đổi khoản phụ cấp đi đường quy định trong thông tư Liên bộ 10-TT-LB cho anh em áp tải viên bưu phẩm trên ô-tô, tàu hỏa, ca-nô, tàu thủy do liên bộ Bộ Lao Động- Bộ Tài Chính- Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành
Thông tư 184-TC-HC năm 1956 về phụ cấp đi đường do Bộ tài chính ban hành
- Số hiệu: 184-TC-HC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/03/1956
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 16/03/1956
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra