BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18-TT/PC/VT | Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 1995 |
Căn cứ vào Điều 8 khoản 1 và Điều 9 của Nghị định 221-HĐBT ngày 23-7-1991, Điều 8 khoản 1 và Điều 9 của Nghị định 222-HĐBT ngày 23-7-1991 "Về quy định cụ thể hoá một số điều trong Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty", Nghị định 361-HĐBT ngày 1-10-1992 "Về việc bổ sung, sửa đổi một số điều trong các quy định ban hành kèm theo Nghị định 221-HĐBT ngày 23-7-1991 và 222-HĐBT ngày 23-7-1991".
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn và quy định một số điều cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp), công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (dưới đây gọi tắt là Công ty) kinh doanh vận tải công cộng bằng phương tiện vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa (đường thuỷ nội địa bao gồm sông, hồ, đầm, ven vịnh, ven biển cách bờ khi nước triều thấp nhất không quá 12 hải lý) trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (vận tải viễn dương, vận tải hàng không có quy định riêng).
1- Người Điều hành hoạt động kinh doanh (khai thác vận tải).
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp khai thác vận tải hoặc kinh tế vận tải trở lên hoặc những người làm nghề vận tải lâu năm (từ 5 năm trở lên có kinh nghiệm được Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) xác nhận).
- Có chứng chỉ đã qua lớp phổ biến luật pháp có liên quan đến kinh doanh vận tải do Sở Giao thông vận tải hoặc trường cán bộ quản lý giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải cấp.
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị pháp luật tước quyền kinh doanh.
2- Phương tiện vận tải (công cụ kinh doanh)
- Có từ 3 phương tiện vận tải trở lên
- Mỗi phương tiện vận tải phải:
Đạt yêu cầu kỹ thuật theo các "tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành" đã được ban hành để kinh doanh vận tải và có đủ các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hành chính phương tiện tại địa phương.
+ Giấy phép lưu hành phương tiện.
3- Người điều khiển phương tiện vận tải (lái xe, lái tàu)
- Phải có Hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động (trừ trường hợp chủ sở hữu trực tiếp điều khiển phương tiện).
- Có bằng, giấy phép lái xe, lái tàu hợp pháp phù hợp với loại phương tiện vận tải mà người đó điều khiển.
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị pháp luật tước quyền điều khiển phương tiện vận tải.
Những người khác làm việc trên phương tiện vận tải theo chức danh phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng theo quy định hiện hành.
4- Các điều kiện khác:
a) Có địa điểm đỗ tàu, đỗ xe (qua xác nhận của chính quyền cấp hường, xã sở tại).
b) Đối với doanh nghiệp tư nhân, ngoài vốn pháp định phải có một khoản ký quỹ bằng 10% vốn kinh doanh để giải quyết các hậu quả rủi ro.
1- Thủ tục:
a) Mỗi doanh nghiệp, công ty trình cơ quan thẩm tra 3 bộ hồ sơ, để:
+ 2 bộ cơ quan thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (dưới đây gọi tắt là tỉnh) nơi xin phép thành lập doanh nghiệp, công ty.
+ 1 bộ lưu tại cơ quan thẩm tra.
b) Mỗi bộ hồ sơ gồm:
+ Đơn xin thành lập doanh nghiệp, công ty theo quy định tại Điều 8 Luật doanh nghiệp tư nhân, Điều 14 Luật công ty.
+ Hồ sơ tổ chức bộ máy, nhân sự, phương tiện vận tải (kèm theo các giấy tờ hợp pháp có liên quan như quy định tại điểm I).
+ Sơ yếu lý lịch của người làm đơn xin thành lập.
2- Cơ quan thẩm tra:
a) Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra các điều kiện để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
b) Giám đốc Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) chịu trách nhiệm:
+ Thành lập hội đồng thẩm tra.
+ Kết luận việc thẩm tra.
+ Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh hai bộ hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, công ty kèm theo ý kiến chuyên ngành trong thời hạn sau đây:
- 10 ngày đối với đơn xin thành lập doanh nghiệp.
- 20 ngày đối với đơn xin thành lập Công ty.
+ Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) khi xem xét thành lập doanh nghiệp, công ty ngoài căn cứ các quy định của pháp luật, của ngành giao thông vận tải còn phải căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn và hiệu quả kinh tế.
c) Người xin thành lập doanh nghiệp, công ty có quyền khiếu nại với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải đối với ý kiến thẩm tra của Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) để Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Giao thông vận tải xem xét giải quyết.
d) Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) được thu lệ phí thẩm tra theo quy định hiện hành.
- Bộ Giao thông vận tải giao cho Vụ Pháp chế vận tải chủ trì phối hợp với Cục đường bộ Việt Nam, Cục đường sông Việt Nam tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện Thông tư này.
- Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Giám đốc Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
1- Phổ biến Thông tư này cho các đối tượng muốn thành lập doanh nghiệp, công ty biết thực hiện.
2- Tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp, công ty đã được cấp "giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" có kinh doanh vận tải công cộng đường bộ, đường thuỷ nội địa, nếu doanh nghiệp, công ty nào không bảo đảm các điều kiện cụ thể đã ban hành thì có quyền thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 221-HĐBT và Điều 9 của Nghị định 222-HĐBT. Biện pháp xử lý phải báo cáo kịp thời cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và thông báo cho cơ quan cấp "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh".
3- Thông tư này chỉ hướng dẫn các điều kiện để xem xét việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty, không thay thế các văn bản quản lý kinh doanh vận tải hiện hành.
4- Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, phản ánh bằng văn bản về Bộ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Bùi Văn Sướng (Đã ký) |
- 1Quyết định 813/2000/QĐ-BGTVT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Kết luận 7556/KL-BGTVT năm 2013 thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng ô tô, hoạt động của bến xe khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Luật Công ty 1990
- 2Nghị định 221-HĐBT năm 1991 Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật doanh nghiệp tư nhân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Kết luận 7556/KL-BGTVT năm 2013 thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng ô tô, hoạt động của bến xe khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 18-TT/PC/VT-1995 hướng dẫn NĐ 221-HĐBT-1991 và 222-HĐBT-1991 về kinh doanh vận tải hàng hoá, hàng khách công cộng bằng phương tiện vận tải hoạt động trên đường bộ, đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 18-TT/PC/VT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/01/1995
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Bùi Văn Sướng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/1995
- Ngày hết hiệu lực: 20/04/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực